Ngày 05/5/2006 Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội đã tổ chức hội nghị "Tổng kết công tác quản lý thi công, khoa học công nghệ và bảo hộ lao động 2001 - 2005 và Định hướng phát triển 2006 - 2010". Tới dự có ông Cao Lại Quang, Uỷ viên Ban cán sự, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; ông Nguyễn Mạnh Kiểm, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam; ông nguyễn Khắc Trà, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội và lãnh đạo các Cục, Vụ chức năng Bộ Xây dựng.
I. Tổng kết công tác quản lý thi công khoa học công nghệ và bảo hộ lao động 2001 - 2005
Từ 2001 - 2005, TCty Xây dựng Hà Nội có sự tăng trưởng lớn về sản xuất kinh doanh và doanh thu, cụ thể:
' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.4048.566' /> |
|
So sánh sự tăng trưởng về giá trị sản lượng 2005/2001: tăng 220,74%
So sánh sự tăng trưởng về doanh thu 2005/2001: tăng 254,39%
Đạt được thành tích trên là nhờ sự phấn đấu không mệt mỏi của toàn thể cán bộ, công nhân trong toàn TCty, trong đó có sự góp sức không nhỏ của hơn 4000 cán bộ kỹ thuật và chuyên môn đã lao động ngày đêm tại khắp các công trình trên mọi nẻo đường của Tổ quốc và cả nước bạn thực hiện theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ TCty Xây dựng Hà Nội lần thứ 5 nhiệm kỳ 2000 - 2005 là "Lấy sản xuất kinh doanh với tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế cao làm trọng tâm, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, có tác phong lao động chuyên nghiệp, tạo ra những tiềm năng mới để xây dựng TCty thành TCty xây dựng mạnh, đa dạng hoá sản xuất kinh doanh trong đó trọng tâm là xây dựng dân dụng, công nghiệp, kết cấu hạ tầng, sản xuất công nghiệp VLXD và hoạt động tư vấn, dịch vụ, có khả năng làm chủ đầu tư các dự án, kinh doanh bất động sản... trở thành nhà thầu chính các dự án lớn tiến tới xây dựng TCty thành tập đoàn kinh tế mạnh".
Đứng trước yêu cầu phát triển và tiến tới hội nhập với khu vực và thế giới, những năm qua TCty đã có những bước tiến đáng kể, tuy nhiên cũng còn nhiều bất cập cả về nguồn lực, thiết bị, công nghệ, tổ chức quản lý. Vì thế đòi hỏi phải có các chủ trương biện pháp toàn diện và tích cực mới có thể tồn tại và phát triển trong thời gian tới.
1. Về nhân lực và đào tạo: Trong 5 năm qua, lãnh đạo TCty đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo công nhân kỹ thuật CNKT để bổ sung cho nguồn lực của TCty hiện tại cũng như lâu dài. Hàng năm để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động kỹ thuật của các đơn vị thành viên và nhu cầu của xã hội, TCty đã chỉ đạo cho hai trường Trường Công nhân kỹ thuật & Bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ xây dựng; Trường Trung học kỹ thuật & nghiệp vụ Hà Nội đào tạo CNKT có biện pháp thích hợp để tuyển đủ chỉ tiêu đào tạo công nhân các nghề mà Bộ Xây dựng và TCty giao cho. Để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ mới TCty đã chú trọng cải tiến phương thức đào tạo: đào tạo lý thuyết kết hợp chặt chẽ với thực tập tay nghề và cập nhật kiến thức mới. Kết quả đào tạo CNKT trong 5 năm qua như sau:
- CNKT hệ chính quy: 3.500 người;
- CNKT hệ ngắn hạn và bổ túc nâng bậc: 1.600 người.
