Bộ trưởng Bộ Xây dựng phát biểu tại hội nghị.
Năm 2022, tình hình kinh tế – xã hội nước ta hồi phục và có bước phát triển mạnh ở các ngành, lĩnh vực chủ yếu; thực hiện toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ: Vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả. Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt mức Quốc hội giao. Tăng trưởng GDP cao hàng đầu khu vực. Kim ngạch xuất nhập khẩu lập đỉnh mới. Vốn FDI thực hiện cao nhất trong 5 năm qua. Lạm phát được kiểm soát. Công tác an sinh xã hội được triển khai thiết thực, hiệu quả, kịp thời, đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch Covid-19…
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; sức ép lạm phát; giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào biến động mạnh, khan hiếm xăng dầu cục bộ ở một số địa phương... Việc chấn chỉnh hoạt động của một số thị trường (thị trường vốn, bất động sản) để các thị trường này hoạt động đúng bản chất, lành mạnh, an toàn cũng tác động đến tâm lý thị trường. Các kênh huy động vốn của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Những tháng cuối năm, Việt Nam chịu nhiều áp lực từ việc một số quốc gia tăng lãi suất kéo dài và thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát gây nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu - một trong những động lực của tăng trưởng kinh tế.
Những khó khăn trên tác động đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành Xây dựng. Các doanh nghiệp ngành Xây dựng gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô hoặc dừng hoạt động, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, đời sống của người lao động và hoạt động của các cấp Công đoàn.
Bám sát chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ban cán sự Đảng Bộ Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam đã xây dựng các giải pháp phù hợp, cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch công tác, tập trung hướng hoạt động về cơ sở; kịp thời triển khai thực hiện các quy định của Nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; chỉ đạo các cấp Công đoàn trong Ngành chủ động phối hợp với chuyên môn tuyên truyền, thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh; tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; động viên, thăm hỏi, trợ cấp kịp thời cho đoàn viên, người lao động.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh nhưng đa số doanh nghiệp đã ưu tiên dòng tiền để trả lương cho người lao động đầy đủ, đúng hạn. Điển hình là các doanh nghiệp thuộc các Tổng Công ty: Fico, Idico, Dic, Bạch Đằng, Sông Hồng, Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh, các doanh nghiệp thuộc Cơ quan Bộ Xây dựng, Phục Hưng Holdings, Xuân Mai; một số doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Nam, Lào Cai... Tuy nhiên, tại các đơn vị có Công đoàn trực thuộc Công đoàn Xây dựng Việt Nam còn có 50 doanh nghiệp nợ lương của 7.063 người lao động với số tiền hơn 271 tỷ đồng (giảm 06 doanh nghiệp và giảm số tiền nợ lương hơn 67 tỷ đồng so với cuối năm 2021).
Các tập thể được nhận cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Tỷ lệ người lao động tham gia BHXH đạt 85,5% giảm 2,3% so với cuối năm 2021. Một số Tổng Công ty không có đơn vị nợ tiền trích nộp BHXH: Hud, Idico, Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh, Phục Hưng Holdings, các doanh nghiệp thuộc Cơ quan Bộ Xây dựng; Một số Tổng Công ty có số tiền nợ trích nộp BHXH giảm hơn so với cuối năm 2021: Xây dựng Hà Nội, Viwaseen, Licogi, Coma, Vinaconex, Fico, Xuân Mai. Tuy nhiên, còn 67 doanh nghiệp nợ với số tiền hơn 445 tỷ đồng (giảm 13 doanh nghiệp, số tiền nợ trích nộp BHXH giảm 28 tỷ đồng so với cuối năm 2021). Doanh nghiệp nợ tiền trích nộp BHXH đã ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ hưu trí, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động đối với 5.698 người, trong đó có 47 người đủ điều kiện nghỉ hưởng chế độ hưu trí nhưng chưa được giải quyết.
