• Tóm tắt: Quản lý tổng thể dự án (Intergrated Project Management – IPM) theo hướng dẫn của Viện Quản lý dự án Hoa Kỳ (PMI) là nền tảng được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu, bài báo khoa học, ứng dụng quản lý dự án trên toàn thế giới. Quản lý tổng thể dự án là việc thống nhất và điều phối các quy trình và các hoạt động quản lý dự án khác nhau trong các Nhóm quá trình Quản lý dự án. Trong đó có sự phân bổ nguồn lực, tạo ra sự cân bằng giữa các mục tiêu cạnh tranh và các giải pháp thay thế và quản lý sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các lĩnh vực kiến thức. Quản lý Dự án nhằm đảm bảo sự phối hợp thành công giữa các hoạt động của dự án và thành công của dự án. Tại Việt Nam hiện nay, nội dung quản lý dự án của PMI nhưng nội dung quản lý tổng thể dự án cho dự án sử dụng vốn nhà nước và những tác động của nó tới thành công của dự án.

  • Tóm tắt: Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra từng ngày trên phạm vi toàn cầu. Với xu hướng ấm lên của trái đất kể từ thời tiền công nghiệp, thế giới đã trải qua nhiều sự kiện khí hậu cực đoan (lũ lụt, mưa lớn, sóng nhiệt…) cũng như hiện tượng nước biển dâng ngày càng nghiêm trọng. Theo báo cáo đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu năm 2019 của Germanwatch, riêng trong năm 2017, Việt Nam có 298 ca tử vong, tiêu tốn hơn 4 tỷ đô (khoảng 1,8% GDP), rất nhiều cơ sở hạ tầng thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng trực tiếp từ biến đổi khí hậu. Các con số này đang có xu hướng ngày một gia tăng khi Việt Nam là một trong 10 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ quá trình này. Đây cũng chính là lý do quan trọng thúc đẩy phát triển hệ thống các công trình đô thị theo hướng xanh, và bền vững ở nước ta. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn tổng quát nhất về mối liên hệ này cũng như hướng tới hỗ trợ các kỹ sư, các nhà quản lý hoàn thiện hơn trong phát triển các công trình đô thị đạt hiệu quả cao nhất, tránh các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

  • 1. Sơ lược về tình hình đánh giá thực thi quy hoạch tại Việt Nam

    Quy hoạch là một ngành khoa học dự báo có tính phức tạp vì nó phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố; do đó, không thể đảm bảo tính chính xác của kết quả thực thi quy hoạch so với nội dung dự báo. Do đó, theo Tian & Shen (2007), đánh giá thực thi quy hoạch (nhằm xác định rõ tình trạng thực thi quy hoạch và hiểu rõ các nguyên nhân của tình trạng này) có vai trò quan trọng. Trên cơ sở kết quả đánh giá thực thi quy hoạch, các nhà quy hoạch có thể rút kinh nghiệm để điều chỉnh hoặc ban hành mới các chính sách đẩy thực thi quy hoạch, đồng thời, kết quả này cũng là cơ sở khoa học để điều chỉnh quy hoạch hoặc lập quy hoạch mới trong tương lai.

  • Tóm tắt: Nhu cầu về đa dạng hóa nguồn tài chính và thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) là một tất yếu của các nền kinh tế trên thế giới tại Việt Nam thông qua hình thức đối tác công - tư (PPP) đã huy động được khoảng 80 tỷ USD cho đầu tư phát triển CSHT. Nghiên cứu làm rõ được tác động của chính sách PPP đến đầu tư phát triển CSHT, các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại hạn chế làm cơ sở đề xuất hoàn thiện chính sách PPP trong đầu tư CSHT tại Việt Nam. Nghiên cứu này áp dụng phương pháp tổng hợp, phân tích các số liệu, báo cáo kết hợp với phương pháp điều tra khảo sát bảng hỏi các cá nhân tổ chức liên quan đến đầu tư PPP tại Việt Nam. Các phân tích cho thấy bằng chứng về sự tác động mạnh mẽ, có hệ thống của chính sách PPP đến đầu tư CSHT Việt Nam trong thời gian qua. Nghiên cứu này phù hợp với bối cảnh nhu cầu đầu tư CSHT Việt Nam ngày càng gia tăng trong khi nguồn vốn từ ngân sách rất hạn chế.