Tuy nhiên, hiện nay trong toàn TCty còn nhiều cán bộ chưa được đào tạo bố sung kiến thức do được đào tạo quá lâu, cán bộ quản lý dự án và làm công tác tư vấn yếu và thiếu, đặc biệt số cán bộ biết ngoại ngữ làm việc trực tiếp với người nước ngoài quá ít. Chưa hình thành đội ngũ cán bộ đầu ngành và thợ cả của các nghề, thiếu cán bộ xây dựng kết cấu hạ tầng, còn thiếu cán bộ chủ chốt có kinh nghiệm quản lý dự án, quản lý thi công xây dựng các công trình lớn phức tạp và công trình công nghiệp như nhà máy thuỷ điện, nhà máy xi măng...
2. Công tác đầu tư máy móc thiết bị: Trong những năm qua TCty đã có những bước tiến đáng kể trong công tác đầu tư nhằm tăng cường năng lực thiết bị công nghệ. Từ năm 1995 với 174 tỷ đồng giá trị tài sản cố định trong đó chủ yếu là nhà xưởng và giá trị thiết bị là 122 tỷ đồng trong đó chủ yếu là các thiết bị của các nước Đông Âu đã cũ và lạc hậu. Tới năm 2005 tổng số tài sản cố định đưa vào sản xuất kinh doanh của TCty là 730 tỷ đồng tăng 419,5% trong đó giá trị thiết bị là 548 tỷ đồng tăng 449,2%. các thiết bị, máy móc thi công, dây chuyền sản xuất sản phẩm công nghiệp đã và đang phát huy tốt và đã có thị trường để phát triển.
TCty có 4 phòng thí nghiệm tiêu chuẩn LAS XD 06, LAS XD 41, LAS XD 62, LAS XD 180 và 1 phòng thí nghiệm di động. Hàng năm đều được bổ sung kinh phí để thay thế và nâng cấp đảm bảo phục vụ nhu cầu của TCty và các đơn vị bạn.
3. Công tác quản lý chất lượng:
Hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng của TCty thực hiện theo ISO 9000 - 2000. Hiện nay toàn TCty đã có 15/23 đơn vị SXKD có chứng chỉ ISO 9000 - 2000, 8 đơn vị còn lại đang xây dựng dự kiến hoàn thành Hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ các đơn vị SXKD của TCty.
Để thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng, các đơn vị đều có hướng dẫn, phổ biến các quy trình, quy phạm, các tiêu chuẩn kỹ thuật phải tuân thủ trong quá trình thi công. Biên soạn, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các điều kiện kỹ thuật và nghiệm thu đối với các dạng công việc thực tế sẽ thực hiện trong quá trình thi công. Cụ thể hoá các quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật chung.
4. Phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong 5 năm 2001 - 2005:
' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.4048.567' /> |
|
5. Phong trào đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng:
Trong thời kỳ 2001 - 2005, toàn TCty đã thi công và bàn giao hơn 2000 công trình và hạng mục công trình với hệ thống quản lý chất lượng theo ISO, bảo đảm và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng. Trình độ nghiệp vụ của lực lượng CBCN kỹ thuật trong toàn TCty được nâng cao, thể hiện rõ nhất ở các đơn vị đã được nhận chứng chỉ ISO và có nhiều công trình, sản phẩm chất lượng cao như: Cty CPXD số 1, Cty CPXD số 4, Cty CPXD Bảo tàng Hồ Chí Minh...
Số lượng công trình và sản phẩm được huy chương vàng và bằng chất lượng cao 2001 - 2005
' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.4048.568' /> |
|
6. Công tác bảo hộ lao động BHLĐ:
Công tác BHLĐ luôn được toàn bộ CBCNV trong toàn TCty xác định là một nhiệm vụ quan trọng. Chăm lo cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm các yêu cầu về ATVSLĐ là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất lao động. Chi phí đầu tư cho công tác BHLĐ, ATVSLĐ tăng lên hàng năm từ 6,15 tỷ đồng năm 2001 đến 18,22 tỷ đông năm 2005.
