Về cơ bản Bộ Xây dựng thống nhất với phương án tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan như trong hồ sơ đề nghị.
Bên cạnh đó có một số điểm cần lưu ý nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện:
Về khu vực nghiên cứu thiết kế kiến trúc cảnh quan:
- Thiết kế tổng mặt bằng khu vực xây dựng cột mốc cần đặt trong quy hoạch chi tiết của khu vực cửa khẩu biên giới để thấy rõ mối quan hệ về không gian và kết nối hạ tầng kỹ thuật. Bổ sung vị trí của khu vực xây dựng mốc trong bản đồ quy hoạch chi tiết nếu có.
- Phạm vi nghiên cứu có thể khoảng 3600m2, tuy nhiên phạm vi xây dựng chỉ tập trung vào khu vực xây dựng mốc với quy mô khoảng 170m2 đến 190m2 để phù hợp với quy mô chung của các cột mốc cửa khẩu hiện nay (trong bản vẽ khoảng 13,2m x 13,2m = 174,24m2 là hợp lý).
Về giải pháp kiến trúc, kỹ thuật:
- Cao độ xây dựng nền cao hơn so với khu vực dân cư xung quanh, vì vậy cần có các giải pháp thoát nước cho phù hợp tránh ngập úng khu vực này.
- Bốn hướng có lối lên, xuống giống nhau, cần xem xét thêm khía cạnh chính, phụ để làm nổi bật cột mốc (ví dụ hai hướng chính là phía hai mặt mốc có gắn quốc huy..)
- Kích thước tay vịn cầu thang lên cột mốc cần nghiên cứu phù hợp với kích thước cột mốc, tránh tình trạng tranh chấp về khối tích.
- Bổ sung vị trí cắm cờ của mỗi bên.
Giải pháp về nền, móng và kết cấu công trình:
- Cần bổ sung các số liệu khảo sát địa chất công trình và những tính toán chiều dài cọc, đường kính cọc, tải trọng công trình tác dụng lên cọc, sức chịu tải của cọc, trên cơ sở đó lựa chọn loại cọc có kích thước và chiều dài phù hợp.
- Việc liên kết giữa cột mốc đá granit nguyên khối và đài móng cần tham khảo bản vẽ thiết kế điển hình của Bộ Xây dựng.
Về bản vẽ và tài liệu có liên quan:
- Bổ sung chi tiết bố trí mặt lát và ghi rõ kích thước, chủng loại vật liệu lát.
- Thống kê các loại cây trồng trong khu vực xây dựng mốc.
- Bổ sung các tài liệu về khảo sát địa chất công trình.
Trung tâm Thông tin
Nguồn: Công văn 206/BXD-HTKT