  • Đặt vấn đề

    Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy công tác “duy tu, sửa chữa” đã được thực hiện đối với các công trình lớn, quan trọng như thủy điện, cầu và một số công trình nhà công cộng khác do Liên Xô giúp đỡ xây dựng trong giai đoạn những năm 1970, 1980. Tuy nhiên, đối với các công trình có quy mô vừa và nhỏ khác xây dựng trước năm 2000 và các công trình kiến trúc xây dựng từ thời Pháp thuộc thì hầu hết không thực hiện công tác “bảo trì”. Đối với các chung cư, nhà ở và công sở cũ, tình trạng người sử dụng cơi nới, sửa chữa, làm thay đổi hệ thống kết cấu ban đầu, thay đổi công năng là khá phổ biến. Sự kiện sụp đổ Nhà biệt thự số 107 Trần Hưng Đạo tháng 9/2015 là một ví dụ điển hình của việc thiếu vắng các công tác kiểm tra, đánh giá an toàn chịu lực công trình – một trong các nội dung phải thực hiện trong quy định về bảo trì công trình theo Luật Xây dựng hiện hành.

  • Tóm tắt: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự bùng nổ các hoạt động thương mại và dịch vụ tại các đô thị đã tạo ra những nhu cầu mới về khu nhà ở, khu đô thị tại các thành phố. Phát triển đô thị luôn song hành cùng quá trình phát triển các hội. Trong thời gian vừa qua, Chính phủ và Bộ Xây dựng đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng khu đô thị nhằm từng bước thúc đẩy các hoạt động đầu tư phát triển đô thị trên cả nước theo quy hoạch và có kế hoạch. Hoạt động đầu tư xây dựng khu đô thị đã được quản lý chặt chẽ hơn, có nề nếp hơn và tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị, có sự kiểm soát thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Tình trạng phát triển đô thị theo dự án trà lan, tự phát, không theo quy hoạch, kế hoạch phổ biến trước đó đã được hạn chế. Bài viết đánh giá tổng quan thực trạng phát triển đô thị trong năm 2020 và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển đô thị trong giai đoạn tới.

  • Tóm tắt:

    Trong những năm gần đây, để đáp ứng sự gia tăng nhanh chóng về số lượng tòa nhà cao tầng ở Việt Nam, ngành nghề quản lý vận hành tòa nhà cũng phải thay đổi để thích nghi. Để phù hợp với điều kiện mới, hoạt động quản lý vận hành tòa nhà ở Việt Nam cần phải ứng dụng những công nghệ quản lý tiên tiến, hiện đại nhất trên thế giới. Bài viết này giúp cho người đọc có một cái nhìn tổng quan về tình hình áp dụng công nghệ quản lý vận hành tòa nhà ở Việt Nam. Bên cạnh đó phân tích kỹ 02 công nghệ quản lý vận hành tòa nhà nổi bật nhất hiện nay là BMS (Hệ thống quản lý tòa nhà) và BIM (Mô phỏng thông tin công trình) về các mặt như: a) phương thức hoạt động, b) ưu và nhược điểm khi áp dụng vào hoạt động quản lý vận hành tòa nhà; c) từ đó đề xuất giải pháp áp dụng những công nghệ này cho tương lai họat động quản lý vận hành tòa nhà ở Việt Nam.

