SỬ DỤNG VỮA SỬA CHỮA TRỘN SẴN

Thứ ba, 09/05/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
19:00, 25/10/2004 PGS.PTS. Nguyễn Viết Trung Đại học Giao thông Vận tải Hà -Nội 1. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG VỮA SỬA CHỮA TRỘN SẴN 1.1. TẠI SAO CẦN DÙNG VỮA SỬA CHỮA TRỘN SẴN Các loại vữa rót hoặc vữa trát dùng trong sửa chữa cần thoả mãn nhiều yêu cầu đặc biệt như sau: - Có tính chảy lỏng tự dovữa rót - Không bị phân tầng - Không co ngót - Nếu là vữa xi măng thì hấp thụ nước dễ - Phát triển nhanh cường độ - Đat cừơng độ cao sau khi hoá cứng30 - 60 Mpamà không cần đầm nén - Có thể thi công trên bề mặt khô hoặc ẩm mà kết quả tốt như dự kiến - Dính bám tốt với bề mặt bê tông cũ - Có tính chống thấm cao - Có thể thi công trát lên các bề mặt thẳng đứng , nằm ngang hay trát ngửa trên đầu dễ dàng.
Do đó cần có sự lựa chọn và pha trộn kỹ lưỡng , hợp lý, chính xác các thành phần vật liệu như cốt liệu, chất kết dính và phụ gia. Nếu làm vữa này từ các nguyên liệu ngoài công trường thì sẽ phải dùng các cốt liệu tự nhiên sắn có ở địa phương mà cấp phối hạt không thể đảm bảo tuyệt đối đúng. Như vậy chất lượng không đáp ứng yêu cầu.

Đó là lý do tại sao các loại vữa trộn sẵn trong Nhà máy, theo các điều kiện chế tạo nghiêm ngặt, được sản xuất và sử dụng ngày càng phổ biến cho các công tác rót và bơm phụt vữa, khi yêu cầu chất lượng và thời gian thi công rất nghiêm ngặt trong xây dựng công trình mới cũng như sửa chữa công trình cũ

1.2. CÁC LOẠI VỮA SỬA CHỮA THÔNG DỤNG

Các loại vữa trộn sẵn có thể được phân ra 2 nhóm chính tuỳ theo cách thi công là:
- Vữa rót
+ Vữa rót gốc xi măng không co ngót
+ Vữa rót gốc êpoxy
- Vữa trát
+ Vữa trát gốc xi măng- polymer biến tính
+ Vữa trát gốc êpoxy
Người ta chọn loại vữa nào để dùng là tuỳ theo các điều kiện thi công và yêu cầu sử dụng của kết cấu trong lúc đang sửa và sau khi sửa xong .

2 . VỮA RÓT GỐC XI MĂNG KHÔNG CO NGÓT

Đó là loại vữa nở gốc xi măng có cường độ cao và cường độ sớm tuỳ theo nhiệt độ môI trường và loại vữa được dùng. Vữa này thường được cung cấp dưới dạng bột khô trong túi ny lông - giấy và sẵn sàng để trộn với nước

Vữa này có đặc tính nở thể tích theo 2 giai đoạn. Kết quả của giai đoạn nở ban đầu do sự hình thành của khí, và nó bắt đầu khi mà bột được trộn vứi nước. Quá trình này được kéo dài 15 -30 phút trong khi vữa vẫn giữ nguyên tính chảy lỏng của nó.

Giai đoạn nở thứ hai do các phản ứng hoá học gây ra khi vữa hoá cứng dần dần, nó bắt đầu một - hai ngày sau khi trộn nước.
Để đạt được hệ quả tối ưu, cần phải rót vữa ngay sau khi trộn xong. Các hãng sản xuất thường chế sẵn 2 loại có thời gian phản ứng khác nhau để người sử dụng tuỳ trọn:
- Loại có nhiệt độ phù hợp phản ứng từ 0o - 150 ví dụ như Grout 210
- Loại có nhiệt độ phù hợp phản ứng từ 15o- 30o ví dụ như Grout 214

Nếu sử dụng một loại vữa ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thích hợp của vữa đó thì thời gian sống của vữa sẽ rút ngắn lại. Mặt khác nếu vữa ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ thích hợp của nó thì vữa sẽ chậm đạt cường độ mong muốn.

