1. Các văn bản do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, HĐND và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là các cơ quan) ban hành gửi đến Bộ Xây dựng là đối tượng được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 1, Điều 24 của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, Điều 2 Thông tư số 20/2010/TT-BTP và có nội dung liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng (sau đây gọi tắt là văn bản thuộc đối tượng kiểm tra) phải được kiểm tra và xử lý theo các quy định của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP và Thông tư số 20/2010/TT-BTP. Việc xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật chỉ kết thúc khi văn bản đã được xử lý theo các quy định tại Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30 của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP.
Các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Xây dựng ban hành hoặc liên tịch ban hành đều phải được tiến hành tự kiểm tra ngay sau khi văn bản được ban hành và khi nhận được thông báo của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Chủ trì kiểm tra và xử lý văn bản theo thẩm quyền đối với các văn bản thuộc đối tượng kiểm tra và có các quy định liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng mà đơn vị được phân công phụ trách, theo quy trình được quy định tại Điều 9 của Thông tư số 20/2010/TT-BTP và các quy định về : Kiểm tra văn bản, xử lý đối với các văn bản có dấu hiệu vi phạm, lập và gửi báo cáo kiểm tra, xử lý văn bản 6 tháng và hàng năm cho Vụ Pháp chế để tổng hợp.
3. Phối hợp với các đơn vị chủ trì kiểm tra, xử lý văn bản
4. Tự kiểm tra, xử lý văn bản do đơn vị chủ trì soạn thảo và được Bộ Xây dựng ban hành theo các quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Nghị định 40/2010/NĐ-CP.
5. Văn phòng Bộ có nhiệm vụ:
a) Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý văn bản được quy định tại Khoản 2 , 3, 4 của Chỉ thị này.
b) Là đầu mối tiếp nhận các loại văn bản do các cơ quan gửi đến Bộ Xây dựng và chuyển cho các đơn vị xử lý sau khi có ý kiến của Lãnh đạo Bộ theo các quy định tại Quy định về công tác tiếp nhận, xử lý và ban hành văn bản của cơ quan Bộ Xây dựng được ban hành kèm theo Quyết định số 09/2001/QĐ-BXD ngày 25/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
c) Theo dõi, đôn đốc các đơn vị kiểm tra và xử lý văn bản đúng quy định trong Phiếu kiểm tra văn bản.
d) Bố trí kinh phí cho công tác kiểm tra văn bản theo Dự trù do Vụ Pháp chế lập đã được Lãnh đạo Bộ phê duyệt.
6. Vụ Pháp chế có nhiệm vụ:
a) Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý văn bản được quy định tại Khoản 2, 3, 4 của Chỉ thị này.
b) Tham gia xử lý các văn bản có dấu hiệu vi phạm khi được Lãnh đạo Bộ yêu cầu.
c) Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra văn bản cho các đơn vị.
d) Đôn đốc các đơn vị gửi báo cáo kết quả kiểm tra và tự kiểm tra.
e) Lập báo cáo gửi Bộ Tư pháp về công tác kiểm tra, xử lý văn bản (theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 35 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, khoản 3 Điều 16 Thông tư số 20/2010/TT-BTP). Đối với Báo cáo 6 tháng tổng hợp xây dựng Báo cáo trình Lãnh đạo Bộ trước ngày 06 tháng 4 của năm báo cáo, đối với Báo cáo hàng năm tổng hợp xây dựng Báo cáo trình Lãnh đạo Bộ trước ngày 06 tháng 10 của năm báo cáo.
f) Lập dự trù kinh phí cho công tác KTVB hàng năm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17/8/2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt.
Chỉ thị này có hiệu lực từ ngày ký.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Bộ tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này./.
Trung tâm Thông tin
Nguồn: Chỉ thị số 01/CT-BXD