Các cấp công đoàn đã triển khai các Chương trình, Kế hoạch, Quyết định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam liên quan đến chế độ, chính sách đối với người lao động như chính sách về hỗ trợ tiền thuê nhà, chế độ ăn ca... Tổ chức thăm hỏi 18.672 lượt đoàn viên, người lao động khó khăn với số tiền hơn 12 tỷ đồng; hỗ trợ 7.140 đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 với số tiền hơn 4,68 tỷ đồng; hỗ trợ xây mới 05 nhà “Mái ấm công đoàn” với số tiền 193 triệu đồng; hỗ trợ sửa chữa 02 nhà “Mái ấm Công đoàn” với số tiền 44,5 triệu đồng. Điển hình có các công đoàn trực thuộc Công đoàn Tổng Công ty: Lilama, Viglacera, Sông Đà, Miền Trung, Viwaseen, Dic, CC1, Công đoàn trường Cao đẳng: Xây dựng số 1, nghề Việt Xô số 1...
Các cấp công đoàn chủ động phối hợp với chuyên môn tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống, ổn định việc làm, thu nhập, nâng cao chất lượng các thiết chế như: nhà ở, nhà trẻ mẫu giáo, nhà ăn ca, siêu thị mini, thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ, trợ cấp khó khăn đối với đoàn viên, người lao động.
Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 7C/NQ-TLĐ ngày 25/02/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về chất lượng bữa ăn ca, các cấp công đoàn đã chủ động phối hợp với chuyên môn tổ chức bữa ăn ca cho người lao động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Một số đơn vị tổ chức thương lượng với người sử dụng lao động tăng tiền ăn ca cho người lao động lên mức cao hơn. Đến nay, có 87,8% đơn vị tổ chức ăn ca cho người lao động; trong đó, 90% đơn vị có mức ăn ca từ 18.000 đồng trở lên.
Bên cạnh việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với đoàn viên, người lao động, các cấp công đoàn luôn quan tâm, hưởng ứng tích cực các hoạt động xã hội. Năm 2022, các đơn vị đã vận động ủng hộ hoạt động xã hội hơn 66,5 tỷ đồng; phụng dưỡng 57 Mẹ Việt Nam Anh hùng; hỗ trợ địa phương xây dựng 102 công trình phúc lợi với số tiền 25,6 tỷ đồng; thăm, tặng quà 6.796 gia đình chính sách với số tiền 4,38 tỷ đồng; tổ chức các hoạt động tri ân nhân ngày Thương binh liệt sỹ 27/7/2022 với số tiền 2,2 tỷ đồng.
Để kịp thời động viên đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các cấp công đoàn trong Ngành đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức thăm hỏi, trợ cấp Tết.
Tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Công nhân viên chức lao động nỗ lực, vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động; phong trào thi đua “Ngành Xây dựng đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” do Bộ trưởng Bộ Xây dựng phát động. Các cấp Công đoàn trong Ngành phối hợp với chuyên môn tổ chức phát động 351 chiến dịch và đợt thi đua, kết hợp tuyên truyền các biện pháp phòng chống, đẩy lùi dịch bệnh với mục tiêu phấn đấu hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ năm 2022, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động. Điển hình có Tổng Công ty Cổ phần Vinaconex phát động thi đua hoàn thành tiến độ, chất lượng tại 02 công trình: Cung Thiếu nhi Hà Nội, dự án Cát Bà - Amatina; Công ty Cổ phần Sông Đà 11 (thuộc Tổng Công ty Sông Đà) tổ chức phát động thi đua phấn đấu hoàn thành mục tiêu đóng điện đúng tiến độ tại 04 công trình trọng điểm: Trạm biến áp 220kV Bắc Quang, đường dây 220kV Lào Cai – Bảo Thắng, đường dây 220kV mạch kép đấu nối trạm biến áp 220kV Bắc Quang, đường dây 110kV đấu nối trạm biến áp 220kV Bắc Quang; Công ty Cổ phần Sông Đà 9 phát động chiến dịch thi đua “100 ngày đêm hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2022 tại gói thầu F2 – Cải tạo kênh”...
Các tập thể tiêu biểu được Công đoàn Xây dựng Việt Nam khen thưởng.