II. Định hướng công tác quản lý thi công khoa học công nghệ và bảo hộ lao động 2006 - 2010
Thời kỳ 2006 - 2010 có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước gắn liền với quá trình hoàn thiện cơ chế thị trường, tham gia đầy đủ khu vực mậu dịch tự do AFTA và khu vực ASEAN.
Để đáp ứng yêu cầu này, Nghị định của Đại hội Đảng bộ lần thứ 6, nhiệm kỳ 2005 - 2010 của TCty với tinh thần "Đổi mới, trí tuệ, dân chủ, kỷ cương và đoàn kết" đã chỉ rõ hướng phát triển của TCty trong thời kỳ tới là "Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, đa dạng hoá sản xuất, đa sở hữu, đổi mới hoạt động, nâng cao thương hiệu, phát triển bền vững" đưa TCty trở thành một tập đoàn xây dựng mạnh có khả năng tổng thầu thi công những công trình lớn trong và ngoài nước. Tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn sau năm 2010, góp phần đưa Việt Nam tiến lên trở thành một quốc gia công nghiệp.
Định hướng chiến lược của Tổng công ty để đáp ứng yêu cầu trên bao gồm:
- Đa dạng hoá sản xuất, mở rộng địa bàn, nâng cao hiệu quả quản lý, phát triển thương hiệu của TCty.
- Tích cực thực hiện sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp và hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Đẩy mạnh công tác đầu tư và dự án nhằm tăng năng lực sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả trước mắt và lâu dài.
- Không ngừng đẩy mạnh công tác KHCN, hội nhập kinh tế quốc tế, tích cực áp dụng các công nghệ mới, công nghệ thông tin, quy trình quy phạm tiến tiến, phát huy sáng kiến cải tiến hợp lý hoá sản xuất để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
- Chú trọng công tác tổ chức và đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.
Giải pháp khoa học và công nghệ phục vụ cho mục tiêu chiến lược này là: Đổi mới công nghệ có hiệu quả nhằm đưa sản xuất của TCty từ chủ yếu là thủ công nửa cơ khí sang sản xuất cơ khí và từng bước hiện đại hoá các thiết bị và dây chuyền công nghệ trong xây lắp. Thực hiện công tác đầu tư, đổi mới công nghệ ứng dụng kỹ thuật tiên tiến cùng với thực hiện kế hoạch SXKD, từng bước đưa các doanh nghiệp thành viên từ hoạt động có tính độc lập truyền thống tiến tới có sự liên kết mật thiết với nhau hơn về kỹ thuật công nghệ, kinh tế, thông tin, tiếp thị.
Những tiêu chí cụ thể đến năm 2010:
1. Công tác tổ chức, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực
Để đáp ứng nhiệm vụ nặng nề trong những năm tới, công tác tổ chức đào tạo nguồn nhân lực có vai trò quyết định, tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ:
- Trên cơ sở thực tế về tổ chức và con người hiện tại, tích cực tổ chức lại bộ máy quản lý điều hành ở TCty và các đơn vị theo xu hướng gọn nhẹ, phù hợp và có hiệu quả, tích cực đưa những người đã được đào tạo, đã qua thực tiễn có trình độ, năng lực đảm nhiệm nhiệm vụ. Ưu tiên đào tạo kỹ sư bậc cao, kỹ sư trưởng, cán bộ quản lý dự án đủ trình độ quản lý, nghiệp vụ và ngoại ngữ ngang mức khu vực, có khả năng điều hành các dự án đạt chất lượng quốc tế. Có chế độ hợp lý nhằm giữ các cán bộ giỏi tại các doanh nghiệp.
- Thực hiện đào tạo kết hợp với đào tạo lại số cán bộ công nhân viên hiện có, trong đó tập trung đào tạo và đào tạo lại những vấn đề liên quan đến các công nghệ mới, công nghệ mũi nhọn và quản lý tiên tiến, những kiến thức mới và các vấn đề thực tiễn được đúc kết từ thực tế ở Việt Nam. Phấn đấu từ nay đến 2010 hầu hết số cán bộ công nhân viên đều được đào tạo lại một cách toàn diện. Có chiến lược bồi dưỡng nguồn nhân lực để trong những năm trước mắt có đủ số lượng phục vụ yêu cầu sản xuất.
