• Tóm tắt: Phần mềm máy tính hỗ trợ thiết kế được sử dụng chủ yếu trong thiết kế nội thất hiện nay là phần mềm AutoCAD. Phần mềm hỗ trợ thiết kế thông thường chỉ có thể thực hiện mô phỏng thiết kế hai chiều mặt phẳng, thẳng đứng và các biến dạng, do đó hiệu quả ứng dụng trong thiết kế thường không cao. Bằng cách sử dụng phần mềm Mô hình hóa thông tin công trình (BIM), các vấn đề kỹ thuật của thiết kế không gian ba chiều trong thiết kế nội thất có thể được giải quyết. Công nghệ BIM có lợi thế về tính trực quan, mô phỏng, tối ưu hóa và phối hợp trong công tác thiết kế. Phương pháp thiết kế dựa trên thông số của công nghệ BIM toàn diện hơn, trực quan hơn và hiệu quả hơn, có thể cung cấp những tư duy thiết kế và phương pháp thiết kế mới cho các nhà thiết kế nội thất, cải thiện đáng kể hiệu quả công việc của thiết kế nội thất.

  • Kinh nghiệm nền tảng trong ứng dụng BIM vào lĩnh vực xây dựng

    Vương quốc Anh không phải là quốc gia đầu tiên trên thế giới ứng dụng BIM, song hiện nay trong số các nước phát triển, Anh đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật nhất trong việc chuyển đổi thiết kế - xây dựng sang công nghệ mô hình hóa thông tin. Nguyên nhân sâu sắc nhất của những thành tựu đó là chính sách quốc gia trong lĩnh vực này được triển khai rất tốt và có chủ đích, kết hợp với năng lực tiếp thu cao những tiến bộ của ngành xây dựng và sự khuyến khích khôn khéo của Chính phủ. Kinh nghiệm thành công của Anh đã được nhiều quốc gia trong đó có Liên bang Nga nghiên cứu học hỏi, nhất là trong thời đại của các nền kinh tế số và mô hình hóa thông tin.

  • Tóm tắt: Thiết kế nền móng cho một tòa nhà cần chú ý tới một số đặc trưng của các tòa nhà như kiến trúc, công năng sử dụng, giải pháp kết cấu bên trên, hình dáng khí động học được kỹ sư xem xét để chọn lựa giải pháp nền móng phù hợp. Quy trình gồm ba giai đoạn của thiết kế, kiểm tra nền móng được mô tả và tầm quan trọng của việc xác định đặc điểm đất nền thông qua đánh giá các thông số kỹ thuật được xem xét cẩn trọng. Bài viết giới thiệu bốn dự án nổi tiếng trên thế giới, mỗi dự án đều có những đặc thù và có thể là các bài học kinh nghiệm hữu ích cho các kỹ sư thiết kế nền móng tòa nhà siêu cao tầng.

  • Tóm tắt: Theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13, thành phố Thanh Hóa đã đáp ứng hầu hết các tiêu chí của đô thị loại I. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế về các lĩnh vực như: chính quyền đô thị, kinh tế, phát triển con người, văn hóa - xã hội, kết cấu hạ tầng và môi trường. Xây dựng đô thị Thanh Hóa hướng tới đô thị thông minh chính là phương thức tất yếu để phát triển thành phố, tận dụng được những thế mạnh và cơ hội khắc phục hạn chế và thách thức, tạo sức bật mới cho sự phát triển trong tương lai.

  • I. Xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa giai đoạn 2016 -2020

    1. Một số định hướng, chính sách xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa

    Nghị quyết 26-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã xác định “…xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản”, đồng thời xác định rõ mục tiêu “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch”. Trên cơ sở đó Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành đã xác định rõ về mục tiêu đó là xây dựng NTM nhằm mục đích nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp gắn với phát triển nông thôn với đô thị.