Một số Công ty như Công ty SIKA còn chế tạo loại vữa trộn sẵn có xi măng bền sun-íat loạI V theo ASTM C 150

3. VỮA RÓT GỐC EPÔXY VÍ DỤ: SIKADUR 732

Các loại vữa rót gốc epôxy thường được chế tạo gồm 3 thành phần để riêng rẽ là :
- nhựa êpôxy đã trộn chất hoá dẻo chất A
- chất hoá cứng , thường là Polyamine chất B
- cốt liệu nhỏ mịn đã được pha trộn theo cấp phối hợp lý nhất chất C

Trước khi dùng cần phải trộn A với B trước cho đều bằng tay khuấy. Sau đó rót chậm bột C vào và tiếp tục khuấy cho đều lúc có vữa nhuyễn.
Các Công ty cung cấp sản phẩm đều đong lường sẵn các thành phần đúng tỷ lệ thiết kế và đóng gói sẵn để cung cấp từng bộ cho khách hàng. Người ta thường chế tạo 3 loại vữa khác nhau :
- Loại vữa hoá cứng nhanh ở nhiệt độ thấp
- Loại vữa hoá cứng bình thường ở nhiệt độ bình thường
- Loại vữa hoá cứng chậm ở nhiệt độ cao

Các ưu điểm của loại vữa này là:
- Hoá cứng nhanh tuỳ theo nhiệt độ môi trường và loại vữa
- Độ dính bám cao với bề mặt khoáng chất bê tông và bề mặt thép
- Vật liệu chịu rung tốt
- Hoá cứng mà không co ngót
- Độ bền cao chịu hoá chất ăn mòn
- Cường độ cơ học cao. hơn hẳn loại vữa gốc xi măng-polymer biến tính , có thể đạt đến 50-70 MPa

Loại vữa rót này đặc biệt thích hợp cho tình huống phải chịu tải trọng rung động.Ví dụ khi dùng để lấp các lỗ chôn bu-lông máy có độ rung lớn . Hoặc dùng để rót lấp đầy các chỗ khuyết tật như rỗng , sứt vỡ bê tông . Những khi cần thi công sửa chữa nhanh trong đêm như đối với kết cấu cầu đường , sân bay càng nên dùng loại vữa này .

4. VỮA TRÁT SỬA CHỮA GỐC XI MĂNG - POLYMER BIẾN TÍNH

4.1.KHÁI MIỆM :

Loại vữa sửa chữa này cũng có thể gọi là loại bê tông xi măng poocland-polymer hoặc bê tông Latex biến tính hoặc một số tên gọi khác , thực chất là hỗn hợp của xi măng với cốt liệu được trộn với nước mà trong nước đã có hoà tan các loại polymer hữu cơ nào đó có tính năng phù hợp .
Các polymer đó có các phân tử lớn được ghép lại từ hàng nghìn phân tử đơn giản . Các polymer có dạng Latex hoặc dạng bột không tan . Latex là hỗn hợp của polymer hữu cơ tan với nước . khi dùng loại bột không tan thì nó sẽ được trôn với xi măng và cốt liệu để sau đó mới cùng hòa vào nước .
Nói chung ,các chất Latex và bột không tan được chế tạo theo một quá trình giống như khi polymer hóa nhũ tương . Nếu chỉ có một loại monomer được dùng thì polymer sẽ là polymer đồng nhất . Nếu có hai hay nhiều monomer được dùng thì polymer sẽ là copolymer

