Khả năng khai thác nguồn năng lượng tái tạo trong sản xuất gốm sứ

Thứ tư, 20/01/2010 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Rác thải chôn lấp có thể được sử dụng để chế tạo khí ga sửdụng hiệu quả thay vì tạo khí nhà kính như từ trước đến nay.

Giá cả nhiên liệu leo thang, phát thải khí nhà kính và nhận thức của dân chúng về các hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm môi trường là các vấn đề mà các nhà sản xuất trong công nghiệp gốm sứ phải đối mặt. Tuy nhiên nhiều nhà sản xuất đã nhận thấy rằng việc toạ lạc gần các bãi rác thải lại có thể là cơ hội phát triển. Có lẽ vì thế vấn đề khí rác thải được khá nhiều nhà sản xuất gốm sứ  quan tâm. Nhiên liệu và tiết kiệm nhiên liệu là vấn đề luôn được các nhà sản xuất gốm sứ quan tâm.

Phần lớn người dân nghĩ rằng rác chôn lấp là điều tệ hại không thể tránh khỏi của xã hội. Tuy nhiên với công nghệ hiện tại xử lý rác thải tận dụng khí sinh của rác thải chôn lấp (LFG) có thể tạo giá trị nhiên liệu (năng lượng đáng kể). Rác thải chôn lấp có thể cung cấp năng lượng giá trị, giá thành thấp và có thể được gọi là năng lượng sạch. Ngoài ra, việc thu gom và kiểm soát khí ga rác thải chôn lấp (LFG) sẽ làm giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính (GHG). Với sự quan tâm của toàn thế giới về các biện pháp giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính thì việc sử dụng khí rác thải chôn lấp (LFG) sẽ là giải pháp đóng góp hiệu quả cần được thúc đẩy.

Cơ sở khoa học

Khí rác thải chôn lấp là phụ phẩm tự nhiên của sự phân huỷ rác thải hữu cơ chôn lấp. Nó chứa chủ yếu khí methane- thành phần chủ yếu của khí tự nhiên, và CO2. Thay vì để LFG tự thoát ra ngoài không khí, các nhà sản xuất gốm sứ có thể thu gom và sử dụng như nguồn năng lượng nung sản phẩm. Việc sử dụng LFG sẽ cho nhiều hiệu quả môi trường cùng lúc bao gồm giảm mùi, giảm thiểu các chất độc hại, ngăn chặn thoát khí methane vào môi trường và giảm khả năng thay đổi khí hậu… Khí methane hiệu quả hơn khí CO2 gấp 20 lần trong việc hấp thụ nhiệt trong không khí trong quá trình 100 năm.

Khí rác thải chôn lấp được thu gom bởi hệ thống giếng thu và bơm đưa đến trạm trung tâm để xử lý và phụ thuộc mục đích sử dụng cuối cùng của khí ga LFG  (Hình 1). Sau trạm này, khí LFG được đốt thay thế nhiên liệu hoá thạch trong các thiết bị nhiệt (sấy, nung) hay được sử dụng để sản xuất điện. Cách sử dụng mới nhất hiện nay là nâng cấp chất lượng khí LFG để có thể sử dụng trong hệ thống cấp khí ga thiên nhiên hay dùng làm nhiên liệu cho các phương tiện vận tải.

Chương trình mở rộng sử dụng khí methane rác thải chôn lấp (LMOP) của cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã hoạt động được hơn 10 năm. Hiện nay khoảng 450 dự án đang được thực hiện chỉ trong nước Mỹ (trên thế giới hơn 1100 dự án). Theo EPA, ít nhất 540 bãi chôn lấp rác hiện tại có thể được sự trợ giúp của Chương trình dự án. Các bãI chôn lấp rác thải này có khả năng cung cấp 1285 MW hay có thể cung cấp 6,6 tỷ m3 khí đốt cho các ngành công nghiệp sử dụng.

Việc tạo ra điện từ LFG chiếm 2/3 các dự án hiện đang hoạt động tại Mỹ. Điện dùng cho nhu cầu tại chỗ hay để bán vào mạng điện có thể sử dùng nhiều loại công nghệ khác nhau bao gồm các chạy nồi hơi và tuốc bin. Một số dự án sản xuất điện sẽ làm tăng tính hiệu quả hơn do sử dụng nhiệt thải từ các thiết bị phát điện để cung cấp nước nóng và hơi nước cho các sử dụng khác.

Việc sử dụng trực tiếp LFG thay thế nguồn nhiên liệu hoá thạch chiếm 1/3 các sự án hiện đang hoạt động. Khí LFG có thể dùng trực tiếp để đốt nồi hơi, sấy, nung… hay các ứng dụng nhiệt khác. Hiện tại EPA tài trợ 7 dự án trong công nghiệp gốm sứ sử dụng LFG như nhiên liệu (xem bảng 1).

