• Đô thị là động lực phát triển kinh tế của thế kỷ 21. Đô thị tạo ra môi trường cạnh tranh, đổi mới, sáng tạo, mang sự thịnh vượng cho xã hội. Nhưng đô thị cũng thực hiện những trọng trách lớn, đó là phải cung cấp môi trường đáng sống cho cư dân, tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế, mang lại lợi ích cho mọi công dân và thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững về môi trường, công bằng xã hội, kiên cường trước các thế lực gây rối, bền bỉ chống chịu với thiên tai, dịch bệnh. Theo UN, để đạt được Mục tiêu Phát triển bền vững, ước tính hàng năm cần tới 3-4 nghìn tỷ đô la Mỹ. Các đô thị đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách thiếu hụt nguồn tài chính này. Vì đô thị hóa là những chuyển đổi trong nền kinh tế quốc gia, ngày càng nhiều người rời xa làm việc trực tiếp với tài nguyên thiên nhiên với nguồn thu nhập thấp, hướng tới công nghiệp và dịch vụ đạt năng suất và thu nhập cao hơn. Cho đến nay, có tới 70-80% hoạt động kinh tế được tạo ra ở các thành phố. Như vậy, nguồn thu tài chính của các quốc gia chủ yếu đến từ các đô thị góp phần cho sự phát triển bền vững.

  • Tóm tắt: Mô hình thông tin công trình (BIM) có ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp xây dựng. Tuy nhiên, các công cụ và quy trình BIM áp dụng cho các dự án sử dụng công nghệ chế tạo sẵn còn hạn chế. Nghiên cứu này nhằm xác định các lợi ích, rào cản và cơ hội của việc áp dụng BIM vào ngành công nghiệp chế tạo sẵn của Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp kết hợp giữa xem xét các nghiên cứu trước và câu hỏi khảo sát.  Kết quả khảo sát chỉ ra BIM giúp giảm lỗi thiết kế, giảm khác biệt của sản phẩm cuối cùng và tăng khả năng tùy chỉnh hàng loạt. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc trao đổi thông tin liên tục và kịp thời giữa các bên tham gia dự án là yếu tố quan trọng để áp dụng BIM trong công nghệ chế tạo sẵn.

  • Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng rất lớn tới mọi hoạt động của đời sống xã hội trong đó có ngành xây dựng nói chung và cầu đường nói riêng. Công nghệ mới giúp tất cả các bên tham gia tiếp cận dự án hiệu quả hơn từ khâu thiết kế, thi công tới vận hành. Nắm bắt và ứng dụng công nghệ mới trong ngành xây dựng là nhu cầu cấp thiết đối với tất cả doanh nghiệp. Tùy vào quy mô, đặc thù của từng doanh nghiệp và việc ứng dụng các công nghệ mới sẽ khác nhau. Bài viết cung cấp thông tin về các xu hướng công nghệ kỳ vọng giúp tăng hiệu suất xây dựng công trình giao thông.

  • 1. Đặt vấn đề
    Với hơn 3000 đảo lớn nhỏ và 125 bãi biển có bờ cát mịn, đẹp, Việt Nam là nơi có điều kiện lý tưởng và có giá trị đặc biệt về phát triển du lịch biển. Nhiều dự án nâng cấp cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng tại các khu vực biển đảo với các khu nghỉ dưỡng sang trọng, hiện đại đã và đang được thực hiện, đặc biệt là tại các địa phương có cảnh quan đẹp nổi tiếng như Hạ Long, Cát Bà, Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang, Khánh Hòa…Du lịch biển góp phần cải thiện đáng kể bộ mặt kinh tế/xã hội của các địa phương ven biển, tuy nhiên sự phát triển thiếu định hướng và thiếu kiểm soát cũng gây ra nhiều bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của những ngư dân quanh năm bám biển.
  • Việt Nam là một trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH) trên thế giới. Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều hiện tượng như lũ lụt, sạt lở đất, gió bão, nước biển dâng, xâm nhập mặn…với tần suất ngày càng cao, mức độ tàn phá ngày càng nặng nề hơn đối với môi trường, đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam.

  • Mở đầu

    Ngày nay với xu hướng phát triển đô thị hóa, lượng dân cư tập trung về địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng tăng. Điều này khiến cho nhu cầu về nhà ở đặc biệt là nhà ở cao tầng ngày càng tăng cao. Đặc biệt trong những năm gần đây tốc độ xây dựng nhà ở cao tầng tại Hà Nội ngày càng tăng cao về mật độ xây dựng. Việc xây dựng nhà ở cao tầng cùng lúc này khiến cho mức độ ô nhiễm bụi không khí tại Thủ đô ngày càng tăng cao, nhà ở cao tầng là một trong những đối tượng chịu nhiều tác động của việc ô nhiễm này. Ngoài ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường các công trình nhà ở cao tầng còn chịu nhiều tác động của bức xạ mặt trời nhất là trong những tháng mùa hè khi nhiệt độ trung bình tại Thủ đô có lúc lên cao từ 40-45 độ C. Cùng với đó việc phát triển cây xanh trong các công trình công cộng và nhà ở thấp tầng tại Việt Nam đang đón nhận được những dấu hiệu tích cực từ việc giảm bức xạ mặt trời, ô nhiễm, khói bụi và tiết kiệm nguồn năng lượng. Tại một số nước trên thế giới hiện nay, họ cũng đã và đang áp dụng phát triển đưa không gian cây xanh lên các công trình nhà ở cao tầng nhằm góp phần tăng lượng cây xanh đô thị, đáp ứng được mật độ cây xanh trong công trình và góp phần cải thiện tâm lý con người tại các khu vực trung tâm đô thị là nơi có mật độ xây dựng cao. Với định hướng nhà ở cao tầng là một trong những loại hình nhà ở phổ biến ở nước ta nói chung và tại Hà Nội nói riêng.