4.2 . POLYMER LÀM ĐƯỢC ĐIỀU GÌ

Khi pha thêm polymer ở nồng độ tối ưu thì ít nhất cũng làm tăng gấp đôi gía thành của nguyên liệu . nhưng điều này tạo ra chất lượng vật liệu sữa chữa tốt hơn so với loại vữa thông thường . Thời giờ trộn cần phải ngắn nhưng đủ hiệu quả để tránh bọt khí xâm nhập vào vữa . Ngoài ra vì tỷ lệ nước / xi măng thừờng thấp nên có yêu cầu phải bảo vệ chống mất nước ngay sau khi thi công đẻ tránh các vết nứt co ngót-dẻo

Nguyên nhân kinh tế cơ bản khiến chúng ta dùng các polymer trong hỗn hợp xi măng là chúng cải thiện độ dính bám hoặc tăng được độ chống thấm . Mọi loại polymer đang dùng hiện nay đều cải thiện được độ dính bám nhưng không phải loại nào cũng tăng được độ chống thấm .

Sự làm biến tính polymer cũng sẽ cải thiện được các tính chất khác như cường độ chịu uốn , cường độ chịu kéo , cường độ chống mài mòn .v.v... Nhưng thực ra chúng ta đều biết có những biện pháp rẻ tiền hơn để đạt được các mục tiêu đó .

Mặc dù sự biến tính polymer làm tăng nhiều đặc tính tốt về cường độ , nó lại không làm tăng được cường độ nén , mà đôi khi còn làm giảm chút ít . Tuy nhiên do các loại vữa xi măng - polymer biến tính không đòi hỏi việc bảo dưỡng ẩm thông thường nên lại có thể đạt cường độ nén cao hơn so với các loại vữa tương tự chưa được làm biến tính mà lại không được bảo dưỡng ẩm đúng quy cách .

So với loại vữa tương tự không biến tính , sự biến tính polymer làm tăng độ từ biến làm giảm môdul đàn hồi và giảm co ngót .

4.3 . CÁC POLYMER HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO .

Sự biến tính polymer trong vữa xi măng được khống chế bởi hai quá trình
- quá trình thuỷ hóa xi măng
- quá trình tạo màng của các phần tử polymer

Nói chung sự thuỷ hóa xi măng xảy ra trước tiên , sau đó hỗn hợp vữa sẽ hóa cứng dần , các phần tử hạt polymer trở nên bị tập trung trong cái khoảng trống rỗng. vì lượng nước giảm dần đi do chúng tham gia vào quá trình thủy hóa xi măng , vừa có sự tạo hơi khí nên các hạt pôlymer dần dần biến đổi thành các màng polymer . Các màng này lẫn với xi măng đã thuỷ hóa cùng bao phủ các hạt cốt liệu., nhờ thế mà cải thiện được nhiều tính chất bê tông so với trường hợp vữa xi măng tương tự mà không có polymer biến tính .

Chính do yêu cầu phải có được hiện tượng tạo màng polymer mà vữa xi măng polymer biến tính VXMPLMBT có thể cho phép bảo dưỡng khô . Nếu dùng biện pháp bảo dưỡng ướt thì sự tạo màng polymer sẽ xảy ra chậm và sẽ không nhận được hết các ưu điểm của polymer biến tính . Do VXMPLMBT nhạy cảm hơn với các vết nứt co ngót -dẻo so với bê tông thông thường nên độ ẩm tương đối trên bề mặt của nó cần phải được duy trì cỡ 100% cho đến khi mà cường độ bê tông đạt đủ mức chịu đựng được lực do co ngót .

Các vết nứt co ngót -dẻo xuất hiện là do sự bay hơi nước trên bề mặt hỗn hợp .Do đó phải bảo dưỡng bằng cách ngăn chặn sự bốc hơi này nhờ các màng phủ bảo dưỡng .

4.4 . LOẠI POLYMER NÀO NÊN DÙNG

Các loại polymer được chế tạo bằng cách nhũ tương hóa polymer đã được dùng rộng rãi trong nhiều ngành nhưng lại hầu hết không thích hợp để dùng chung với xi măng . Các loại Latex có thể được phân loại bởi dấu điện tích của các hạt của nó . Nếu hạt có dấu âm ,chúng là loại Anionic , nếu hạt có dấu dương ,chúng là Nonionic . Hơn 90% các loại polymer được chế tạo bầng cách nhũ tương polymer hóa đều là loại Anionic . Chúng thiếu sự ổn định cần thiết để chịu được các chất hoá học thoát ra từ xi măng thuỷ hoá . Vì vậy mọi loại polymer được dùng với xi măng đều là loại Noionnic và có hàm lượng tương đối cao của srfaetant hoặc xà phòng .