Bảng 1.
Một số nhà máy công nghiệp gốm sứ sử dụng khí LFG 

Công ty

Địa điểm

Sử dụng LFG

Bắt đầu

Boral Brick

Terre Haute , NI

40% năng lượng nung

31.10.2006

Boral Brick

Union City, OK

90% năng lượng nung

12.5.2008

Cherokee Brick &Tile

Macon, GA

Bổ xung nhiên liệu nung

01.01.1986

EnergyX- change

Burn sville, NC

Nhiên liệu nung gốm

22.4.1999

Jenkins Brick

Montgomery,AL

Bổ xung nhiên liệu nung

01.10.1998

Jenkins Brick

Moody, AL

40% năng lượng nung

20.12.2006

Kentucky Tennessee Clay

Aiken , SC

Bổ xung nhiên liệu sấy, nung

01.01.2007

Unimin Kaolin

Blythe, GA

Bổ xung nhiên liệu sấy

01.01.1997


Việc sử dụng LFG như nguồn năng lượng trong công nghiệp gốm sứ xuất phát từ khía cạnh hiệu quả kinh tế và môi trường. Giá thành nhiên liệu tăng đáng kể trong suốt thập kỷ qua. Ngoài ra, giá thành nhiên liệu thời gian qua đã cho thấy tính thay đổi giá rất cao và là sự kiện tăng rất bất ngờ như bão giá và ngoài tầm kiểm soát của các nhà tiêu thụ nhiên liệu. Giá thành cao không chỉ thúc đẩy các nhà tiêu thụ năng lượng tìm kiếm các nguồn năng lượng rẻ hơn mà còn làm các dự án năng lượng khí ga của bãi rác chôn lấp (LFGE) trở nên quyến rũ hơn về khía cạnh kinh tế.

Các ngành công nghiệp khác nhau đều tìm kiếm nguồn nhiên liệu giá thành rẻ hơn và các địa phương có khả năng tạo lập được các các nguồn thu mới bằng thị trường LFG như nguồn nhiên liệu giá rẻ. Ngoài ra, các dự án LFGE còn tạo các chỗ làm mới, phát triển kinh tế địa phương, tăng nguồn thu thuế cho ngân sách trung ương và địa phương. Các thiết bị xử lý khí sẽ được lắp đặt gần các bãi rác cũng là một lợi thế đối với nguồn năng lượng tái tạo này. Các nhà máy gạch Boral Brick và Jenkins Brick cho thấy lợi ích sử dụng công nghệ này tại các bang Indiana Alabama .

Khía cạnh môi trường 

Trong khi tiết kiệm đáng kể giá thành nhiên liệu khi sử dụng LFG, các nhà máy gốm sứ còn tạo ra cơ chế đáp ứng các mục đích môi trường. Hiệu quả kinh tế là động lực thúc đẩy mạnh mẽ tuy nhiên khía cạnh bảo vệ môi trường và trách nhiệm hợp tác xã hội cũng là một động lực mạnh đối các dự án sử dụng LFG.Nhiều công ty và cá nhân có các cố gắng tình nguyện để giảm phát thải khí nhà kính và đang tìm kiếm thị trường này. Nhu cầu phát triển này đối với giảm khí nhà kính là thêm động lực nữa đố với việc sử dụng LFG: sự phát triển các sự án giảm phát thải khí nhà kính tại các bãi chôn lấp rác thải thông qua thu gom và kiểm soát tự nguyện LFG. Theo các số liệu công bố mới đây, các dự án giảm khí methane (như  các dự án LFG) tiếp tục được đánh giá cao trên thị trường giảm khí thải nhà kính GHG với giá trung bình của năm 2007 là 6 USD cho một tấn khí CO2 tương đương trên cơ sở thương mại tại thị trường GHG.
Ví dụ, nếu LFG được thu gom tự nguyện từ các bãi chôn lấp rác thải và sử dụng trong các dự án LFGE cung cấp 15 MMBtu/h cho lò nung gạch (khoảng 13,5 m3/phút khí LFG), thì sẽ tương đương giảm khí nhà kính GHG (do phân huỷ methane) khoảng 52.000 tấn khí CO2 tương đương năm. Trên cơ sở giá thị trường là 6 USD/ tấn khí CO2 tương đương, thì giá trị của việc giảm khí GHG sẽ trị giá hơn 300.000 USD/năm. Ngoài ra, việc giảm khí nhà kính GHG do không dùng nhiên liệu hoá thạch trong lò nung cũng sẽ khoảng 6200 tấn khí CO2 tương đương mỗi năm (thay cho khí thiên nhiên).

Các nhà sản xuất cũng nên xem xét khía cạnh quảng bá (marketing) của việc sử dụng nhiên liệu tái tạo như LFG. Ngày càng nhiều công ty tìm kiếm cách quảng bá hình ảnh kinh doanh bền vững của họ như là một phần triết lý công ty và đặt sản phẩm của họ trong thị trường đối với các đòi hỏi của khách hàng về sản phẩm “xanh”. Do LFG được quy định là nhiên liệu tái tạo theo nhiều tiêu chuẩn quốc tế nên việc sử dụng LFG có thể sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất đáp ứng các mục tiêu này. 


 
Lợi ích nhiều bên

Sử dụng LFG làm nhiên liệu là cơ hội thắng-thắng-thắng trong thị trường (đem lại lợi ích cho nhiều bên trong xã hội). Các dự án LFGE sẽ lôi cuốn các công dân, các tổ chức phi chính phủ, chính quyền địa phương và ngành công nghiệp trong kế hoạch phát triển cộng đồng bề vững và tạo quan hệ đối tác. Các dự án thực hiện cùng nhau tay trong tay với sự cam kết của cộng đồng địa phương và doanh nghiệp để hoạt động bền vững, cả về khía cạnh kinh tế và môi trường.

 

 

Theo Viện VLXD.
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)