• Để phát triển giao thông cần thiết phải xây dựng các công trình cầu hầm. Đây là những công trình đòi hỏi có khả năng chịu lực cao, khả năng chống thấm, chịu mài mòn tốt. Do đó, để xây dựng cầu hầm thường yêu cầu bê tông có cường độ cao. Loại bê tông này có yêu cầu chất lượng nguyên vật liệu và phương pháp thi công chặt chẽ hơn nhiều so với bê tông thường. Bài viết này nghiên cứu khả năng sử dụng cốt liệu thô ở vùng Long An và lân cận để chế tạo bê tông cường độ cao dùng trong xây dựng các công trình giao thông.

  • Bài viết đề cập đến các vấn đề về Thành phố cực lớn với nhiều thách thức; Vùng ven đô và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa phát triển đô thị và nông thôn; Mô hình Làng đô thị xanh; Nêu ra các thách thức và gợi ý một số giải pháp cho việc phát triển vùng ven đô TP.HCM như: “một hợp nhất nông thôn – đô thị”, “đô thị hóa nông thôn ngoại thành” gắn với “xây dựng nông thôn mới” từng bước hình thành các làng đô thị; Tăng cường quản lý vùng giáp ranh và quy hoạch các làng đô thị hóa ven đô để tránh tình trạng phát triển tự phát.

  • Đô thị hóa khu vực ven đô là hiện tượng phổ biến của quá trình mở rộng đô thị. Khu vực ven đô là vùng có chức năng đa dạng và cũng là động lực phát triển kinh tế quốc gia, nên chúng thường được quan tâm trong chiến lược phát triển đô thị toàn quốc. Các nước phát triển như Mỹ, châu Âu (Anh, Pháp), châu Á (Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan) đã và đang trải qua thời kỳ đô thị hóa vùng ven đô. Mỗi quốc gia có cách ứng xử khác nhau, phụ thuộc vào văn hóa, trình độ phát triển và điều kiện kinh tế - xã hội. Bài viết đề cập đến sự khác biệt giữa mô hình phát triển vùng ven đô ở Mỹ và châu Âu, từ đó rút ra bài học đối với Việt Nam.

  • Tập trung dân cư gắn liền với đô thị hóa tại các thành phố lớn đã và đang là xu hướng toàn cầu khi dân số thế giới tăng nhanh với nhu cầu phát triển kinh tế và tìm kiếm cơ hội việc làm. Xu hướng này góp phần tạo lợi thế về con người cho các đô thị phát triển, nhưng đồng thời cũng phát sinh nhu cầu chỗ ở và các dịch vụ đô thị, vốn là tiền đề cho các mục tiêu phát triển không gian đô thị. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình này là thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng tại các vùng ven của đô thị - vốn chứa đựng hệ sinh thái tự nhiên, góp phần làm “khoảng đệm an toàn” trước rủi ro thiên tai, đảm bảo sự cân bằng giữa môi trường nhân tạo và tự nhiên. Với quan điểm chủ quan dựa vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ để cải tạo và thay đổi môi trường, các khu đô thị mới được quy hoạch và xây dựng có vị trí trên những khu vực rủi ro cao trước các biến cố thiên tai như ngập lụt, đồng thời góp phần làm tăng ô nhiễm môi trường và cả nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh. Do đó, quá trình phát triển và đô thị hóa ở vùng ven cần được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, bao gồm lợi ích kinh tế và cả những rủi ro phải đối mặt. Bằng phương pháp tổng hợp một số kết quả nghiên cứu đã công bố của Duy và nhóm tác giả (2017, 2018 và 2019) và số liệu thứ cấp được bổ sung, bài viết này nêu lên một số hệ quả của môi trường liên quan đến quá trình đô thị hóa và tập trung dân cư thiếu kiểm soát tại vùng ven. Từ đó, nhóm tác giả liên hệ đến những thách thức mà TP.HCM đã và đang đối mặt, trong đó chú trọng đến ba vấn đề ngập lụt, ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn, và dịch bệnh, để làm cơ sở cho các ý phân tích và đề ra một số khuyến nghị đến chính quyền thành phố liên quan đến công tác lập quy hoạch và quản lý đô thị.

  • Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở các vùng đô thị lớn và khu vực nông thôn ven đô. Trên thực tế, các thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, các đô thị loại I trong giai đoạn 2010-2020 có xu hướng mở rộng không gian từ trung tâm lõi đô thị ra ngoại vi. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở vùng ven đô đang đặt ra vấn đề cấp bách là phải xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện đất đai, thị trường… Việc ứng dụng, phát triển thành công mô hình nông nghiệp ven đô không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân về lương thực, thực phẩm tươi sống và an toàn, mà còn đáp ứng yêu cầu cảnh quan đô thị, tăng thêm không gian xanh.