Sau đây là danh sách các polymer chính được dùng với xi măng :
- copolymer Styrene-butadiene S-B
- các polymer và copolymer Acrylic Polyacrylic ester
- copolymer Styrene-acrylic S-A
- homopolymer Vinyl acetate PVA
- copolymer Viniyl acetate VAC với Ethylene, Acrylic ester hoặc Vinyl ester của axít versatic VEOVA .

Giá thành của polymer phụ thuộc chủ yếu vào các monomer nguyên liệu . PVA là loại rẻ nhất , rồi đến VAC , rồi S_B, rồi S_A , và đắt nhất là Acrylic . Nhưng hiển nhiên là không phải lúc nào cũng chọn dùng PVA . Chất này có 1 khuyết điểm cơ bản ; nếu PVA trộn vào VXMPLMBT mà bị ướt thì PVA mất các tinh chất hoá học tốt và vật liệu tổng hợo sẽ có chất lượng kém hơn vữa thông thường .

Vậy thì nên dùng VAC chăng ? , Cũng không nên dùng phổ biến mà chỉ dùng cho trường hợp bê tông bị lộ ra ở nơi ẩm ướt nhưng không ở trong những điều kiệ khắc nghiệt .
Loại vữa có S-B cho các tính năng tốt nhất , trừ tính ổn định mầu sắc dưới ánh nắng . Vữa có S-A không có khuyết điểm đó , còn Acrylic thì tốt nhất

4. 5 . NÊN DÙNG BỘT HAY DÙNG DUNG DỊCH LATEX

Nói chung nên dùng bột polymer nếu điều kiện cho phép hợp lý trong chế tạo vữa trộn sẵn . Như vậy sẽ tránh được việc phải chứa vật liệu trong các thùng phuy . Chế tạo bột vữa trong Nhà máy cũng sẽ cho chất lượng tốt hơn . Vậy tại sao không chỉ sử dụng loại bột polymer . Đó là vì nó đắt hơn . Muốn có bột phải chế tạo xong dung dịch Latex rồi mới cô đặc lại thành bột . Vởy là đắt gấp 1,5 - 2 lần so với Latex ban đầu
Một đặc điểm đáng lưu ý là với hàm lượng như nhau thì vữa có bột chỉ đạt 90 % các trị số đặc trưng chất lượng so với vữa có Latex .

4.6 . TỶ LỆ PHA TRỘN HỢP LÝ

Tỷ lệ điển hình tối thiểu của polymer / xi-măng là 0,1 theo thể tích . Nơi nào cần độ dính bám cao hơn và độ chống thấm cao hơn thì lấy tỷ lệ 0,15 .

4.7 . PHƯƠNG PHÁP TRÁT VỮA

Cách pha trộn vữa và trát vữa cũng như đối với loại vữa xi măng thông thường . Vữa nên được trát bằng bàn chải để đảm bảo tiếp xúc tốt với bề mặt cần trát vữa . Phải trát vữa khi bề mặt còn đang ẩm ướt .

4.8 . CÁC LỌAI VỮA XI MĂNG - POLYMER BIẾN TÍNH CÓ PHẢI LÀ VẬT LIỆU SỬA CHỮA LÝ TƯỞNG HAY KHÔNG

Những yêu cầu đối với một loại vật liệu sửa chữa lý tưởng là :
- co ngót ít
- cường độ chịu kéo cao
- mô đun đàn hồi thấp
- độ từ biến kéo cao
- cường độ nén tối ưu
- dính bám tốt với bề mặt bê tông cũ
- dễ trát , dẽ thi công .

