• Các khu vực thành thi và nông thôn mang những đặc điểm khác nhau nhưng có vai trò bổ sung hỗ trợ và liên kết với nhau. Các mối liên kết bao gồm các khía cạnh lao động, việc làm, dân cư và môi trường… Quá trình đô thị hóa đã thúc đẩy mối quan hệ hai chiều và hình thành con đường hội nhập thành thị - nông thôn. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một thực tiễn sinh động mang lại nhiều thành công và ngày càng cho thấy rõ nét sự vận động của các quan hệ không thể tách rời giữa thành thị - nông thôn trong sự phát triển chung của đất nước.

  • I. Đặt vấn đề

    Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng khu vực nông thôn, hướng đến mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở Chương trình mục tiêu quốc gia, tất cả các tỉnh, thành phố đã nhanh chóng triển khai thực hiện, cụ thể hóa bằng các chương trình hành động và kế hoạch cụ thể.

  • Công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) trên toàn quốc thời gian qua đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Đến tháng 7/2021, cả nước đã có 64,6% số xã đạt chuẩn NTM; 194 đơn vị cấp huyện (chiếm 29%) thuộc 51 tỉnh, thành phố đạt chuẩn NTM; 12 tỉnh, thành phố đã có 100% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 04 tỉnh đã được công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

  • Sự phát triển của nền kinh tế kéo theo các nhu cầu sống ngày càng nâng cao của cư dân, trong đó nhu cầu về môi trường sống và làm việc tốt là một trong những mối quan tâm hàng đầu, đặc biệt trong bối cảnh dân số ngày càng tăng nhanh và quỹ đất ngày càng trở nên đắt đỏ. Do đó, tính cạnh tranh của thị trường bất động sản ngày càng sôi động, các nhà đầu tư cần có tầm nhìn chiến lược trong việc nâng tầm giá trị sản phẩm, và cảnh quan là một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng.

  • Đổi mới công tác lập quy hoạch có liên quan tới sự thay đổi của cả hệ thống các văn bản pháp quy về công tác quy hoạch, bao gồm: Thay đổi quy trình, nội dung, sản phẩm lập quy hoạch; thay đổi công tác nghiên cứu tiếp cận quy hoạch; thay đổi cách thức thực hiện quy hoạch. Trong thời gian qua, các thay đổi trong quá trình lập quy hoạch xây dựng diễn ra từ từ, liên tục, gắn với các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và sự ra đời của các văn bản pháp luật quan trọng như: Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Quy hoạch và dự kiến tới đây là Luật Quản lý phát triển đô thị.

  • Được hình thành năm 1986. Tới nay cả nước có khoảng 47 Khu kinh tế (KKT) (19 KKT ven biển và 28 KKT cửa khẩu). Mô hình KKT giúp tạo ra đột phá về kinh tế, xã hội, là động lực cải cách thể chế ở Việt Nam. Theo các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra, có 07 yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình phát triển KKT gồm: Quyết tâm chính trị, Vị trí địa kinh tế, Thể chế kinh tế, Cơ cấu ngành nghề, Chính sách ưu đãi, Hỗ trợ ban đầu của Chính phủ, Quy mô lộ trình phát triển.
  • Việt Nam là quốc gia ven Biển Đông, có chỉ số biển cao gấp 6 lần chỉ số biển trung bình toàn cầu, Biển đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cư dân và phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên so sánh với nhiều quốc gia ven biển khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thì nền kinh tế biển của Việt Nam còn nhỏ bé. Đã đến lúc chúng ta cần có những tư duy đổi mới đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế biển, trong đó có vai trò của đô thị hóa khu vực ven biển và các đô thị biển Việt Nam.

  • Trong hệ thống quy hoạch của Việt Nam, các quy hoạch chuyên ngành đang tồn tại song song và có tác động ảnh hưởng qua lại tới quy hoạch đô thị. Các quy hoạch ngành được xây dựng độc lập, do các cơ quan chuyên ngành quản lý, ít có sự phối hợp với nhau. Nội dung đồ án Quy hoạch đô thị đã có những yêu cầu lồng ghép đa ngành thông qua rà soát và tuân thủ đồ án quy hoạch ngành, tuy nhiên phương pháp này mang tính áp đặt, cứng nhắc, thiếu tính phối hợp dẫn đến hạn chế khả năng chia sẻ nguồn lực để cùng xây dựng mục tiêu phát triển đô thị, thậm chí có thể chồng chéo, mâu thuẫn gây lãng phí và cản trở phát triển.

  • Trong những năm gần đây việc tái sử dụng vật liệu đang trở nên ngày càng phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam. Các rác thải, phế liệu được tái sử dụng lại được biết đến nhiều chủ yếu là nhựa, thủy tinh, cao su, vải, gỗ…Trong đó, vật liệu gỗ được xem là thông dụng nhất nhờ tính linh hoạt trong quy trình xử lý, được ứng dụng nhiều trong đồ đạc, các bộ phận cấu thành không gian nội thất nhà ở, tuy nhiên người sử dụng vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng vào quy trình xử lý sản phẩm sạch, nguồn gỗ sạch, gây tâm lý lo ngại về sức khỏe và an toàn khi sử dụng. Bài viết này khai thác và nhìn nhận rõ về hiệu quả của gỗ tái sử dụng trong nội thất công trình nhà ở, qua đó sẽ có cơ sở, dữ liệu để đánh giá về quy trình tái sử dụng sản phẩm sạch.

  • 1. Khái niệm đô thị, phân loại đô thị

    Mỗi một quốc gia có những tiêu chí riêng để định nghĩa về đô thị. Tuy nhiên khái quát hóa khái niệm đô thị của các quốc gia trên toàn thế giới cho thấy các tiêu chí và phương pháp có thể quy thành các nhóm sau: Tiêu chí hành chính; dựa trên số dân hoặc mật độ dân số; dựa vào đặc điểm kinh tế; dựa vào sự sẵn có của cơ sở hạ tầng đô thị.

  • Tác giả đã tổng hợp và giới thiệu tổng quan về các chất phụ gia và chất độn phạm vi ứng dụng các vấn đề cần chú ý, quan tâm khi sử dụng. Mặt khác cũng cho thấy cần thiết phải quy định cụ thể hơn về các trang thiết bị thí nghiệm, đo đạc cho việc thí nghiệm, thử nghiệm của các cơ quan quản lý, nhằm có được các kết cấu và công trình xây dựng có chất lượng và cũng thuận tiện khi thi công.

Tìm theo ngày :