Long An bàn giải pháp phát triển đô thị

Thứ tư, 16/12/2015 11:55
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Ngày 15/12, Sở Xây dựng tỉnh Long An phối hợp cùng Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức hội Thảo “Phát triển đô thị Long An – Tiềm năng và nguồn lực”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh tới dự và chỉ đạo.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh phát biểu tại Hội thảo

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Linh nêu rõ định hướng phát triển đô thị với nội dung đồ án Quy hoạch xây dựng vùng đã định hướng xây dựng hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn tỉnh Long An cần gắn với các vùng sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo an ninh – quốc phòng, phát triển bền vững, đảm bảo hài hòa giữa đô thị và nông thôn.

“Dự kiến đến năm 2020 toàn tỉnh có 25 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại II (thành phố Tân An), 3 đô thị loại III, 8 đô thị loại IV và 13 đô thị loại V… Đồng thời trí hợp lý các vùng sản xuất công nghiệp trên cơ sở gắn kết vùng nguyên liệu trọng điểm, phù hợp với quy hoạch tổng thể trên cơ sở gắn kết vùng nguyên liệu trọng điểm, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.”- Thứ trưởng Linh chỉ rõ.

Ông Nguyễn Thanh Nguyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho rằng các đô thị Long An phát triển khá chậm chạp so với các tỉnh thành khác. Sự chậm chạp này đến từ các yếu tố chủ quan và khách quan. “Công tác này chậm do thiếu các ý tưởng định hướng có vai trò rất quan trọng để phát triển đô thị”, ông Nguyên xác định. “Thực tiễn cho thấy, các quy hoạch không thực thi được phần lớn do sai lầm trong định hướng. Sai lầm này đến từ các ý tưởng của lãnh đạo địa phương hoặc từ các nhà tư vấn. Về chủ quan, thường sai lầm định hướng quy hoạch vì không tính đến yếu tố thị trường… Các sai lầm này đã dẫn đến quy mô đô thị quá tầm so với thực tế, các hạ tầng từ giao thông, điện, nước, trường học, bệnh viện, khu dân cư… đều sai theo”, ông Nguyễn chỉ rõ những yếu kém của tỉnh tại hội thảo.

 

Một đồ án quy hoạch khu dân cư tại TP. Tân An – Long An.
 

Nhiều ý kiến cho rằng Long An là tỉnh có nhiều thế mạnh để phát triển đô thị với việc tiếp giáp TPHCM, giám Camphuchia và là điểm nuối giữa các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long với TPHCM và khu vực Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, dù nhiều thế mạnh nhưng tới nay, Long An phát triển đô thị quá chậm.

Ngoài ra, nhiều tham luận cũng chỉ ra những yếu kém của việc phát triển đô thị của tỉnh như nguồn lực đầu tư đã khiến tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng trong tỉnh Long An còn chậm, chưa theo kịp với yêu cầu phát triển công nghiệp, dân cư và đô thị.

Trong khi đó, trọng tâm trong giai đoạn 2016 – 2020 sẽ tập trung nâng loại đô thị đối với thị trấn Đức Hòa; đầu tư nâng cấp loại đô thị II đối với TP Tân An lên đô thị loại II, thị xã Kiến Tường lên loại III và các thị trấn Vĩnh Hưng, Thủ Thừa lên đô thị loại IV.

Dự báo trong khoảng 5 – 6 năm tới, nguồn lực cần thiết để đầu tư cho 5 đô thị tại tỉnh Long An sẽ là khá lớn. Đây sẽ là một thách thức, nhất là trong bối cảnh nhiều đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị chưa được lập do khó khăn về kinh phí.

Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh Long An cũng cho rằng tỉnh cũng cần học tập theo mô hình phát triển đô thị của Bình Dương để phát triển đồng bộ, nhanh chóng phát triển thành đô thị loại một và phát triển hạ tầng giao thông vững mạnh để thật sự làm cầu nối giữa với TPHCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
 

Thanh Nhân
 

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)