4.9 . CÁC LỌAI VỮA THƯƠNG PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG NƯỚC TA

Ngày nay các công ty thường chế tạo 2 nhóm vữa trát xi măng polymer biến tính là :
- Loại có 2 thành phần riềng rẽ, sẽ được trộn trước khi dùng với nhau
ví dụ hệ thống Sika Top-
- Loại có 1 thành phần, chỉ cần trộn với nước trước khi dùng.
ví dụ hệ thống Sika MonoTop

4.9.1. VỮA TRÁT XI MĂNG - POLYMER BIẾN TÍNH , 2 THÀNH PHẦN
VÍ DỤ : SIKATOP

Nói chung 2 thành phần đó là:
Chất A : Keo Polymer
Chất B : Xi măng cường độ cao trộn sẵn với cát thạch anh có cấp phối tối ưu để đạt tính chảy lỏng tốt nhất.

Trước khi dùng chỉ cần trộn 2 chất nói trên với nhau
Cường độ của vữa sẽ tuỳ theo vào cả thành phần và độ lớn của hạt cốt liệu. Ví dụ có loại dùng cỡ cốt liệu 1,2mm, có loại dùng cỡ 3mm.

Các tính chất đặc biệt của những loại vữa này là:
- Cường độ uốn kéo cao
- Độ chống thấm cao
- Độ chịu mài mòn cao
- Dính bám rất chặt với bề mặt chất khoáng như bê tông.
- Độ bền cao chịu uốn nước có hoà tan muối

4.9.2. VỮA TRÁT XI MĂNG - POLYMER BIẾN TÍNH LOẠI CÓ 1 THÀNH
PHẦN , SẼ ĐƯỢC TRỘN VỚI NƯỚC TRƯỚC KHI TRÁT
VÍ DỤ : SIKAMONOTOP
SIKAMONOTOP - 610
SIKAMONOTOP - 615 HB
SIKAMONOTOP - R

5 . VỮA TRÁT SỬA CHỮA GỐC EPÔXY

Các loại vữa trát gốc epôxy tương tự như vữa rót gốc epoxy cũng thường được chế tạo gồm 3 thành phần để riêng rẽ là :

- nhựa êpôxy đã trộn chất hoá dẻo chất A
- chất hoá cứng , thường là Polyamine chất B
- cốt liệu nhỏ mịn đã được pha trộn theo cấp phối hợp lý nhất chất C

Trước khi dùng cần phải trộn A với B trước cho đều bằng tay khuấy. Sau đó rót chậm bột C vào và tiếp tục khuấy cho đều lúc có vữa nhuyễn . So với loại vữa rót thì loại vữa trát se có thành phần bột chất C nhiều hơn

Các Công ty cung cấp sản phẩm đều đong lường sẵn các thành phần đúng tỷ lệ thiết kế và đóng gói sẵn để cung cấp từng bộ cho khách hàng. Tương tự như như loại vữa rót , người ta cũng thường chế tạo 3 loại vữa trát khác nhau :
- Loại vữa hoá cứng nhanh ở nhiệt độ thấp
- Loại vữa hoá cứng bình thường ở nhiệt độ bình thường
- Loại vữa hoá cứng chậm ở nhiệt độ cao

Các ưu điểm của loại vữa này cung giống như của loại vữa rót :
- Hoá cứng nhanh tuỳ theo nhiệt độ môi trường và loại vữa
- Độ dính bám cao với bề mặt khoáng chất bê tông và bề mặt thép
- Vật liệu chịu rung tốt
- Hoá cứng mà không co ngót
- Độ bền cao chịu hoá chất ăn mòn
- Cường độ cơ học cao. hơn hẳn loại vữa gốc xi măng-polymer biến tính , có thể đạt đến 50-70 MPa

Loại vữa trát này đặc biệt thích hợp cho tình huống phải chịu tải trọng rung động .Ví dụ khi dùng để trát vá sửa các chỗ sứt vỡ của bệ máy có độ rung lớn khi máy chạy . Những khi cần thi công sửa chữa nhanh trong đêm như đối với kết cấu cầu đường , sân bay càng nên dùng loại vữa trát này . Các vết nứt sau khi đã ổn định không tiếp tục phát triển nữa trong kết cấu nhà , cầu đường cũng có thể được trát lấp kín bằng loại vữa trát êpôxy này để đảm bảo tính chống thấm và đạt cường độ cao sớm .

