Theo đó, đối với các dự án, công trình bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh việc áp dụng định mức dự toán bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh do Bộ Văn hóa - thông tin ban hành tại Quyết định số 13/2004/QĐ-BVHTT ngày 01/4/2004 để lập dự toán và quản lý chi phí đầu tư xây dựng là phù hợp.
Đối với các công trình, dự án xây dựng mới các công trình văn hóa dự toán được lập trên cơ sở áp dụng hệ thống định mức dự toán đã được công bố. Trường hợp dự án xây dựng mới các công trình văn hóa nếu có các công việc xây dựng phù hợp với thành phần công việc, biện pháp thi công, công nghệ thi công và điều kiện, quy định áp dụng định mức trong tập định mức dự toán bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh do Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành kèm theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BVHTT ngày 01/4/2004 (như văn bản số 43/UBND-KGVX đã nêu) thì Chủ đầu tư xem xét áp dụng, vận dụng định mức trong tập định mức này để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng dự án.
Trường hợp các công việc xây dựng chưa có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được công bố hoặc đã có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được công bố nhưng chưa phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công cụ thể của công trình thì Chủ đầu tư tổ chức xác định các định mức dự toán xây dựng mới, định mức dự toán xây dựng điều chỉnh hoặc vận dụng định mức dự toán tương tự ở các công trình đã và đang thực hiện, làm cơ sở quản lý chi phí xây dựng công trình. Đối với các gói thầu xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện hình thức chỉ định thầu thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định trước khi áp dụng. Riêng đối với công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Trung tâm Thông tin
Nguồn: Công văn 207/BXD-KTXD.