• Tóm tắt: Quản lý dự án định hướng giá trị trong dự án đầu tư xây dựng là hướng nghiên cứu, cách tiếp cận mới trong khoa học quản lý dự án. Đây là cách tiếp cận chú trọng đến việc đảm bảo và nâng cao giá trị của dự án đầu tư xây dựng trong suốt các hoạt động và quyết định của dự án, do đó, giúp đem lại giá trị tối đa cho chủ đầu tư xây dựng công trình và các bên liên quan khi triển khai các dự án đầu tư xây dựng. Trong thực tế, như một số nghiên cứu về chủ đề này cho thấy, nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu áp dụng cách tiếp cận này. Một số nghiên cứu có liên quan đã được thực hiện về các chủ đề bao gồm: quản lý dự án đầu tư xây dựng và các nội dung của quản lý dự án đầu tư xây dựng; nâng cao hoặc cải tiến giá trị dự án đầu tư xây dựng và nhóm chủ đề về phương thức thực hiện dự án đầu tư xây dựng, chủ yếu là được thực hiện ở nước ngoài. Tại Việt Nam, mới chỉ rất ít các nghiên cứu rời rạc về các chủ đề tương tự, cũng thể hiện thực tế cách tiếp cận này chưa được chú ý xem xét và triển khai một cách hệ thống trong thực tế.

  • Tóm tắt: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản đóng góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong những năm gần đây, tỷ trọng đầu tư của khu vực nhà nước đang giảm dần phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về khuyến khích sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước cho đầu tư phát triển (từ 39,4% giai đoạn 2011-2015 giảm xuống còn 35,7% năm 2017). Tuy vậy, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản của nước ta còn rất lớn, quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước theo giá trị tuyệt đối vẫn tăng liên tục, từ 208.306 tỷ đồng năm 2011 lên 265.023 tỷ đồng năm 2016.

  • Lý luận về mô hình đô thị nén được phát triển và ứng dụng trong những thập niên gần đây, trước thực trạng “phát triển đô thị lan tỏa thiết trật tự” trên quy mô toàn cầu, châu Mỹ, châu Âu, Châu Á…Mô hình đô thị nén dựa trên những vấn đề nội tại của phát triển đô thị theo từng giai đoạn phát triển của quốc gia đó, như sử dụng nguyên liệu cho giao thông cá nhân tại các đô thị của Mỹ, bảo tồn môi trường cảnh quan, khuyến khích tương tác xã hội, giao thông phi cơ giới tại các đô thị của Châu Âu, cơ cấu dân số già, sử dụng giao thông công cộng quy mô lớn của các đô thi tại các nước Châu Á phát triển, cạnh tranh đô thị trong bối cảnh toàn cầu hóa, CMCN 4.0 tại các nước thuộc OECD (World Commission Urban 21, 2000).

  • Chỉ tiêu quy hoạch là các thông số kỹ thuật nhằm thể hiện các mục tiêu, chiến lược, định hướng quy hoạch. Hệ thống các chỉ tiêu quy hoạch đã được quy định tại các Luật, Nghị định, Thông tư, Quy chuẩn, Tiêu chuẩn và được xác định trong hồ sơ đồ án quy hoạch (thuyết minh, bản vẽ, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch…) và các công cụ quản lý đô thị khác như (thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc…). Các chỉ tiêu liên quan đến mật độ trong quy hoạch đô thị ngoài cách hiểu đơn thuần là chỉ tiêu về số lượng của một đối tượng quy hoạch trên một đơn vị diện tích, còn có thể được hiểu và diễn giải rộng hơn thành các dạng thức như khoảng cách, bán kính tính toán giữa các đối tượng quy hoạch hay mật độ trên cùng một đơn vị thứ cấp khác như dân số… Vậy các chỉ tiêu quy hoạch liên quan tới mật độ dùng trong quy hoạch đô thị tại Việt Nam đang được hiểu và sử dụng như thế nào? Các chỉ tiêu này là đã hoàn toàn phù hợp cho công tác quy hoạch và quản lý đô thị hay chưa và giải pháp nào để tăng hiệu quả sử dụng chúng trong thực tế quản lý đô thị Việt Nam hiện nay?

  • 1. Đặt vấn đề

    Nhà ở là nhu cầu thiết yếu của bất kỳ đối tượng nào trong xã hội, tùy vào từng đối tượng có mức thu nhập khác nhau sẽ có những nhu cầu về nhà ở khác nhau (nhu cầu về nhà ở thu nhập thấp, nhà ở thương mại, nhà ở cao cấp…) Việc giải quyết nhu cầu về nhà ở xã hội khu vực đô thị và khu công nghiệp, giải quyết chỗ ở cho người lao động thu nhập thấp sẽ góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, việc thực hiện các chủ trương, chính sách về hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp (TNT) đang có xu hướng chững lại, kéo theo đó là tình trạng cơ sở hạ tầng xuống cấp khi dự án mới đưa vào sử dụng. Bài viết đặt ra vấn đề tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và rút ra bài học cho Việt Nam về chính sách phát triển nhà ở TNT là rất cần thiết.