6. NHỮNG NGUYÊN TẮC THI CÔNG VỮA SỬA CHỮA TRỘN SẴN

6.1. CHUẨN BỊ BỀ MẶT
6.1.1. CÁC YÊU CẦU

Bất cứ nơi nào có yêu cầu truyền lực qua đều cần phải chuẩn bị bề mặt một cách kỹ lưỡng. Có thể tóm tắt 3 yêu cầu đối với bề mặt chuẩn bị được rót vữa vào là:
- Bền chắc
- Sạch
- Ôn định. Không biến dạng
- Dễ dính bám với vữa sửa chữa sẽ được rót hoặc trát vào
Các loại bề mặt gốc xi măng như bê tông, vữa cần phải:
- Sạch không có dầu, mỡ, bụi, chất bẩn
- Không còn các chất đã dùng để bảo dưỡng bê tông
- Không có các mảnh vụn của bê tông hay vữa,
Các bề mặt kim loại thì cần phải :
- Sạch không có dầu mỡ chất bẩn
- Được cạo gỉ sạch lộ ánh kim.

6.1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUẨN BỊ BỀ MẶT

Những phương pháp để làm sạch bề mặt được lựa chọn tuỳ theo các điều kiện kết cấu, máy thi công sẵn có, tầm quan trọng của liên kết, tính chất của vữa sửa chữa rót ; Nói chung thường dùng các phương pháp sau :
- Phun cát
- Phun nước áp lực cao
- Đục tẩy bề mặt
- Đánh xờm tạo nhám.
- v.v...

6.1.3. ĐỘ THÔ NHÁM CẦN THIẾT CỦA BỀ MẶT

Nói chung càng làm nhám bề mặt càng tốt , miễn là không cản trở sự chảy lỏng của vữa rót đi khắp nơi

6.1.4. TƯỚI ẨM BỀ MẶT BÊ TÔNG CŨ

Để đảm bảo cho bê tông cũ sẽ dính bám tốt với các loại vữa sửa chữa gốc xi măng không co ngót hoặc gốc xi măng -polymer biến tính chúng ta đều cần phải tạo ra tình trạng bão hoà nước cho bề mặt bê tông cũ sao cho tránh được sự mất nước của vữa mới . Nếu bị mất nước thì vữa sẽ bị giảm cường độ , giảm tính chảy lỏng của vữa rót khiến cho vữa không thể chảy lan đến mọi chỗ cần lấp đầy .
Tuy nhiên cũng phải loại trừ tình trạng để nước đọng trên bề mặt băng cách thổi khí ép chẳng hạn .

Ngược lại ,khi dùng các loại vữa sửa chữa gốc êpôxy thì lại nên làm khô bề mặt bê tông cũ vì sẽ tăng được độ dính bám . Tuy nhiên để dễ dàng cho Nhà thầu thi công ở ngoài trời , các Công ty bán vữa trộn sẵn như Công ty SIKA cũng cung cấp loại vữa gốc epõxy có thể thi công ngay cả trên bề mặt còn ẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng cần thiết sau khi sửa chữa

6.2. CÔNG TÁC VÁN KHUÔN

Để rót vữa hoặc bơm phụt vữa lỏng sửa chữa có thể phải dùng ván khuôn trong một số trường hợp nào đó . Ván khuôn thường có hình dạng thích hợp , đảm bảo kín khít và vững chắc , chịu được mọi rung động và cả sự trương nở của vữa rót khi hoá cứng.
Thành bên của ván khuôn pjải làm cao hơn cao độ sẽ được rót vữa để lúc rót thì vữa có đủ áp lực chảy lỏng đi đến lấp kín mọi chỗ hổng ,rỗng bên trong ván khuôn . Mọi khe hở có nguy cơ làm rò rỉ vữa đều phải đưởctám bịt kỹ lưỡng . Mặt khác cũng phải tạo lối thoát khí trong luc rót vữa vào ván khuôn .