  • Tóm tắt: Trong những năm gần đây, một nhóm phân khúc nhà ở có giá bình dân hay giá phải chăng dần được chú ý hơn trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở của đại đa số người dân có thu nhập ở mức trung bình và cận trung bình, góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt nhà ở cho đối tượng này. Trên thế giới, loại hình nhà ở này được gọi với thuật ngữ affordable housing và được đưa vào các quy định cũng như chính sách phát triển nhà ở tại nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có định nghĩa hay quy định rõ ràng và chính thức về “nhà ở bình dân”. Tên gọi của loại nhà này ở Việt Nam cũng chưa thống nhất, có những tên gọi tương tự như “nhà ở giá rẻ”, “nhà ở phổ cập”, “nhà ở giá hợp lý”, đôi khi còn bị nhầm lẫn với “nhà ở xã hội”. Hơn nữa, giá nhà như thế nào thì được gọi là bình dân hay phải chăng cũng chưa có quy định hay phương pháp đánh giá chính thống, dễ dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau, gây khó khăn cho việc quản lý thị trường bất động sản cũng như trở thành rào cản cho các chính sách của nhà nước về bảo đảm chỗ ở cho người dân. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích – tổng hợp, bài viết này tập trung làm rõ các định nghĩa, cách phân loại “nhà ở bình dân” trên thế giới, sau đó giới thiệu và phân tích các phương pháp đánh giá mức độ hợp lý về giá đối với loại nhà này, xem xét quan điểm về tính giá nhà ở xã hội Việt Nam, từ đó đề xuất các định hướng xác định và phân loại “nhà ở bình dân” trong điều kiện tại Việt Nam.

  • Tóm tắt

    Có nhiều ý kiến khác nhau về yêu cầu cơ bản khi xây dựng và hoàn thiện một hệ thống văn bản pháp luật. Có ý kiến cho rằng, nguyên tắc quản lý nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi mọi hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, trong đó có hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phải phù hợp với pháp luật về nội dung và trình tự ban hành, nghĩa là mọi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải trên cơ sở Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và phải nhằm thực hiện Hiến pháp, pháp luật. Mặt khác, các văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo tính hợp lý, nghĩa là phải phù hợp với đường lối chính trị, nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân và thực tiễn, phù hợp với khả năng quản lý nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể. Tính hợp pháp và tính hợp lý của văn bản quy phạm pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

  • Tóm tắt:

    Công trình xanh là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng, nước và vật liệu, giảm thiểu và hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên thông qua: sử dụng năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác một cách hiệu quả, bảo vệ sức khỏe người sử dụng, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và hủy hoại môi trường. Chính vì vậy, việc đầu tư xây dựng công trình xanh được coi là một phần quan trọng, tích cực và hiệu quả trong các hoạt động có ý thức của toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành xây dựng. Do đó, cần thiết phải tìm hiểu thực trạng về xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình xanh qua đó phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chi phí tới suất vốn đầu tư xây dựng công trình theo tiêu chí công trình xanh để làm cơ sở cho việc xác định tổng mức đầu tư, đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án công trình xanh tại Việt Nam.

  • Tóm tắt: Với xu thế hiện nay, việc phát triển căn hộ chung cư tại các khu đô thị tập trung đông dân cư là tất yếu khách quan, nhằm đảm bảo chỗ ở cho người dân trong điều kiện quỹ đất ở đang ngày càng khan hiếm. Tuy nhiên, việc phát triển quá nhanh nhà chung cư với các loại hình đa dạng và phức tạp đang đặt ra nhiều vấn đề cho công tác quản lý. Quy định mới về diện tích sử dụng tối thiểu của căn hộ chung cư là 25m2 vẫn còn những ý kiến trái chiều khi ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của dân sinh sống trong tòa nhà và khu vực, đến bộ mặt đô thị và phản ánh vai trò quản lý của nhà nước. Điều này đặt ra yêu cầu cần có những cân nhắc kỹ lưỡng trước khi triển khai để nhà chung cư có thể trở thành hướng phát triển ổn định và bền vững tại Việt Nam.

Tìm theo ngày :