  • 1. Đặt vấn đề

    Các đô thị tại nhiều quốc gia đang phát triển hiện gặp nhiều khó khăn trong việc thu gom và tái chế khối lượng chất thải rắn đô thị ngày càng tăng. Trong các vấn đề về môi trường, quản lý chất thải rắn là một vấn đề quan trọng trong sự phát triển của thành phố Hà Nội. Ủy ban nhân dân Hà Nội phải đối mặt với thách thức quản lý hơn 6.400 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày, sau khi mở rộng đô thị năm 2008. Thủ đô Hà Nội đã sáp nhập các khu vực đô thị lân cận, do đó tăng dân số từ 3,4 triệu người (2008) lên 8.053.663 người (2019). Với quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số tại Hà Nội, khối lượng chất thải rắn đang tăng lên nhanh chóng. Việc thu gom rác thải (mua/nhặt) và bán các vật liệu có thể tái chế đã hình thành các cơ sở kinh doanh không chính thức khắp nơi cả thành thị và nông thôn. Khu vực phi chính thức tại Hà Nội tham gia rất tích cực trong việc thu gom và tái chế rác thải với các hình thức hoạt động rất đa dạng và là lực lượng chính trong việc thu mua và tái chế phế liệu.

  • 1. Mở đầu

    Sa Pa là một trong những đô thị trọng điểm du lịch quan trọng ở vùng Tây bắc của nước ta, với lượt du khách tới đây trong một năm lên tới hơn 2.500.000 lượt khách. Sự phát triển mạnh mẽ này đến từ sức hấp dẫn của cảnh quan trong khu vực mà nổi trội trong đó là giá trị của các công trình kiến trúc trong khu vực lõi đô thị. Theo thống kê, cao điểm Sa Pa đón khoảng 87.000 lượt khách/6 ngày nghỉ với khoảng 19.800 ô tô, so với trước thời điểm thông tuyến cao tốc Hà Nội Lào Cai khoảng 27.000 lượt khách/6 ngày nghỉ.

  • Thị trường xi măng đang có nhiều biến chuyển liên quan đến sản xuất. Sản xuất gạch với công nghệ xanh đang là đích đến của nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới. Sản lượng của các nước cũng đã thay đổi. Các nhà sản xuất tại Việt Nam cũng đang tích cực cho một nền sản xuất thân thiện môi trường dẫn đầu là Vicem – nhà sản xuất xi măng số 1 Việt Nam.

  • Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm công bố giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công xây dựng, giá ca máy, giá thuê máy và thiết bị thi công, chỉ số giá xây dựng phục vụ lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn.

  • Biển đảo có vai trò quan trọng với mọi quốc gia, cả với các quốc gia không có biển. Với nước ta, bờ biển dài hơn 3.260 km chưa kể bờ biển của các hải đảo, thì biển đảo càng quan trọng hơn nhiều. Phát triển quốc phòng, phát triển kinh tế, phát triển giao lưu quốc tế, thậm chí còn giúp đỡ nước láng giềng không có biển trong các hoạt động giao thông xuất nhập khẩu. Khai thác tài nguyên biển, đầu tư xây dựng đảo, xây dựng và khai thác các bãi biển… là các hoạt động mang tính thường xuyên cả ngày lẫn đêm. Nói đến kinh tế biển người ta thường nghĩ đến việc khai thác, nhưng loài người còn biết được tác dụng của nhiều loại virus đã cấp cho trái đất một lượng oxy đủ lớn hàng ngày. Người ta tính một nửa oxy cho sự sống trên trái đất là từ biển. Để phát huy tiềm năng của biển, đảo, vùng bờ biển, con người phải đầu tư xây dựng. Ngoài việc xây dựng hệ thống tàu bè thì cần xây dựng các kết cấu hạ tầng. Tất cả phần xây dựng đó đều có liên quan đến vật liệu và vật liệu xây dựng. Vật liệu xây dựng để xây các công trình phục vụ phát triển kinh tế và quốc phòng. Điều chung nhau của xây dựng công trình quốc phòng là cần vật liệu xây dựng bền trong nước biển, bền trong khí hậu biển, chịu được tác động của muối, của gió bão và không có hại đối với môi trường biển, không giết chết san hô, tảo biển và các loại hải sản, phù du. Vật liệu và cấu kiện bên trong môi trường biển đảo không chỉ về cơ học, lý học, sinh học, chịu được ăn mòn, chịu được tác động của sóng, gió, bão, sự ăn mòn của một số loài sinh sống trên biển. Núi đá vôi trên biển bị bào mòn sâu ở khu vực mặt nước bởi sóng, nhưng một phần do sự gặm nhấm của loài hà biển.

  • 1. Giới thiệu chung

    Vật liệu cốt sợi thủy tinh Polyme có những tính năng vượt trội về cường độ, khả năng chống ăn mòn dùng để thay thế một phần hoặc toàn bộ cốt thép trong các cấu kiện, công trình xây dựng đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Cốt sợi thủy tinh Polyme thường dùng với ký hiệu GFRP viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Glass Fiber Reinforced Polymer”. Với tính chất khoáng muối, axit và không bị ảnh hưởng bởi hầu hết các loại hóa chất GFRP thích hợp cho các công trình ở môi trường ô nhiễm, xâm thực hay nhiễm mặn. Ở nước ta vật liệu này là mới nhưng có tiềm năng ứng dụng rất lớn bởi lẽ số lượng, quy mô các công trình ở các vùng biển, đảo mới bắt đầu phát triển cũng như yếu tố lợi thế về giá thành GFRP trên thị trường Việt Nam quy đổi tương đương cốt thép có cùng khả năng chịu lực. Tuy nhiên, việc sử dụng vật liệu này trên thực tế còn rất hạn chế bởi nhiều lý do trong đó có sự quan ngại của chủ đầu tư về việc tăng giá trị dự toán khi dùng vật liệu mới. Bài viết thông qua những nội dung phân tích kinh tế kỹ thuật của việc sử dụng cốt sợi GFRP thay thế cốt thép và kết quả tính toán cụ thể ở một số công trình cho thấy những hiệu quả kinh tế mang lại là đáng kể.

Tìm theo ngày :