• Việt Nam là quốc gia ven biển với đường bờ biển dài khoảng 3.260km cùng với gần 3.000 hải đảo. Với nhiều đô thị nằm trên khu vực đường bờ biển và các hải đảo, các đô thị này chịu ảnh hưởng nhiều từ các hiện tượng thời tiết cực đoan liên quan đến biển (bão, triều cường, nước dâng, xâm thực bờ biển, xâm nhập mặn…), đặc biệt là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Để giải quyết những tác động này có nhiều giải pháp khác nhau cần phải được thực hiện đồng thời, một trong số đó là việc ứng dụng các giải pháp thoát nước bền vững trong quy hoạch, xây dựng và quản lý phát triển đô thị. Việc áp dụng các giải pháp thoát nước bền vững cần có tầm nhìn và chiến lược lâu dài, vì vậy việc đưa vào nghiên cứu và áp dụng ngay từ khâu quy hoạch là thực sự cần thiết và bắt buộc phải có. Tuy nhiên, cần phải có sự chọn lọc các giải pháp thoát nước bền vững thực sự có thể đưa vào trong công tác quy hoạch để vừa giúp cho việc đưa ra chiến lược, chính sách đầu tư xây dựng và quản lý đô thị theo quy hoạch được hiệu quả nhất, vừa tránh việc tạo ra rào cản cho việc đưa ra quyết sách của nhà quản lý đô thị nhằm thích ứng được với những biến đổi liên tục của tình hình phát triển kinh tế - xã hội cũng như tác động của biến đổi khí hậu.

  • Biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng làm nghiêm trọng hơn các tác động của thiên tai, làm gia tăng các ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng ngập úng, lũ lụt và xói lở bờ ở các vùng đất thấp và ven biển. Các đô thị và cộng đồng ven biển phải tìm kiếm các giải pháp bền vững ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Bài viết giới thiệu thích ứng dựa vào hệ sinh thái như là giải pháp tiếp cận tiềm năng sẽ mang lại lợi ích kép cho các đô thị ven biển. Thích ứng với biến đổi khí hậu, và giữ gìn phát triển hệ sinh thái.

  • Đô thị biển là một loại hình đô thị chỉ có các quốc gia có biển mới có điều kiện phát triển. Đô thị biển có nhiều dạng thức khác nhau, tùy theo điều kiện tự nhiên và địa kinh tế mà phát triển, tập trung chính là các dạng đô thị kinh tế biển như cảng biển, du lịch, khai thác dầu khí, thương mại dịch vụ, đánh bắt khai thác thủy hải sản… Đô thị biển thường là các đô thị động lực của Quốc gia và Vùng. Mỗi quốc gia có những chiến lược phát triển các đô thị biển khác nhau. Việt Nam cũng đã có Chiến lược phát triển kinh tế biển, tuy nhiên thực tế các đô thị biển Việt Nam chưa được phát triển hiệu quả, nhiều đô thị phát triển thiếu kiểm soát, lạm dụng lãng phí tài nguyên, phá vỡ hệ sinh thái ven biển, ô nhiễm môi trường… do đó đô thị biển Việt Nam có rất nhiều nguy cơ phát triển không bền vững. Việc quy hoạch và quản lý phát triển đô thị biển Việt nam rất cần được nghiên cứu và thực hiện trên những nguyên tắc cơ bản đảm bảo phát triển bền vững, vừa đáp ứng nhu cầu hiện tại vừa đảm bảo cho tương lai phát triển.

