Bộ Xây dựng sát cánh với TP. HCM trong việc xây dựng và phát triển đô thị

Thứ ba, 24/10/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
•TP. HCM và Bộ Xây dựng sẽ xây dựng quy chế hợp tác Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân tại buổi làm việc giữa đoàn công tác Bộ Xây dựng với lãnh đạo TP. HCM hôm 20/10. Tại buổi làm việc này, đoàn công tác Bộ Xây dựng do Bộ trưởng dẫn đầu và các thành viên là các cục, vụ, viện đã giải đáp và tháo gỡ một số vướng mắc trong công tác quản lý xây dựng trên địa bàn TP. HCM thời gian qua.
' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.5830.999' />
Đoàn công tác Bộ Xây dựng làm việc với lãnh đạo TP. HCM

Quy hoạch nên phân ranh theo vùng phát triển đô thị

Mở đầu buổi làm việc, Giám đốc Sở quy hoạch Kiến trúc QHKT TP. HCM, TS Nguyễn Trọng Hòa, nêu một loạt các vướng mắc trong công tác quản lý quy hoạch, quản lý kiến trúc, quy chế đô thị, kinh phí, lệ phí thẩm định các dự án… Theo ông Hòa, về các chỉ tiêu kiến trúc quy hoạch khu đô thị cải tạo hiện chưa được quy định rõ ràng. Theo quy chuẩn xây dựng, thì chỉ tiêu sử dụng đất cho khu vực đô thị cải tạo cho phép giảm 10% so với quy chuẩn xây dựng, nhưng trong thực tế, một số quận nội thành ở TP. HCM không áp dụng được chỉ tiêu trên. Ngoài ra, quy chế xây dựng cũng chưa xác định rõ chỉ tiêu sử dụng đất cho từng loại nhà. Nếu áp dụng chỉ tiêu loại đất khu ở như quy chuẩn xây dựng thì không thích hợp. Về ranh giới quy hoạch trong quy hoạch chung quận - huyện, ông Hòa đặt câu hỏi: Việc lập các đồ án quy hoạch xây dựng được quy hoạch theo ranh hành chính từng địa phương và tổ chức lấy ý kiến theo cấp quản lý cần phải thực hiện như thế nào? Một khi đã có quy hoạch chung của TP thì liệu các quận, huyện có cần thiết phải xây dựng quy hoạch chung nữa hay không? v.v…
Qua đó ông Hòa đề nghị, Bộ Xây dựng cho phép TP. HCM áp dụng việc lập đồ án xây dựng 1/2000, có tính chất liên phường trong khi lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 để quản lý tại địa phương; cho phép TP. HCM được điều chỉnh một số quy định, chỉ tiêu trong quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam; đồng thời hướng dẫn thêm về mức độ chi tiết xem xét, quyết định trong các quy định về thiết kế đô thị TKĐT v.v…
Giải đáp những thắc mắc trên, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Ngọc Chính nhấn mạnh: Quản lý đô thị và thiết kế đô thị là bộ mặt của đất nước, bộ mặt của kiến trúc, do đó từ nay đến cuối năm, Bộ Xây dựng sẽ khẩn trương xây dựng được văn bản hướng dẫn về vấn đề này. Tuy nhiên Sở QHKT cũng phải chủ động xây dựng và triển khai công tác lập quy hoạch, phải xây dựng quy hoạch TP. HCM gắn với quy hoạch phát triển vùng. Để những đồ án này bảo đảm chất lượng thì TP trước hết, phải nâng cao năng lực cho đội ngũ tư vấn. Làm quy hoạch phải có cái nhìn tổng thể, do đó không nên xây dựng quy hoạch theo ranh hành chính mà nên phân ranh theo vùng phát triển đô thị.

Đã là nhà ở xã hội chỉ được xây 6 tầng!

Vấn đề được cả Sở Xây dựng, Sở QHKT và Sở Kế hoạch đầu tư TP. HCM kiến nghị với Bộ Xây dựng là cho phép TP thí điểm đầu tư xây dựng nhà ở xã hội không giới hạn quy mô 5, 6 tầng như quy định trong Nghị định 90/2006/NĐ-CP. Theo ba sở này, nếu nhà ở xã hội chỉ có quy mô 5, 6 tầng thì TP. HCM sẽ khó thực hiện bởi, chi phí để đền bù giải tỏa mặt bằng rất lớn khiến giá thành căn hộ bị đẩy lên rất cao. Mặt khác, nhà thấp tầng thì diện tích sử dụng đất chiếm khá nhiều mới đáp ứng được nhu cầu của người dân TP, trong khi đất tại TP phục vụ xây nhà hiện nay đang rất khó tìm. Ngoài ra, nếu chỉ đơn thuần làm nhà ở xã hội thì sẽ khó huy động vốn ngoài xã hội thực hiện chương trình này. Chủ trương của TP là sẽ xây dựng những chung cư trên 10 tầng, trong đó các tầng dưới sẽ bổ sung vào quỹ nhà ở xã hội, còn các tầng trên chủ đầu tư được phép kinh doanh.
Trả lời kiến nghị của TP. HCM, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân một lần nữa khẳng định, chương trình nhà ở xã hội là nhằm tạo quỹ nhà cho Nhà nước. Đây không chỉ là vấn đề xã hội mà còn mang tầm chiến lược về kinh tế. Bộ trưởng giải thích, nhà ở xã hội khác biệt với nhà ở thuộc quyền sở hữu của Nhà nước hiện đang được bán theo NĐ 61 là ở phương thức sử dụng nhà. Trước đây, Nhà nước xây nhà rồi phân cho các CBCNVC, nay Nhà nước xây nhà nhưng không phân mà cho thuê hoặc thuê mua nhằm tạo ranh giới về chủ sở hữu. Giá thuê nhà sẽ do chủ đầu tư quyết định. Quỹ đất làm nhà ở xã hội thuộc sở hữu của Nhà nước và là nguồn đất dự phòng quan trọng của quốc gia. Vì vậy, nhà ở xã hội không thể chung với nhà ở kinh doanh. Để có quỹ nhà ở xã hội, TP phải bắt đầu từ khâu quy hoạch.
Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân đánh giá cao những đóng góp của Bộ Xây dựng trong việc tham mưu cho Chính phủ ban hành một loạt các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các địa phương nói chung và TP. HCM nói riêng có được một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ và toàn diện để công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực xây dựng được sâu hơn, tốt hơn. Ông Lê Hoàng Quân cũng ghi nhận những đóng góp rất lớn cả về công tác lẫn tâm huyết của Bộ Xây dựng cho việc xây dựng và phát triển bộ mặt đô thị TP. HCM trong thời gian qua. Tuy nhiên, để TP phát triển đô thị một cách có chiến lược, đồng thời hỗ trợ TP hình thành chính quyền đô thị, Chủ tịch Lê Hoàng Quân đã đề xuất với Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký kết liên tịch hợp tác cộng đồng trách nhiệm. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân đồng ý với ý kiến đề xuất này, đồng thời khẳng định Bộ Xây dựng sẽ luôn kề vai sát cánh và chia sẻ trách nhiệm với TP. HCM trong việc xây dựng và phát triển đô thị, bởi TP. HCM phát triển sẽ kéo theo cả khu vực phía Nam phát triển.
Quy chế hợp tác sẽ tập trung vào những vấn đề mang tính đột phá và sẽ được hai bên khẩn trương xây dựng từ nay đến cuối năm để có thể chính thức bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2007.

Nguồn tin: Báo Xây dựng, số 85, ngày 24/10/2006
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)