• Tóm tắt: Vành đai xanh tuy là phương thức quy hoạch hiệu quả nhằm ngăn chặn sự phát triển lan tỏa của đô thị nhưng cũng gây ra nhiều hậu quả tiêu cực như: phát triển nhảy vọt; giảm diện tích đất phát triển; giá đất tăng cao…Ngoài ra, dân số gia tăng khiến các đô thị phải đối mặt với cách thức tăng trưởng (tăng nhu cầu nhà ở, mật độ và lượng tiếp cận tới trung tâm đô thị…) Do đó, các đô thị buộc phải hủy bỏ vành đai xanh hoặc điều chỉnh chính sách vành đai xanh linh hoạt hơn. Nghiên cứu này phân tích chính sách vành đai xanh truyền thống để làm nổi bật tác động tiêu cực của các vành đai xanh. Tác giả cũng xem xét chính sách chuyển đổi của một số đô thị điển hình, rút ra kinh nghiệm duy trì vành đai xanh cho các nước đang phát triển; từ đó, áp dụng để giải quyết các vấn đề hiện tại của đô thị Hà Nội.

  • Đặc trưng cơ lý và chất lượng sơn phủ là hai tiêu chí cơ bản quyết định chất lượng của ngói xi măng màu. Các tiêu chí này được xác định trên cơ sở các Tiêu chuẩn biên soạn cho ngói xi măng màu. Một số cơ sở sản xuất và công ty thương mại được quảng bá sản phẩm một cách tùy tiện, không theo bất kỳ tiêu chuẩn nào, thậm chí còn đưa ra các tiêu chí không phù hợp cho ngói với công năng là sản phẩm lợp và vật liệu kiến trúc. Vấn đề này dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh, gây hiểu lầm và thiệt hại cho người tiêu dùng. Bài viết này làm rõ các phương pháp đánh giá chất ngói xi măng màu như là vật liệu lợp và hoàn thiện cho các công trình xây dựng.

  • Việt Nam là một đất nước đang phát triển. Hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị của Việt Nam chưa thực sự tốt. Đây cũng chính là cơ hội để phát triển thành phố thông minh (Smart City) tại Việt Nam trong thời gian tới.

  • Cho đến nay, chuyên ngành Kiến trúc cảnh quan vẫn thường bị nhiều người hiểu lầm là chỉ liên quan đến thiết kế vườn cảnh, cũng có một số ý kiến lại cho rằng nó đồng nghĩa với thiết kế đô thị. Hiện nay, hầu hết các sinh viên chuyên ngành Kiến trúc cảnh quan vẫn chưa hiểu rõ vai trò và mục tiêu chính ngành học của mình. Quả thật các mối quan hệ này có sự gần gũi và những điểm tương đồng nhất định. Nhưng thực chất Thiết kế cảnh quan lại có phạm vi rộng và có tính chất bao trùm hơn rất nhiều, có thể nói đó là 1 chuyên ngành rộng nhất liên quan đến việc xây dựng môi trường sống cho con người hài hòa thiên nhiên.

  • Mặc dầu còn những ý kiến khác nhau về vấn đề xuất khẩu xi măng, clinker của Việt Nam, nhưng nhìn vào bức tranh tiến độ đầu tư phát triển ngành không thể không đánh giá các bước phát triển ngoại mục đó. 

  • Đất sét, đặc biệt là đất sét dẻo được loài người sử dụng từ rất lâu đời, chủ yếu được sử đụng để sản xuất đồ gia dụng như ấm chén, bát đã, chum vại… và sản xuất gạch đất sét nung. Theo sự phát triển của xã hội và công nghệ, đất sét được dùng ngày càng nhiều trong sản xuất sứ vệ sinh, sứ kỹ thuật, gạch ốp lát, gạch granite nhân tạo, gạch cotto… Sự tăng trưởng trong tiêu thụ đất sét không chỉ do tăng trưởng chủng loại sản phẩm mà còn do sự tăng trưởng đột biến về khối lượng, chủ yếu tạo ra sản phẩm cho công cuộc đô thị hóa toàn cầu. Trước đây, khi nói đất sét ở Việt Nam, người ta thường quan tâm đến sét trắng, sét dẻo Trúc Thôn, sét Kim Sen, sét Đông Nai…ngày nay các mỏ sét đang dần cạn kiệt mà công nghiệp sản xuất vẫn cần nguyên liệu. Đây là bài toàn cần lời giải vừa cho lâu dài, vừa cho trước mắt. 

  • Công nghệ sản xuất và sản phẩm vật liệu xây không nung (VLXKN) đã hình thành và phát triển từ rất lâu, nhưng ở nhiều nước VLXKN bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào những năm 60 của thế kỷ trước. Sự phát triển mạnh đến mức, ngày nay, người ta không còn bàn cãi đến việc thay thế gạch đất sét nung nữa. Điều mà các nhà nghiên cứu, các chuyên gia tư vấn quan tâm là nghiên cứu cải tiến công nghệ, cải tiến mẫu mã sản phẩm, nghiên cứu sử dụng nguyên liệu thay thế.