  • Bài viết giới thiệu kết quả phân tích và xác định các nguyên nhân gây ra tình trạng chậm cung cấp vật tư và thiết bị trong các dự án đầu tư xây dựng (ĐTXD). Nhiều nghiên cứu trước đây đã nhận định: Chậm cung cấp vật tư, thiết bị sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện dự án xây dựng, thậm chí gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn bỏ ra. Dựa vào phân tích tổng quan kết hợp với phỏng vấn ý kiến của năm chuyên gia, nghiên cứu này tổng hợp được 26 nguyên nhân có thể dẫn đến chậm cung cấp vật tư và thiết bị. Các nguyên nhân này được chia thành 6 nhóm gồm nhóm ‘người quyết định đầu tư’, nhóm ‘chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án’, nhóm ‘nhà thầu thi công’, nhóm ‘nhà thầu tư vấn’, nhóm ‘cơ chế chính sách pháp luật’, và nhóm ‘các nhân tố khác’. Dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi và thang đo 5 điểm trong hơn 1 tháng. Kết quả phân tích số liệu cho thấy năm nguyên nhân tác động mạnh nhất là: Năng lực nhà thầu yếu kém, điều kiện thời tiết không thuận lợi, sai lệch giữa dự toán và thực tế, chậm xử lý khi có vướng mắc phát sinh, và thay đổi phương án trong quá trình đầu tư. Cuối cùng, một số giải pháp hữu ích nhằm đảm bảo vật tư, thiết bị cung cấp đúng hạn cũng được đề xuất.

  • Phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế- xã hội; Nhà nước ban hành chính sách thúc đẩy thị trường nhà ở phát triển, đồng thời có chính sách để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp và người nghèo gặp khó khăn về nhà ở nhằm góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội. Bài viết nêu nguyên nhân, phân tích thực trạng về nhà ở xã hội đồng thời nêu những bất cập cần được tháo gỡ trong chính sách nhà ở xã hội tại Việt Nam.

  • Quản lý dự án (QLDA) là quá trình lập kế hoạch, theo dõi và kiểm soát tất cả những vấn đề của một dự án và điều hành mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách được duyệt đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án. QLDA là công việc được áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng đời của dự án, hay nói cách khác QLDA là việc huy động các nguồn lực và tổ chức các công nghệ để thực hiện được mục tiêu đề ra. Mục đích của QLDA là để thể hiện được mục tiêu dự án, bản thân việc quản lý không phải là mục đích mà là cách thực hiện mục đích.

  • Có thể khẳng định chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn năm 2030 là một chiến lược rất nhân văn, mang lại nhiều cơ hội có nhà ở đúng nghĩa cho người thu nhập thấp. Chính phủ mới giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối thêm 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội và bổ sung 2.000 tỷ đồng để cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định để thực hiện hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội. Như vậy, sau khi gói 30.000 tỷ đồng kết thúc thì đến nay Chính phủ có thêm gói tín dụng mới để “cứu” chương trình nhà ở xã hội bị đình trệ mấy năm nay.

  • Có thể nói, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển và hoàn thiện đô thị thông minh của các quốc gia trên thế giới trong thế kỷ XXI. Đô thị Việt Nam không nằm ngoài sự phát triển đó để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Bài viết nêu mục tiêu từ Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), từ đó phân tích những ảnh hưởng của CMCN 4.0 tới sự định hình đô thị thông minh trong tình hình mới.

  • “Đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu CNH-HĐH”. Đó là mục tiêu đưa ra trong Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành ngày 22/3/2018. 

  • Nghiên cứu khoa học quá trình chuyển hóa từ nông thôn lên đô thị trên diện rộng tại vùng ven đô xung quanh thành phố lớn đã được đề cập khá nhiều ở các nước phát triển từ nhiều góc độ khác nhau. Trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, nhiều chủ đề đã được nghiên cứu có tính hệ thống từ khái niệm, đặc điểm đến mô hình cấu trúc không gian, phát triển vùng ven đô trong mối quan hệ với trung tâm lõi đô thị…

  • I. Các vấn đề về quy hoạch các dự án đô thị vùng ven ở TP.HCM hiện nay

    Việt Nam đang trong quá trình phát triển đô thị hóa mạnh mẽ. Có thể thấy rõ nhìn vào những năm gần đây khi mà quỹ đất trung tâm thành phố ngày càng khan hiếm và các dự án đô thị mới đang phát triển quỹ đất trống tập trung ở các vùng ven TP.HCM như quận 9, Bình Chánh, Củ Chi hay các đô thị các tỉnh lân cận thành phố như Long An, Bình Dương và Đồng Nai.

Tìm theo ngày :