• Sự phát triển, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông không chỉ góp phần tạo nên bộ mặt đô thị khang trang, hiện đại mà còn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản, quy hoạch, định hướng đầu tư, xây dựng các tuyến đường mới hay cải tạo, nâng cấp các tuyến đường cũ là sự thúc đẩy các cơ hội mới cho BĐS mới. Trong những năm trở lại đây, do tình trạng quá tải về quỹ đất và ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng, xu hướng phát triển giao thông xanh - thông minh đang là hướng đi đúng đắn để tạo ra sự bền vững. Bài viết đề cập các khía cạnh trong phát triển giao thông xanh - thông minh tác động đến thị trường bất động sản tương lai, gợi ra những hướng đầu tư BĐS mới, những cơ hội đón đầu cho các nhà đầu tư.

  • Phát triển đô thị xanh - xu thế thời đại

    Đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng khiến Việt Nam phải đối mặt với bài toán khó về phát triển đô thị và đảm bảo môi trường sống bền vững.

  • Các nền kinh tế tại Châu Á đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, kéo theo sự gia tăng nhanh chóng tốc độ đô thị hóa tại các thành phố lớn. Cũng nhờ sự phát triển đó mà thị trường bất động sản có thể đem lại nhiều cơ hội về nhà ở cũng như phục vụ các nhu cầu thương mại, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân đô thị. Thách thức đặt ra là làm sao để đảm bảo được sự hòa hợp giữa hệ sinh thái tự nhiên với không gian đô thị. Trong bối cảnh đó, một số thành phố tại Châu Á đã sớm tiên phong trong việc tìm ra lối đi để chung sống hòa hợp với thiên nhiên.

  • Quy hoạch phát triển không gian vùng đô thị đang là một xu hướng diễn ra tại các nước có tốc độ phát triển đô thị nhanh như tại Việt Nam, do các ưu điểm mà mô hình này đem lại trong việc kiểm soát phát triển đô thị tại các khu vực ngoại vi các đô thị lớn. Bên cạnh ý nghĩa trên, quy hoạch các đô thị vệ tinh còn tạo điều kiện cho phát triển các khu đô thị, nhà ở mới có hạ tầng đồng bộ và chất lượng môi trường sống tốt hơn so với các khu vực trung tâm đô thị. Phát triển các đô thị vệ tinh còn giúp thị trường bất động sản có dư địa phát triển mới do đáp ứng được các tiêu chí về giá thành, chất lượng môi trường phù hợp với xu thế sống và làm việc mới hiện nay đó là làm việc từ xam, làm việc tại nhà và sử dụng ngày càng phổ biến thương mại điện tử với sự hỗ trợ của công nghệ tin học và cuộc cách mạng 4.0

  • Vai trò của nhà ở xã hội đối với thị trường bất động sản nói riêng và nền kinh tế nói chung trong bối cảnh mới

    Khi nền kinh tế suy thoái, cần kích cầu vào những thị trường tạo ra nhiều sự chuyển biến dây chuyền nhất. Trong bối cảnh thị trường bất động sản chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh hiện nay, thị trường nói chung suy giảm, thì việc phát triển loại hình nhà ở xã hội cũng có thể coi là sẽ kích cầu thị trường.

  • Ứng phó với đại dịch Covid-19, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp y tế, khai báo, giãn cách xã hội… thì việc cần thiết là tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho người dân, đáp ứng việc thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc của cộng đồng. Theo đó, công tác nghiên cứu, đánh giá và xem xét lại cấu trúc đô thị là một trong những nội dung quan trọng, nhằm tái thiết lại hạ tầng, không gian công cộng, cây xanh, hướng đến nâng cao sức khỏe người dân. Bài viết nhằm tổng hợp một số xu hướng xây dựng, điều chỉnh đô thị nhằm ứng phó với Đại dịch Covid-19 mà hiện nay đang được nhiều nước trên thế giới khuyến khích như: Compact City, SuperBlocks, 15-Minute City, and Car-Free City. Tuy nhiên, để xây dựng các mô hình trên, các nhà nghiên cứu đô thị cũng khuyến khích về việc bổ sung Chính sách, nguồn vốn và Vai trò Chính phủ nhằm hướng đến xây dựng khối liên minh, hỗ trợ nhau trong xây dựng môi trường sống bền vững, cộng đồng địa phương nhưng liên kết quốc tế.

