• Tóm tắt:

    Rủi ro trong giai đoạn thiết kế có thể ảnh hưởng lớn đến sự thành công của dự án xây dựng và đặc biệt là các dự án triển khai theo hình thức thiết kế - thi công. Các nghiên cứu trước đã chỉ rõ có 21 yếu tố rủi ro thiết kế trong các dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - thi công, được phân thành năm nhóm: rủi ro thông tin thiết kế không chính xác hoặc không phù hợp; rủi ro thiết kế không phù hợp, rủi ro năng lực của nhà thiết kế không phù hợp, rủi ro năng lực thiết kế của nhà thầu không phù hợp, rủi ro quy mô và mục tiêu của dự án không rõ ràng. Mô hình cấu trúc tuyến tính Structural Equation Modeling (SEM) được áp dụng và kết quả cho thấy rằng rủi ro thiết kế không phù hợp, rủi ro năng lực của nhà thiết kế không phù hợp, rủi ro quy mô và mục tiêu của dự án không rõ ràng có tác động đáng kể và tiêu cực đến hiệu quả dự án. Những phát hiện này đã nâng cao sự hiểu biết cho các nhà thầu thiết kế - thi công để có thể đạt được kết quả dự án tốt hơn thông qua cải thiện quản lý rủi ro thiết kế.

  • Trong những năm qua, tại Việt Nam, các đô thị đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động tại các đô thị đã thúc đẩy sự phát triển của đô thị trên phạm vi toàn quốc.

  • Những năm vừa qua, Bộ Xây dựng, ngành Xây dựng cả nước đã kịp thời quán triệt nghiêm túc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, tập trung xây dựng các chương trình hành động, xác định đúng các nhiệm vụ trọng tâm, các giải pháp cụ thể, trong đó công tác Quản lý phát triển vật liệu xây dựng đạt được nhiều kết quả quan trọng.
  • Ngành Xây dựng đang chuyển sang công nghệ số trên quy mô toàn cầu. Từ ngày 1/1/2016, Anh quốc chuyển đổi sang các tiêu chuẩn BIM. Cụ thể là các nhà thầu ứng dụng công nghệ này trong dự án mới được phép tham gia đấu thầu cấp quốc gia. Bởi vậy, tất cả các thành viên thị trường (không chỉ các nhà quản lý, mà cả các tổ chức thầu xây dựng) đều tích cực tham gia quá trình hoàn thiện các tiêu chuẩn và tiêu chí BIM. Khả năng tiết kiệm tới 20% chi phí không cần thiết trong mỗi dự án xây dựng là tiền đề cơ bản để Anh thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình chuyển đổi này. Anh cũng không phải là Quốc gia Châu Âu duy nhất áp dụng các điều Luật bắt buộc ứng dụng BIM trong thiết kế. Bắt đầu từ năm 2018, Tây Ban Nha cũng thực hiện các dự án xây dựng ở cấp Quốc gia phải ứng dụng BIM. Pháp, CHLB Đức cũng đang trong quá trình xây dựng Luật về vấn đề này và sẽ vận dụng vào thực tiễn trong tương lai không xa.

  • Tình hình thị trường bất động sản (BĐS) thời gian vừa qua cho thấy tại một số địa phương đã, đang xuất hiện tình trạng một số nhà đầu tư, người môi giới BĐS lợi dụng các thông tin về quy hoạch, việc ban hành bảng giá đất mới, việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính, nâng cấp hệ thống hạ tầng và  triển khai các dự án lớn tại các địa phương…để tung tin đồn thổi, mua đi bán lại BĐS, lôi kéo người dân tham gia theo tâm lý đám đông vào các giao dịch BĐS (quyền sử dụng đất, nhà ở chưa đảm bảo điều kiện pháp lý đưa vào kinh doanh, giao dịch…) gây nhiễu loạn thông tin nhằm đẩy giá BĐS lên cao để lợi dụng trục lợi. Một số Bộ, ngành đã vào cuộc nhằm ngăn chặn tình trạng “sốt ảo” xảy ra.

  • Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg tại Quyết định số 1717/QĐ-BCT ngày 28/12/2018. Để hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, những ưu tiên khi triển khai của Bộ Xây dựng trong thời gian qua đã tập trung tháo gỡ những khó khăn hiện tại của các doanh nghiệp.

  • Một số hạn chế của chính quyền đô thị ở Việt Nam trong thời gian qua

    Từ những thực tế chính quyền ở các đô thị, nhất là các đô thị lớn, có thể khái quát một số hạn chế của mô hình chính quyền đô thị ở Việt Nam hiện nay như sau:

  • Tóm tắt:

    Đô thị hóa vùng ĐBSCL được đặt trong tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam, thúc đẩy vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp, thủy sản và cây ăn trái quốc gia. Xây dựng các khu định cư đô thị - nông thôn vùng ĐBSCL không chỉ đạt mục tiêu tăng trưởng và hội nhập kinh tế, mà cần có trách nhiệm với hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với BĐKH và duy trì bản sắc văn hóa lối sống sông nước, miệt vườn Tây Nam Bộ. Bài viết chia sẻ mục tiêu đô thị hóa Việt Nam thời kỳ 2020-2030 và một số quan điểm phát triển vùng ĐBSCL trong mối quan hệ với định hướng phát triển hệ thống đô thị toàn quốc.

  • Ở Việt Nam, trong thời gian qua, diễn biến của biến đổi khí hậu (BĐKH) cũng có những nét tương đồng với tình hình chung trên thế giới. BĐKH tác động tới tất cả các vùng, miền, các lĩnh vực về kinh tế - xã hội, tài nguyên và đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). ĐBSCL gồm 13 tỉnh/thành phố, chiếm 12,3% diện tích toàn quốc, hiện có 174 đô thị, gồm: 01 đô thị loại I trực thuộc Trung ương, 02 đô thị loại I trực thuộc tỉnh, 12 đô thị loại II, 09 đô thị loại III, 23 đô thị loại IV và 127 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa của vùng đạt khoảng trên 31% thấp hơn so với tỷ lệ đô thị hóa trung  bình của cả nước (gần 40%).

  • Bộ máy nhà nước ở nước ta được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn. Những nguyên tắc và hình thức tổ chức ban đầu được thể hiện ở Hiến pháp năm 1946, được sửa đổi và bổ sung qua các lần cải cách theo Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013. Trải qua hơn 70 năm, hệ thống các cơ quan Nhà nước ở nước ta không ngừng được củng cố, đổi mới tổ chức và hoạt động nhằm tăng cường hiệu lực và hoạt động hiệu quả quản lý, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, bộ máy Nhà nước ở cả Trung ương và địa phương đã nhiều lần được sắp xếp, tổ chức lại hướng tới việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

  • Luật Đất đai năm 1993 ra đời đã góp phần đặt nền móng đầu tiên cho thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam hình thành và phát triển. Năm 2006, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Kinh doanh BĐS đầu tiên; từ đây các hoạt động đầu tư, tạo lập, mua bán, chuyển nhượng BĐS và hoạt động kinh doanh dịch vụ BĐS, trong đó có môi giới BĐS được điều chỉnh trong khuôn khổ như nghề môi giới được khai sinh từ đây; lần đầu tiên nghề môi giới BĐS tại Việt Nam được thừa nhận, địa vị pháp lý của nhà môi giới được xác lập rõ ràng.

Tìm theo ngày :