- Thực hiện tốt các quy trình đánh giá, phân loại, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ kết hợp với việc trẻ hoá cán bộ để trong một thời gian ngắn có đủ số lượng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề để đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.
- Về phương pháp đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, phải kết hợp đào tạo ngay tại các cơ sở đào tạo trong TCty, đào tạo ở các trường trong hệ thống đào tạo quốc gia và gửi đi học ở các nước tiên tiến. Kết hợp việc đào tạo và đào tạo lại trong nhà trường và việc đào tạo trong thực tế sản xuất. Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo của các trường trong công tác dạy nghề, thay đổi về cơ bản cơ sở vật chất, trang thiết bị đáng ứng quy mô và chất lượng ngang bằng khu vực và quốc tế.
- Đưa công tác cập nhật kiến thức cho cán bộ trở thành bắt buộc, tăng cường công tác đào tạo sau đại học, đẩy trình độ của cán bộ kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với khả năng hội nhập quốc tế.
- Hoàn chỉnh các văn bản tạo môi trường pháp lý và tài chính thuận lợi cho hoạt động khao học và công nghệ.
2. Công tác khoa học công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế
Trong những năm tới, khi đất nước hội nhập khu vực và thế giới, đòi hỏi các doanh nghiệp trong đó có TCty đứng trước những thời cơ lớn nhưng cũng phải vượt qua những thử thách lớn, phải đứng vững và phát triển trong điều kiện có cạnh tranh quốc tế. Muốn vậy, cần tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Đẩy mạnh công tác KHCN để nâng cao chất lượng vật giá thành sản phẩm, phải tích cực áp dụng các công nghệ mới, công nghệ thông tin, tích cực áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất, vận dụng các kinh nghiệm trong sản xuất.
- Phải nâng cao kiến thức về kinh tế quốc dân, những vấn đề liên quan đến luật kinh tế quốc tế, cạnh tranh quốc tế, các kinh nghiệm và kiến thức quản lý tiên tiến ở các nước trong khu vực, xây dựng đội ngũ CBCNV có đầy đủ kiến thức, có thể ngang tầm với các đối tác khác trong khu vực.
- Sẵn sàng về tổ chức và năng lực để thực hiện các cam kết với AFTA và tìm kiếm thị trường để xuất khẩu dịch vụ xây dựng và dịch vụ tư vấn, thiết kế.
- Mở rộng hoạt động và khai thác các dự án hợp tác quốc tế về xây dựng nhà ở, phát triển hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
3. Công nghệ xây lắp
- Làm chủ công nghệ xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp có mức độ phức tạp cao.
- Làm chủ công nghệ thi công nước đồng bộ, có trình độ tiên tiến đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Làm chủ công nghệ thi công các công trình ngầm trong các đô thị như: đường metro, hầm vượt sông... với trình độ công nghệ đạt tiêu chuẩn tiên tiến của thế giới.
- Công nghiệp hoá trong công tác phát triển nhà ở đô thị và nông thôn. Tiến tới không sử dụng bê tông trộn tại công trường nhằm đảm bảo thống nhất chất lượng bê tông và vệ sinh môi trường.
- Củng cố và tăng cường bộ phận thi công lắp máy, thông gió, cấp nhiệt... đủ khả năng cạnh tranh trong thi công các công trình đồng bộ trong và ngoài nước.
4. Công nghệ vật liệu xây dựng
- Cải tiến công nghệ để sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, giảm mức tiêu hao vật liệu và năng lượng trong sản phẩm đạt mức ngang với trình độ tiên tiến của thế giới.
- Đầu tư nâng cao năng lực của các nhà máy và dây chuyền sản xuất VLXD đã được đầu tư trong các giai đoạn trước.