  • Trong thời gian qua, tác động của dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung cũng như các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp, dẫn đến việc sản xuất kinh doanh ở đây gặp khó khăn, làm đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, thiếu hụt lực lượng lao động… Một trong những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do các địa phương chưa quan tâm đến việc đầu tư xây dựng nhà công nhân (nhà lưu trú), nên không đảm bảo được việc thực hiện 3 tại chỗ (ăn, ngủ, làm việc) tại khu công nghiệp.

  • Vị trí địa lý của Việt Nam tạo điều kiện cho phát triển hệ sinh thái hướng đô thị biển

    Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển trải dài từ Móng Cái đến Hà Tiên dài 3.260km (đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven  biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới). Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100km2 đất liền có 1km bờ biển), đứng thứ nhất ở ba nước Đông Dương, trên Thái Lan và ngang với Malaisia (đất nước có một nửa là quần đảo). Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển.

     

  • Phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

    Hiện nay, phát triển bền vững vừa là nhu cầu cấp bách vừa là xu thế tất yếu của tiến trình phát triển xã hội tại các quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Trước những thách thức trong quá trình phát triển đô thị, nhất là tại các đô thị lớn và cực lớn, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững. Kết quả đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, một trong những thành tựu đó chính là việc phát triển các đô thị bền vững.

  • Từ khi xuất hiện cuối năm 2019 đến nay, đại dịch Covid-19 đã lây nhiễm cho gần 250 triệu người tại 221 quốc gia và vùng lãnh thổ và đã có hơn 5 triệu người tử vong vì Covid-19. Theo Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) - United Nations Development Programme, đại dịch Covid-19 là thách thức kinh tế nghiêm trọng nhất, thậm chí còn sâu rộng hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009.

  • Trong những năm vừa qua, ngành sản xuất vật liệu xây dựng đã phát triển mạnh về số lượng, chất lượng và chủng loại, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và nhà ở. Cùng với sự phát triển chung của đất nước và ngành xây dựng, ngành vật liệu xây dựng không ngừng được đầu tư, đổi mới. Trên tất cả các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng đều có sự chuyển biến tích cực. Các dây chuyền sản xuất theo công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, gây ô nhiễm môi trường từng bước được loại bỏ. Nhiều nhà máy mới được đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, dây chuyền được trang bị mức độ cơ giới hóa, tự động hóa cao, trình độ công nghệ đạt ngang bằng với các nước tiên tiến trên thế giới. Khi Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành vật liệu xây dựng trong nước cũng chịu sự tác động của các xu thế phát triển trên thế giới, đặc biệt thực hiện công tác chuyển đổi số phù hợp với CMCN 4.0.

  • Tóm tắt

    Giống như một thực thể tồn tại, đô thị nào cũng có một quá trình hình thành và phát triển. Quá trình này sẽ luôn đứng trước các thách thức - khó khăn đòi hỏi các đô thị phải thích ứng và vượt qua như nguy cơ về biến đổi khí hậu hiện nay. Với các đô thị ven biển thì quá trình này sẽ còn chông gai hơn nữa, bởi đây là những đối tượng phụ thuộc rất nhiều vào môi trường tự nhiên - là cấu trúc được nhận dạng luôn bất biến đổi theo lý thuyết hình thái học đô thị. Lớp cấu trúc này được hình thành từ trước khi đô thị xuất hiện, nhưng đứng trước tác động của tai biến BĐKH lại vô cùng dễ dàng bị biến đổi. Trên tinh thần đó, bài viết lấy Thuận An là một ví dụ điển hình của một đô thị biển Việt Nam với hệ đầm phá, rừng ngập mặn lớn nhất cả nước, đặc biệt có địa mạo ven biển và cửa biển luôn biến dịch mạnh sau những thiên tai cực đoan trong lịch sử hình thành. Tại Thuận An, các nhóm cấu trúc tự nhiên - không gian đô thị có sự tương tác, hỗ sinh và cộng sinh lẫn nhau khá rõ ràng, và được đề cập như những nghiên cứu đầu tiên về mối liên hệ cộng sinh này.

Tìm theo ngày :