• Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng

Tiểu sử:

Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng

- Họ và tên: Nguyễn Việt Hùng
- Ngày sinh: 03/6/1978.
- Quê quán: Xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
- Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không.
- Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Quản trị kinh doanh.
- Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp lý luận chính trị.
- Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh B2.
- Chức vụ hiện nay: Thứ trưởng Bộ Xây dựng.


Lĩnh vực phụ trách:

a) Giúp Bộ trưởng theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực:

- Quản lý nhà nước về phát triển đô thị;

- Công tác hành chính, văn phòng;

- Công tác cải cách thủ tục hành chính;

- Công tác truyền thông; giúp Bộ trưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ Người phát ngôn và cung cấp thông tin báo chí của Bộ Xây dựng;

- Công tác chấp hành Quy chế làm việc của Cơ quan Bộ Xây dựng;

- Công tác thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí;

- Công tác chuyển đổi số, thông tin, thống kê, lưu trữ tài liệu, số liệu về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; chương trình công nghệ thông tin ngành Xây dựng;

- Công tác tổng hợp, thống kê số liệu quản lý nhà nước ngành Xây dựng;

- Công tác quốc phòng, an ninh;

- Công tác xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 trong hoạt động của Cơ quan Bộ;

- Chỉ đạo chung về công tác quản lý tài chính, tài sản trong các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng;    

- Chỉ đạo hoạt động khối doanh nghiệp; công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp và thực hiện quyền, nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc Bộ; thực hiện nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo cổ phần hóa các Công ty mẹ - Tổng công ty do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước;

- Tham gia các Ban Chỉ đạo nhà nước, tổ chức phối hợp liên ngành khác liên quan đến các lĩnh vực phụ trách theo sự phân công của Bộ trưởng.

b) Theo dõi, chỉ đạo hoạt động các đơn vị thuộc Bộ, gồm: Cục Phát triển đô thị, Văn phòng Bộ; các doanh nghiệp trực thuộc Bộ; Báo Xây dựng; Tạp chí xây dựng; Nhà Xuất bản xây dựng; Trung tâm thông tin.

c) Theo dõi, phụ trách công tác quản lý nhà nước ngành Xây dựng đối với 14 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc (gồm: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) và 05 tỉnh vùng Tây Nguyên (gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng).

(Trích Quyết định số 866/QĐ-BXD ngày 17/9/2024)