  • Trước khi trở thành một đô thị sầm uất như ngày nay, ngược lại lịch sử gần 400 năm trước, vùng đất sinh ra đô thị Cần Thơ chỉ là một khu vực chằng chịt kênh rạch, một khu vực đầm lầy, nước mặn. Trải qua nhiều biến đổi của dòng chảy đã cho phép chuyển hóa nơi đây, từ một vùng đầm lầy thành một khu vực đồng bằng được bồi đắp vởi phù sa màu mỡ. Tại khu vực hợp lưu của con sông Hậu và sông Cần Thơ, ngày nay đã trở thành nơi tụ họp của những người dân sống bằng nghề sông nước, với các ngôi làng và các bến chợ hình thành ở các khúc sông thuận lợi, cửa ngã ba, ngã tư ven sông. Trong điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn 2050, nhiều dự án được xây dựng ven sông với các công trình điểm nhấn, các công viên văn hóa, trung tâm thương mại…Bên cạnh đó, chính quyền cũng đề xuất các dự án giải tỏa nhà dọc sông để xây dựng công viên, cải tạo khu vực ven sông thành trục cảnh quan, mang lại bộ mặt mới cho đô thị, nâng cao chất lượng môi trường sống và phát triển du lịch.

  • 1. Đặt vấn đề 
    Không gian công cộng (KGCC) ven biển là loại hình không gian giao tiếp cộng đồng đặc biệt và được xem như không gian đặc trưng của các đô thị biển. Cần nhìn nhận rằng, không gian này được tạo ra thông qua hoạt động sử dụng tại những khu vực chung trong đô thị sẽ là yếu tố gắn kết cộng đồng với nhau, và việc tạo dựng các KGCC này cũng góp phần làm cho đời sống xã hội thêm phong phú…
  • Trong xu thế phát triển ngành công nghiệp không khói của đất nước, các đô thị biển với điều kiện hạ tầng đô thị và dịch vụ tốt đã đóng vai trò quan trọng, tạo sức bật và thu hút nguồn khách du lịch đáng kể đem lại lợi ích to lớn cho địa phương và đất nước. Để đáp ứng nhu cầu lưu trú nghỉ dưỡng của du khách, phát triển kinh tế xã hội địa phương các đô thị biển phải đối mặt với tốc độ xây dựng “nóng”, đặc biệt là các công trình khách sạn nghỉ dưỡng cao tầng. Không nằm ngoài quy luật đó, thành phố biển xinh đẹp Nha Trang của Việt Nam với vịnh Nha Trang được xếp vào 29 vịnh đẹp nhất thế giới đã thay đổi diện mạo đô thị nhanh chóng trong những năm qua với hàng trăm công trình khách sạn cao tầng trải dài dọc theo khu vực ven biển. Tuy nhiên, việc xây dựng dày đặc các công trình ven biển đã vô tình ảnh hưởng đến môi trường và mỹ quan đô thị. Trong đó, có vấn đề về hạn chế lưu thông gió mát từ biển, gia tăng nhu cầu sử dụng năng lượng của công trình gây ra việc phát thải ra môi trường của các hệ thống làm mát. Do vậy, với ưu thế được thiên nhiên ưu đãi gió mát quanh năm, đòi hỏi người thiết kế quy hoạch, kiến trúc và các bên liên quan phải xem xét tận dụng nguồn năng lượng quý giá này trong các giải pháp quy hoạch, kiến trúc. Nghiên cứu này hướng đến việc tìm hiểu và đề xuất các giải pháp khai thác hiệu quả nguồn năng lượng thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng sử dụng trong công trình, góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường đô thị và đưa Nha Trang trở thành “đô thị biển xanh” trong tương lai không xa.

  • Hành lang bảo vệ bờ biển (HLBVBB) là một công cụ quy hoạch nhằm tạo ra một vùng đệm để bảo vệ các cảnh quan, hệ sinh thái quan trọng, để bảo vệ dân cư, tài sản và các hoạt động ven biển khỏi xói lở bờ biển và nước biển dâng và để đảm bảo quyền tiếp cận của người dân tới biển. Tại Việt Nam, hành lang bảo vệ bờ biển được đề cập lần đầu tiên tại Khoản 1, Điều 23 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25/6/2015. Tiếp theo đó Nghị định 40/NĐ-CP, Thông tư 29/2016/TT-BTNMT đã quy định chi tiết và hướng dẫn kỹ thuật xác lập HLBVBB cho dải bờ biển Việt Nam. Cho đến nay đa số các tỉnh, thành phố ven biển đã và đang triển khai việc lập HLNVBB. Trong bài viết này, sẽ tổng kết lại những kinh nghiệm của thế giới trong việc xác định ranh giới, quy hoạch và quản lý HLBVBB. Từ đó đề xuất những kiến nghị và giải pháp cho việc quy hoạch và quản lý các hoạt động xây dựng diễn ra tại khu vực HLBVBB của Việt Nam.

Tìm theo ngày :