  • Khu vực ven đô thành phố lớn ở Việt nam là các khu vực thuộc huyện/ xã nằm xung quanh đô thị lõi trung tâm thành phố lớn, có quy mô và mật độ dân cư tương đương tiêu chuẩn đô thị. Là khu vực giao thoa của nông thôn và thành thị, các khu vực ven đô có vai trò là nơi cung cấp nguyên vật liệu, nhu yếu phẩm cho đô thị; là khu vực dự trữ phát triển đô thị; là vùng sinh thái điều hòa môi trường và thoát nước cho đô thị; có nhiều đầu mối hạ tầng kinh tế - kỹ thuật cấp quốc gia và vùng. Khu vực ven đô thành phố lớn có nhiều nét đặc trưng đô thị như mật độ cao, quy mô cụm dân cư lớn, có nhiều hoạt động đầu tư và sản xuất phi nông nghiệp, là khu vực có nhiều biến động, nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, phát triển đô thị. Tuy nhiên, hiện nay, do một số bất cập trong các tiêu chí nhận diện, quản lý khu vực này đang phải đối diện với nguy cơ thiếu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, ô nhiễm môi trường, không gian cảnh quan tự nhiên bị xâm lấn.

  • Quản lý phát triển vùng ven đô là vấn đề lớn của các đô thị lớn ở Việt Nam trong bối cảnh đô thị hóa nhanh. Khu vực này thay đổi diện mạo nhanh chóng cùng các dự án lớn, nhỏ, phân lô tách thửa diện rộng, lấn chiếm và chuyển đổi mục đích sử dụng trái phép. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về ứng xử với khu vực này hướng tới xây dựng hệ thống quy hoạch và quản lý phát triển tích hợp hơn theo cơ chế hợp tác. Vấn đề là chúng ta sẽ nhận diện các thách thức ra sao, ứng xử và làm thế nào với các khu vực cụ thể để phù hợp với thực tiễn.

  • Đô thị hóa vùng ven đô thành phố lớn là hiện tượng phổ biến của quá trình tăng trưởng đô thị và luôn được quan tâm trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia, nhất là các đô thị châu Á đang có tốc độ đô thị hóa cao. Ở Việt Nam, do việc mở rộng khu vực nội đô và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng quy mô lớn khiến quá trình đô thị hóa khu vực ven đô các thành phố lớn diễn ra phức tạp và nhanh chóng trong khoảng 30 năm gần đây. Kết quả là hình thái cảnh quan vùng ven đô thường bị lộn xộn và ảnh hưởng bất cập tới môi trường - xã hội - kinh tế; đây là hệ quả của chủ trương pháp lý và công cụ quản lý quy hoạch khu vực ven đô đang bị chồng lấn và xung đột lẫn nhau.

  • Khu vực ven đô các thành phố lớn đang tham gia vào quá trình đô thị hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Đây là địa bàn diễn ra qua trình chuyển đổi cấu trúc không gian, kinh tế, xã hội phức tạp từ môi trường sống nông thôn sang môi trường sống đô thị.

  • Ngày nay các thành phố lớn của Châu Á luôn có nhu cầu lớn về đất đai và tài nguyên thiên nhiên, nơi mà sự tăng trưởng dân số cơ học và phát triển đô thị đang dẫn tới quá trình mở rộng khu ngoại ô. Dưới tác động của đô thị hóa mạnh mẽ và có nhiều thay đổi cả về cấu trúc và đặc tính. Nguyên nhân một phần vì các khu vực này có xu hướng mở rộng, phát triển theo phương ngang, và chúng được coi là phần mở rộng của các khu đô thị chính. Ngoài ra, do sự phân tán dân số và bố trí việc làm trải ra các khu vực mới phát triển của đô thị, nên hiện tượng đô thị hóa vùng ven đang ngày càng trở nên phổ biến và là một thách thức mới trong bối cảnh Châu Á. Trong bối cảnh đó, Hội thảo quốc tế khu vực Châu Á về đô thị hóa khu vực ven đô được tổ chức thường niên tại các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ.

  • 1. Giới thiệu chungỞ Việt Nam hiện nay, việc chuyển đổi số đang diễn ra rất mạnh mẽ và trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Trong lĩnh vực xây dựng, các đơn vị tư vấn và nhà thầu đang tích cực chuyển đổi từ mô hình thiết kế - thi công truyền thống sang thiết kế - thi công với mô hình thông tin công trình (BIM). Thế nhưng, các hành lang pháp lý cho việc chuyển đổi thường rất chậm không theo kịp so với sự phát triển của nền kinh tế và sự thay đổi của công nghệ.
Tìm theo ngày :