  • Chỉ trong vài thập kỷ qua, thiên tai đã tàn phá và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều mặt trong đời sống của người dân tại Việt Nam, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Những ảnh hưởng này ngày càng trầm trọng tại các khu vực đô thị, nơi tập trung đông dân và các cơ sở hạ tầng trọng yếu. Đặc biệt, các đô thị ven biển, ven sông phải thường xuyên đối mặt với các nguy cơ ngày một lớn về cả cường độ và tần suất của các hình thái thời tiết cực đoan như mưa bão, lũ lụt…Trong bối cảnh đó, các giải pháp giảm thiểu tác động truyền thống như xây dựng đê, đập hay hồ chứa thường đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng lớn và thời gian thực hiện dài. Tuy nhên, cách ứng phó này tiềm ẩn nhiều tác động không mong muốn như làm gián đoạn các quá trình tự nhiên, ảnh hưởng đến hệ sinh thái mà vẫn không đảm bảo khả năng bảo vệ đô thị khỏi thiên tai. Một cách tiếp cận khác với nhiều tiềm năng đang được giảm thiểu tác động tiêu cực đồng thời góp phần xây dựng các cộng đồng, các đô thị có khả năng chống chịu trước tác động của thiên tai. Trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu ngày một rõ rệt, cách tiếp cận thông qua giải pháp hạ tầng xanh (HTX) có nhiều tiềm năng trong việc giải quyết những vấn đề nan giải hiện nay của đô thị như ô nhiễm không khí, suy thoái tài nguyên và suy giảm chất lượng sống.

  • Thúc đẩy liên kết phát triển vùng đô thị (VĐT) là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai. Bài viết này hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết về phát triển liên kết vùng đô thị, tổng quan chính sách phát triển VĐT của Thái Lan, Nhật Bản và một số quốc gia ở Châu Âu. Những thành công trong phát triển vùng của Bangkok song hành cùng những hạn chế rất tương đồng với bối cảnh chính sách quy hoạch phát triển Vùng TP.HCM cần được xem xét và cân nhắc để tránh theo vết xe đổ. Những chính sách phát triển đô thị hiện đại của các quốc gia phát triển như Nhật Bản, các quốc gia Châu Âu đều là những bài học cho quy hoạch phát triển Vùng TP.HCM hướng tới một tầm cao mới. Bài viết cũng đã đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam nhằm thúc đẩy liên kết phát triển VĐT trong tương lai.

  • Quy hoạch đô thị và thị trường bất động sản

    Quy hoạch đô thị là hoạt động mà tổ chức các không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị, hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở…là những không gian tạo ra môi trường sống xung quanh của người dân trong đô thị. Tất cả các chỉ số này đều được thể hiện trên đồ án quy hoạch.

  • Có 2 loại công cụ để thực hiện quy hoạch vùng là đồ án quy hoạch vùng, chính sách phát triển vùng và công cụ quản lý phát triển. Chính sách phát triển vùng nói chung là kết hợp giữa quan điểm về KT-XH với xác định vị trí cụ thể trên lãnh thổ. Công cụ quản lý phát triển bao gồm: vành đai xanh, hạn chế phát triển, kiểm soát tốc độ tăng trưởng, ranh giới phát triển đô thị, khu vực cung cấp dịch vụ hạ tầng cho các giai đoạn phát triển… Công cụ tài chính bao gồm: thuế, phí nhằm tạo động lực từ các hoạt động phát triển vùng. Đây là công cụ nhà nước để yêu cầu đóng góp chi phí chung của phát triển hạ tầng khung hoặc làm giảm nhẹ những tác động tiêu cực trong quá trình thực hiện quy hoạch gây tác động (Evan-Cowley, 2006). Công cụ này được thể hiện trong hệ thống quy hoạch vùng, một mặt nhằm tạo điều kiện phát triển điều kiện thị trường, một mặt khuyến khích và thu hút những hoạt động phát triển mong muốn tại những khu vực chiến lược do quy hoạch xác định (Tiesdell và Allmendinger 2005). Những công cụ đó bao gồm ưu đãi cho dự án tái thiết nhằm tái cấu trúc đô thị đồng thời đảm bảo những phát triển thiết bền vững được xử lý (McCarthy,2002). Quỹ bảo tồn di sản kiến trúc đô thị nhằm tạo ra cơ chế ưu đãi cho xã hội để bảo tồn và giảm nhẹ hoặc loại bỏ tác động tiêu cực và hướng tới phát triển phù hợp được khuyến khích (Pruetz and Standrige,2008).

  • Năm 1922, Raymond Unwinn công bố cuốn sách “Thực tiễn quy hoạch đô thị”, đặt cơ sở nền móng cho lý thuyết thành phố vệ tinh. Lý luận này là cơ sở cho việc thiết lập một mạng lưới các thành phố nhỏ bao quanh một thành phố lớn với mục tiêu phân tán dân cư tại đô thị lớn tạo điều kiện sống tốt hơn cho người dân đô thị.

Tìm theo ngày :