Nhiều giải pháp xử lý chất thải thành năng lượng tái tạo

Thứ sáu, 01/07/2011 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Ngày 30/6, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam(VACNE) đã phối hợp với TCTy CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam(Vinaconex) tổ chức hội thảo Công nghệ đốt chất thải tái tạo nănglượng - khả năng triển khai tại Việt Nam với sự tham dự của gần 200 đạibiểu là các nhà quản lý, nghiên cứu, và doanh nghiệp… đang tham gia hoạtđộng, nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường, xử lý rác thải.
Hội thảo có mục đích nhằm tập hợp những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, giới chuyên môn về công nghệ đốt chất thải tái tạo năng lượng (Waste to Energy- WtE), đóng góp các kiến nghị tới cơ quan chức năng của nhà nước để có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm ứng dụng công nghệ này một cách hiệu quả tại Việt Nam.

Cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, xử lý rác đang trở thành vấn đề bức thiết của xã hội, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Ở Hà Nội, lượng rác tăng trung bình 15%/năm, với tổng lượng rác thải ước tính khoảng 5.000 tấn/ngày. Dự tính đến năm 2012 các bãi chứa rác Hà Nội sẽ lấp đầy. Tại TP Hồ Chí Minh, các bãi chứa rác cũng đã bị lấp đầy mấy năm nay, trung bình mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải ra môi trường. Trung bình hàng năm TP Hồ Chí Minh phải chi 235 tỷ đồng để xử lý rác. Tuy nhiên, việc xử lý rác hiện nay đang sử dụng những công nghệ rất thô sơ, việc chôn lấp rác chiếm tới 98%, dễ gây ô nhiễm môi trường và rất khó có thể xử lý. Trong khi đó, tiến độ xây dựng nhà máy xử lý rác lớn nhất Việt Nam vẫn đang ì ạch. Nhiều giải pháp đã được đưa ra như: lấy mùn do rác phân hủy từ các ô rác đem đi cải tạo đồng ruộng, xử lý rác thành phân hữu cơ, biến rác thành gạch và bê tong giá rẻ. Tuy nhiên việc xử lý rác thải không triệt để và hiện vẫn dừng ở quy mô nhỏ. Vì vậy, các chuyên gia tại Hội thảo đều cho rằng muốn giải quyết bài toán về rác thải cần tập trung đầu tư công nghệ xử lý rác.

Trên thế giới, công nghệ WtE đã được ứng dụng tại nhiều quốc gia và cho thấy đạt hiệu quả cao. Xu hướng các quốc gia đang chuyển sang sử dụng công nghệ WtE ngày càng cao và tỷ lệ áp dụng bãi chon lấp hợp vệ sinh ngày càng giảm. Như tại Mỹ, có tới hơn 100 nhà máy sử dụng công nghệ này. Ở Đức, Anh, Pháp cũng có hơn 60 nhà máy ở mỗi nước. Singapore, Thái Lan cũng đã xây dựng 3 nhà máy sử dụng công nghệ WtE.
Ưu điểm của công nghệ này là xử lý được rác triệt để, giảm khối lượng rác thải xuống chỉ còn 10%, không gây ô nhiễm môi trường, có thể tận dụng hơi trong lò đốt để phát điện… Nhiều nước thậm chí còn xây dựng nhà máy xử lý rác theo công nghệ này ngay trong thành phố vì nó không gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, rác thải được xử lý nhanh chóng… và có thể tận dụng nhiệt để sưởi cho các khu dân cư. Tuy nhiên, giá thành đầu tư công nghệ này cao hơn nhiều so với công nghệ truyền thống.

Theo các chuyên gia, việc xử lý rác thải phải đặt vấn đề môi trường lên hàng đầu. Đây là vấn đề an sinh xã hội và cũng là cho tương lai. Song các nhà đầu tư, địa phương cũng cần suy xét đến giá thành đầu tư, tổng lượng rác cần xử lý… và các yếu tố khác để có thể áp dụng công nghệ WtE. Các chuyên gia cũng đồng quan điểm cho rằng nếu có thể nên áp dụng trước tại 02 thành phố có lượng rác thải lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Ông Nguyễn Thành Phương- TGĐ Vinaconex cho biết, đơn vị sẽ tham gia nghiên cứu và triển khai công nghệ xử lý rác thải bởi đây là vấn đề có ý nghĩa an sinh xã hội rất lớn. Đây cũng là một trong những mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến, bên cạnh các hoạt động có ý nghĩa xã hội như: xây dựng nhà cho đồng bào vùng lũ, nhà ở cho người thu nhập thấp, cung cấp nước Sông Đà đáp ứng nhu cầu lớn về nước cho người dân Thủ đô…
 
Theo : Báo Xây dựng điện tử
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)