  • Hầu hết các nền quy hoạch trên thế giới đều có sử dụng chính sách ranh giới phát triển đô thị như một hình thức can thiệp để ngăn chặn sự phát triển tràn lan.

  • Do tập trung một lượng lớn dân cư và tài sản vật chất, các thành phố luôn là nơi đón nhận đầu tiên và nặng nề các tác động của các thảm họa và khủng hoảng, nhưng cũng lại là nơi có khả năng phục hồi tốt hơn sau thảm họa và khủng hoảng do tập hợp nhiều hơn các nguồn lực và kỹ năng để huy động nhằm khắc phục hậu quả. Thành phố khả phục hồi là thành phố có khả năng lấy lại, duy trì hoặc phục hồi chức năng trong trường hợp bị gián đoạn hoặc xáo trộn do các thảm họa và khủng hoảng ngày càng bất ngờ và có quy mô toàn cầu. Do đó, như một cơ thể sống, thành phố khả phục hồi cũng cần có các phẩm chất cần thiết để tạo ra cho mình một sức đề kháng nhất định. Đại dịch Covid-19 đã cho thấy khả năng phản ứng kịp thời của các đô thị Việt Nam. Đó cũng là một dấu hiệu rõ ràng nhất để chúng ta bắt buộc phải thay đổi tư duy “làm đô thị” với một số yếu tố cần được xem xét dưới góc độ quy hoạch, xây dựng và phát triển các đô thị Việt Nam từ đây về sau, nhằm giúp các thành phố trở nên nhân văn hơn, con người hơn để phục hồi mạnh mẽ hơn, và thích ứng hơn cho một tương lai đầy biến động

  • 1. Đặt vấn đề

    Trên thế giới, công nghệ xây dựng nói chung và công nghệ ván khuôn nói riêng đã rất phát triển. Những năm đầu thế kỷ XX, nước Mỹ đã xây dựng được các tòa nhà siêu cao tầng như: Empire State Building hoàn thành năm 1931, 102 tầng cao 318m tại New York; GE Building hoàn thành năm 1933, 69 tầng cao 250m tại New York; Strump Building hoàn thành năm 1930, 70 tầng cao 283m. Trong những thập niên gần đây, nhà cao tầng và siêu cao tầng đã phát triển rộng khắp từ châu Âu đến Châu Á, Châu Phi, điều đó chứng tỏ công nghệ thi công đã được ứng dụng và phát triển rất nhanh trên thế giới đặc biệt trong thi công nhà cao tầng và siêu cao tầng.

  • 1. Giới thiệu

    Thi công các công trình cao tầng đòi hỏi có hệ giàn giáo bao che chắc chắn và an toàn. Hệ giáo lưới bao che truyền thống, càng lên cao thì khả năng mất an toàn do ảnh hưởng bởi thời tiết (gió to, chuyển vị) có thể xảy ra những sai sót và tai nạn không mong muốn (rơi rớt vật dụng, đồ dạc, công nhân ra ngoài biển lắp giáo, lưới…). Tâm lý công nhân không an tâm khi là việc ngoài biên với hệ lưới bao che mỏng manh. Khi công trình sử dụng ván khuôn truyền thống và giàn giáo bao che chiếm một khoảng không gian trên mặt bằng thi công. Giai đoạn sau số lượng vật tư càng tăng cao, gây khó khăn trong công tác sắp xếp, quản lý, bảo quản và bàn giao thiết bị. Việc lắp dựng giàn giáo bao che đòi hỏi quá nhiều nhân lực và tiêu tốn thời gian, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tối ưu tiến độ thi công.

  • Tóm tắt:

    Kết cấu bê tông hoặc bê tông cốt thép được coi là khối lớn có kích thước đủ để gây ứng suất kéo, phát sinh do hiệu ứng nhiệt thủy hóa của xi măng, vượt quá giới hạn kéo của bê tông làm nứt bê tông và do đó cần phải có biện pháp để phòng ngừa vết nứt. Trong điều kiện nóng ẩm Việt Nam, kết cấu có cạnh nhỏ nhất (a) và chiều cao (h) lớn hơn 2m có thể được xem là khối lớn.

Tìm theo ngày :