Tiếp tục tổ chức phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong công nhân viên chức lao động, năm 2022 có 2.846 đề tài, sáng kiến được áp dụng, giá trị làm lợi ước đạt hơn 261 tỷ đồng. Hưởng ứng Chương trình “1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng địa dịch Covid-19”, Công đoàn Xây dựng Việt Nam đã ban hành văn bản hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo các cấp Công đoàn trong Ngành triển khai thực hiện; tổ chức lễ phát động trong toàn Ngành; phối hợp tổ chức phát động điểm: Hưởng ứng Chương trình tại Công đoàn Công ty Cổ phần Cơ khí Đông Anh Licogi, Công đoàn Công ty Cổ phần Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A, Công đoàn Cơ quan Công đoàn Xây dựng Việt Nam. Kết thúc giai đoạn 1 (ngày 31/5/2022), ngành Xây dựng đã tham gia Chương trình đạt 1.451 sáng kiến; 05 tập thể, 10 cá nhân được biểu dương khen thưởng.
Cán bộ công chức các cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục thi đua đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động đầu tư¬ xây dựng và phát triển sản xuất kinh doanh. Cán bộ, viên chức khối trường tích cực tham gia phong trào thi đua “Giảng viên giỏi, giáo viên giỏi”, “Dạy tốt, quản lý tốt, phục vụ tốt, học tốt”, cải tiến nội dung ch¬ương trình, ph¬ương pháp đào tạo; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đặc biệt là đào tạo theo yêu cầu, gắn với nhu cầu của doanh nghiệp; phối hợp tổ chức, tham gia các hội thảo khoa học, hội thi tay nghề... nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Theo Chủ tịch Công đoàn Xây dựng Việt Nam Nguyễn Thị Thủy Lệ, năm 2022, trước những khó khăn, thách thức, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng đã nỗ lực phấn đấu, chủ động tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp; tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, hướng hoạt động về cơ sở, tập trung chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; xây dựng và triển khai các chương trình theo chuyên đề; chủ động phối hợp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; thực hiện kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; động viên công nhân viên chức lao động đồng hành cùng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ, góp phần thực hiện nhiệm vụ của ngành Xây dựng và đất nước.
Đạt được những kết quả nổi bật trong hoạt động nhờ có sự quan tâm, lãnh đạo của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, của Ban cán sự Đảng Bộ Xây dựng; sự quan tâm, phối hợp, tạo điều kiện của lãnh đạo Bộ Xây dựng, lãnh đạo các đơn vị; tinh thần năng động, sáng tạo của các cấp công đoàn toàn Ngành trong việc nghiên cứu vận dụng các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vào thực tế đơn vị; tinh thần lao động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức của cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động toàn Ngành.
Bộ trưởng đánh giá cao thành tích đóng góp vào kết quả chung của toàn ngành Xây dựng của Công đoàn Xây dựng Việt Nam, điển hình là các phong trào thi đua nổi bật. Đặc biệt năm 2022, Bộ Xây dựng và Công đoàn Xây dựng Việt Nam đã phối hợp hoạt động hoàn thành một số chương trình
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cũng nhấn mạnh một số nhiệm vụ đại diện của Công đoàn Xây dựng Việt Nam nhằm đảm bảo thực chất hiệu quả nâng cao thực chất, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Phấn đấu cho mọi cán bộ công nhân lao động ngành Xây dựng được đón Tết vui tươi.
Công đoàn Xây dựng Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, phối hợp với các cơ quan chức năng để xây dựng nghề nặng nhọc để người lao động được hưởng phụ cấp tương xứng với hoạt động.
Công đoàn Xây dựng Việt Nam cần tiếp tục hướng về cơ sở, hoạt động đáp ứng tình hình mới trong ngành. Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục tạo điều kiện để Công đoàn Xây dựng Việt Nam hoạt động trong điều kiện tốt nhất góp phần hoàn thành các mục tiêu của ngành. Phát động phong trào thi đua năm 2023; tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật” góp phần hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động. Tiếp tục động viên đoàn viên, người lao động tham gia Chương trình “1 triệu sáng kiến, nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”.
Nhân dịp bước sang năm mới 2023, Công đoàn Xây dựng Việt Nam cũng đã tiếp tục phát động phong trào thi đua trong toàn Ngành tạo nổi trong khi thế thi đua sôi nổi ngay từ đầu năm.