- Nghiên cứu và đầu tư thêm một số nhà máy sản xuất vật liệu như: nhà máy xi măng, nhà máy sản xuất sợi thuỷ tinh và các sản phẩm sau sợi, dây chuyền sản xuất đồ mộc dân dụng và đồ mộc nội thất cao cấp.
5. Lĩnh vực cơ khí xây dựng
- Đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực và thiết bị tiến tới ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực về các công nghệ chế tạo kết cấu thép chuyên dụng, phụ tùng thay thế phục vụ sản xuất.
- Liên doanh chuyển giao công nghệ lắp ráp thang máy, chế tạo thiết bị cầm tay và sản xuất các mặt hàng cơ khí dân dụng.
6. Công tác thông tin, tư vấn, kiểm định và giám sát chất lượng
- Tăng cường cơ sở vật chất và nhân lực cho công tác quản lý, giám sát và kiểm định chất lượng kỹ thuật đạt trình độ khu vực và quốc tế từ khâu lập dự án, khảo sát, thi công xây lắp tới khi đưa công trình vào sử dụng.
- Trước năm 2010, tất cả các công ty thành viên của TCty đều có hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9000.
- Nâng cao chất lượng và độ tin cậy khi lập dự án. đảm bảo khả năng thiết kế công trình có độ phức tạp cao.
- Phát triển công nghệ thông tin, nhập có lựa chọn các phần mềm chuyên dụng. Tới 2010 nối mạng nội bộ mọi hoạt động của các thành viên trong toàn TCty.
- Nâng cao chất lượng của các phòng thí nghiệm LAS tại khu vực Hà Nội đạt chuẩn quốc tế.
7. Công tác bảo hộ lao động
- Công tác bảo hộ lao động phải được thực hiện đồng thời với quá trình tổ chức lao động, sản xuất thể hiện đầy đủ 3 tính chất: Luật pháp, khoa học công nghệ và tính quần chúng thì mới đạt hiệu quả cao.
- Củng cố hệ thống tổ chức quản lý công tác BHLĐ của các đơn vị theo quy định của Nhà nước. Có trách nhiệm về BHLĐ cho từng cấp, từng bộ phận, từng người cụ thể.
- Các đơn vị phải lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lực lưỡng cán bộ ký thuật nắm vững chuyên môn đồng thời am hiểu tốt về công tác ATLĐ - BHLĐ. Kết hợp với tổ chức công đoàn duy trì hoạt động BHLĐ thật sự có hiệu quả.
- Thực hiện nghiêm chỉnh việc lập và thực hiện kế hoạch BHLĐ cùng với kế hoạch SXKD. Phải có quy định bắt buộc thực hiện chế độ BHLĐ, quy định tỷ lệ kinh phí phù hợp cho công tác ATVSLĐ và phòng chống cháy nổ. Thực hiện nghiêm túc chế độ giao ban định kỳ và báo cáo định kỳ về công tác BHLĐ.
- Kiểm soát chặt chẽ, yêu cầu cơ sở củng cố việc lập các hồ sơ pháp lý về BHLĐ, đặc biệt đối với công nhân lao động mùa vụ, ngắn hạn. Thực hiện nghiêm việc huấn luyện ATVSLĐ, BHLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động đúng quy định pháp luật.
- Hội đồng BHLĐ đơn vị chỉ đạo và thực hiện tốt chế độ kiểm tra và tự kiểm tra. Cương quyết xử lý những hiện tượng vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn lao động và công tác BHLĐ. Quyết tâm giảm tối đa các nguy cơ xẩy ra tai nạn lao động và hạn chế với mức thấp nhất các vụ TNLĐ nghiêm trọng.
Với sự quan tâm cuỉa lãnh đạo Bộ Xây dựng và quyết tâm vươn lên của toàn thể CBCNV trong toàn TCty, công tác quản lý thi công, KHCN và BHLĐ của TCty Xây dựng Hà Nội sẽ ngày càng đổi mới, sáng tạo và hiện đại hơn góp phần đưa TCty ngày càng phát triển.
Minh Tâm