Bên trong ván khuôn cần làm nhẵn , bôi trơn để dễ tháo ván khuôn và tạo ra bề mặt láng đẹp sau khi sửa chữa .

6.3. TRỘN THÊM ĐÁ NHỎ VÀO VỮA RÓT CHẾ SẴN

Khi hốc lõm cần lấp đầy có thể tich lớn thì để giảm bớt nguy cơ co ngót và tiết kiệmvật liệu có thẻ độn thêm đá dăm nhỏ vào vữa rót .Kích cỡ đá có thể chọn tuỳ theo thể tích chỗ rỗng ví dụ 4- 8 mm , 8-16 mm , 8-16 mm , 16-32 mm . Hàm lượng đá nhỏ trộn vào phụ thuộc độ linh động của vữa , nói chung nên là trong khoảng 50 - 100 % theo trọng lượng vữa bột . Tờt nhiên ,đá độn càng nhỏ thì vữa càng dễ rót hơn .

6.4. CHÈN ĐÁ DĂM VÀO LỖ HỐC TRƯỚC RỒI RÓT VỮA SAU

Một biên pháp khác để tiết kiệm vữa là chèn đá dăm vào hốc cần lấp đầy trước khi rót vữa vào đó . Muốn thế phaỉ dùng loại vữa có cốt liệu rất mịn . Nên làm như trong hình vẽ minh hoạ sau, theo trình tự :
- rót một lượng vữa trộn sẵn vào đáy hốc lõm
- thêm đá dăm chèn chìm vào trong vữa
- rót thêm vữa vào hốc , rồi lại chen thêm đá độn
- cứ làm lặp lại mãi các chu kỳ đó cho đên khi lấp gần đầy hốc
- trên cùng phải có lớp vữa rót đủ dày để tạo bề mặt phẳng , láng đẹp

6.5. RÓT VỮA LẤP HỐC TRÊN TƯỜNG THẲNG ĐỨNG HOẶC Ở VỊ TRÍ NGỬA TRÊN TRẦN

Xét trường hợp cần chôn các bu lông neo hoặc cá thanh thép vào các hốc lõm ở vị trí thăng đwng trên tường hay trên trần . Khi đó nên chèn vữa vào trước váo trong các hốc hay lỗ khoan , sau đó mới vừa cắm vữa xoay để ấn thanh thép hoặc bu lông vào hốc .
Kiểu ứng dụng này đòi hỏi loại vữa trôn sẵn có độ sệt caođể không bị chảy hết ra ngoài hốc nhưng lại sệt ở mức độ sao cho dễ dàng cắm được thanh thép hay bu lông neo vào hốc . Loại vữa đó thường phải là loại vữa thỉotopic có tính dính bám rất cao với cả thép và bê tông . Nên dùng loại vữa gốc epoxy như SIKADUR-731 .

6.6. NẾU LỖ RỖNG HAY KHE HỞ QUÁ NHỎ

Khi lỗ rỗng nhỏ hay khe hở nhỏ mà không thể rót vữa trộn sẵn cho ngấm sâu vào dược , nhưng lại chưa bé đến bằng 0,5 mm thì có thể dùng súng tiêm để tiêm keo epoxy vào trong khe đó . Ví dụ tiêm vữa lỏng Sikadur-731 mà không cần chôn trước các đầu tiêm

7 . CÁCH CHỌN LỌAI VỮA PHÙ HỢP

Nhiều loại vữa sửa chữa có những tính năng và phạm vi áp dụng tối ưu riêng khác nhau .
Do đó nên theo sơ đồ gợi ý sau đây mà chọn lựa và nên xem kỹ các tài liệu kỹ thuật cua Công ty bán sản phẩm trước khi chọn dùng loại nào .

KHÔNG Vữa có bị lộ ra và chịu tác động của ăn mòn hoá học không CÓ
KHÔNG Vữa có phải chịu tải sớm ngay sau lúc thi công hay không CÓ
KHÔNG
Vữa có phải chịu tải rung động nhiều trong khi và sau khi hoá cứng không CÓ
CÓ Nhiệt độ khai thác lâu dài có cao hơn 70 C hay không KHÔNG
KHÔNG Có cần loại vữa dính bám rất chặt với thép hay không CÓ

VỮA GỐC XI MĂNG VỮA GỐC EPOXY

8. VÀI KINH NGHIỆM DÙNG VỮA XI MĂNG - POLYMER BIẾN TÍNH TRONG SỬA CHỮA CẦU .

Năm 1995 , Trường Đại Học Giao thông Vận tải và Cục Đường bộ Viêt-nam , Khu Quản ly đường bộ 5 đã sử dụng kết hợp một số loại bê tông polymer tự pha chế với các loại vữa xi măng - polymer biến tính do Công ty SIKA cung cấp để gia cố 49 trụ cầu BTCT cũ của cầu Đà-rằng trên Quốc lộ 1 A thị xã Tuy-hoà .

Trong loại vữa xi măng -polymer biến tính này đã có trộn sẵn các mẩu sợi tổng hợp ngắn . Kinh nghiệm cho thấy : so với bê tông polymer gốc epoxy thì vữa polymer biến tính có ưu điểm là cho phép không cần dùng ván khuôn mà dùng bay trát vữa dễ dàng hơn nhiều , đặc biệt là thi công trong điều kiện ngoài trời gió mạnh , độ ẩm bề mặt bê tông cao , phải thi công từ phía dưới đáy bệ vẫn đảm bảo chất lượng , không bị co ngót và nứt , đạt cưòng độ trung bình 250 kg/cm2 sau 24 giờ .

Cuối năm 1995 , kỹ thuật tương tự cũng đã được dùng để bảo trì 3 nhịp dầm cầu Gia-Tân trên tuyến đường cao tốc Bắc Thăng Long- Nội bài đạt kết quả tốt . cưòng độ trung bình đạt 320 kg/cm2 sau 24 giờ

Tháng 6 năm 1996 , cầu Bà -Phủ trên tuyến đường Quốc lộ 51 đi Đồng Tháp Mười ở độ tuổi 70 năm đã đựoc sửa chữa bằng vật liệu tương tự đạt kết quả tốt , Điều này đã mở ra triển vọng rộng lớn sử dụng vữa xi măng -polymer biến tính trong sửa chữa các cầu cũ

Trong khu vực Hà Nội , vật liệu này được dùng rộng rãi cho sửa chữa nhiều khuyết tật của nhièu công trinh lớn đang được xây dựng như Khách sạn HORIZON , Công trình Tháp Hà -nội trên mảnh đất cũ của Nhà tù Hoả-Lò .v.v...

Các kết quả nói trên cho phép rút ra vài nhận xét :
- Việc áp dụng bê tông polymer và vữa polymer trong sửa chữa bê tông cũ mác 200-300 và bê tông mới mác 400-500 của kết cấu cầu cung như các kết cấu xây dựng khác là hợp lý và có hiệu quả tốt , đặc biệt đối với các công trình cầu BTCT cũ khi bắt buộc phải thi công nhanh mà vẫn phải đảm bảo thông xe bình thường qua cầu . Kết quả này cũng có thể tham khảo áp dụng cho các loại công trình xây dựng khác
- Khi có yêu cầu sửa chữa những hư hỏng bề mặt sâu không quá 5-6 cm và đòi hỏi mác bê tông 200-300 , nên dùng vữa polymer biến tính kiểu như loại SikaMonotop với ưu điểm dễ thi công và có giá thành không cao .
- Khi có yêu cầu sửa chữa đạt mác 400-500 cho các kết cấu BTCT dự ứng lực , nên dùng bê tông polymer tự chế tạo hoặc mua sẵn vữa rót trộn sẵn từ các Công ty chuyên nghành cung cấp vật liệu đặc biệt như SIKA ,v.v...

Nguồn tin : gtvt.org
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)