• Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện cần được đổi mớiQuy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện chính thức mới được đưa vào Luật Xây dựng năm 2014. Sau 5 năm thực hiện, tỷ lệ phủ kín quy hoạch xây dựng vùng cấp huyện đã đạt được ở mức tương đối khá, ước tính khoảng 50% số huyện trên cả nước. Một số tỉnh như Nam Định, Quảng Nam, Lâm Đồng đã phê duyệt hoặc có kế hoạch phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện phủ kín tất cả các huyện thuộc tỉnh. Các đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện được duyệt nhìn chung đóng vai trò tích cực trong xây dựng và phát triển các vùng nông thôn, là Tiêu chí số 1 để hoàn thành mục tiêu quốc gia về xây dựng Huyện nông thôn mới được ban hành theo Quyết định số 558/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
  • 1.Tổng quan về thực trạng phương pháp tiếp cận quy hoạch đô thịTheo thống kê, đến tháng 12/2018, Việt Nam có khoảng 800 đô thị, trong đó hầu hết đã được lập và điều chỉnh quy hoạch 3-5 lần. Hệ thống đồ án quy hoạch đô thị, loại hình quy hoạch, quy mô lập quy hoạch, đối tượng lập quy hoạch đô thị tại Việt Nam rất đa dạng, phong phú, được lập bởi nhiều đơn vị tư vấn trong và ngoài nước khác nhau dẫn tới sản phẩm của quy hoạch đô thị khá khác biệt của các đồ án. Nếu coi đồ án quy hoạch là sản phẩm của nghiên cứu khoa học và sáng tạo nghệ thuật thì mỗi đồ án có phương pháp tiếp cận khác nhau, không thống nhất giữa các đồ án khác nhau. 
  • 1. Đặt vấn đềĐô thị hóa diễn ra nhanh chóng tại Việt Nam trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa tại Việt Nam tương ứng với quá trình phát triển kinh tế hiện tại. Đứng trước những thách thức của quá trình đô thị hóa, vấn đề phát triển đô thị một cách bền vững đã được đặt ra nhiều năm trước. Các trào lưu, thuật ngữ mới xuất hiện như đô thị thích ứng biến đổi khí hậu, đô thị tăng trưởng xanh, đô thị phát thải Carbon thấp…; gần đây kéo theo cuộc cách mạng công nghê 4.0 là trào lưu xây dựng đô thị thông minh. Phát triển đô thị theo nghĩa rộng, vĩ mô hay tầm chiến lược có thể mang ý nghĩa toàn diện cho một đô thị thông minh bền vững, đô thị tăng trưởng xanh…; theo nghĩa hẹp cũng có thể chỉ giới hạn ở việc giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách của địa phương như các chương trình nâng cấp đô thị, giảm nghèo đô thị, ngập lụt, an toàn giao thông, bình đẳng giới…; theo giới hạn của ngành/lĩnh vực tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, các chỉ tiêu phân loại đô thị…
  • 1. Australia – Quy hoạch đô thị bền vữngQuy hoạch đô thị của Úc dựa trên các tiêu chí bền vững về: xã hội; tự nhiên; kĩ thuật; và về tài chính.
  • Luật Quy hoạch có nội dung và điểm gì mới?Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2017, có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Luật Quy hoạch quy định việc lập, phê duyệt, công bố, điều chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia. Một số nội dung nổi bật trong Luật Quy hoạch là:
  • Những bức xúc trong quy hoạch xây dựngQuy hoạch treo ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống người dânỞ Việt Nam, Bộ Xây dựng, cơ quan quản lý và (nhiều khi) thực hiện quy hoạch (quy hoạch theo nghĩa chúng ta hiểu là để xây dựng đô thị) thì định nghĩa như thế này: Quy hoạch xây dựng (thêm chữ “xây dựng” để phân biệt với “quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội”) là việc tổ chức hoặc định hướng tổ chức không gian vùng, không gian đô thị và điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường thích hợp cho dân sống tại các vùng lãnh thổ đó, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường. (Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, phần về Quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành).
  • Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14; Luật sửa đổi một số điều của 37 Luật có liên quan đến Luật Quy hoạch số 35/2018/QH14 đều có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch ban hành ngày 7/5/2019 có tác động lớn đến quy trình, nội dung, sản phẩm của đồ án quy hoạch xây dựng và quá trình quản lý phát triển đô thị. Quy hoạch trong phạm vi lãnh thổ là toàn quốc, một vùng, hay một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đối tượng chính được Luật Quy hoạch số 21 quy định. Trong khi đó, đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, nội hàm quy hoạch được Luật Quy hoạch số 21 dẫn chiếu về các Bộ luật khác trong đó có Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị. Mặc dù, trong Luật Quy hoạch, Luật sửa đổi 37 Luật có liên quan đến quy hoạch, cũng như Nghị định 37/2019/NĐ-CP chưa hoặc không có quy định chi tiết cho cấp độ quy hoạch này, nhưng bản thân các điều khoản trong các Luật, nghị định này dẫn đến việc các quy định hiện hành đối với các quy hoạch này phải có những thay đổi để phù hợp. Chính vì vậy cần phải có đánh giá tác động của Luật Quy hoạch số 21 đến quy hoạch xây dựng các đơn vị hành chính cấp huyện để có thể đưa ra các điều chỉnh, bổ sung nhằm đảm bảo sự thống nhất, hài hòa giữa các hệ thống văn bản pháp luật, đồng thời giải quyết được các vấn đề thực tế.
  • 1. Điểm mới căn bảnLuật Quy hoạch số 21/2017/QH14, được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2017, có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, quy định việc lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia; trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch (Điều 1, Luật Quy hoạch). Dưới đây là những điểm mới và quan trọng nhất của Luật Quy hoạch 2017. 
  • Thông tin Dự án: "Nghiên cứu thiết kế, chế tạo dây chuyền thiết bị và công nghệ sản xuất gạch bê tông khí chưng áp, công suất 200.000m3/năm"  bạn đọc xem chi tiết tại tệp đính kèm.
  • Hạ tầng kỹ thuật là nội dung quan trọng trong hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia giúp cho việc kết nối các đô thị với nhau, kết nối giữa khu vực đô thị với khu vực nông thoonnhawfm tạo động lực cho sự phát triển về kinh tế thông qua việc phát huy lợi thế của từng đô thị, cũng như lợi thế riêng của khu vực đô thị, khu vực nông thôn. Hạ tầng kỹ thuật cũng góp phần tạo động lực nội tại cho các khu vực đô thị và nông thôn, tạo ra điều kiện sinh hoạt, sản xuất thuận lợi cho con người trong các khu vực đô thị và nông thôn từ đó góp phần cho sự phát triển bền vững của hệ thống đô thị và nông thôn. Nghị định 37/2019/NĐ-CP cũng đã quy định rõ nội dung của quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia về việc xác định các giải pháp liên kết phát triển giữa các đô thị, giữa phát triển đô thị và phát triển nông thôn và xác định ạng lưới, vị trí, quy mô các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật có tính liên vùng, liên tỉnh có vai trò quan trọng đối với phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia. Bài viết này nhằm xác định những vấn đề tồn tại bất cập từ đó đưa ra các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật trong quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia nhằm hướng đến việc liên kết phát triển giữa các đô thị, giữa phát triển đô thị và phát triển nông thôn nhằm tạo động lực cho sự phát triển kinh tế quốc gia. 
  • Tháng 10/2016, Hội nghị Liên Hợp quốc về phát triển nhà ở và đô thị bền vững lần thứ III (gọi tắt là HABITAT III) tổ chức tại Ecuador, công bố Báo cáo của các quốc gia nhằm đánh giá thành tựu đã đạt được, xác định gửi Báo cáo quốc gia phát triển đô thị Việt Nam tham gia hội nghị. Báo cáo đã chỉ ra các vấn đề và thách thức mấu chốt trong phát triển đô thị của Việt Nam, kinh nghiệm riêng của Việt Nam và các mục tiêu trong giai đoạn tới để đóng góp cho Hội nghị toàn cầu Habitat III. Báo cáo được xây dựng theo khung đề cương chung do Ban tổ chức Habitat III. Báo cáo được xây dựng theo khung đề cương chung do Ban tổ chức Habitat III đưa ra, bao gồm 8 phần chính: Nhân khẩu học đô thị, Kinh tế đô thị, Giảm nghèo và chính sách xã hội, Nhà ở, Tiếp cận dịch vụ đô thị, Môi trường và đô thị hóa, Quản trị và luật pháp về đô thị. Quá trình xây dựng báo cáo đã có sự đóng góp của nhiều chuyên gia, cán bộ Bộ Xây dựng, chính quyền các địa phương, các thành viên của Diễn đàn đô thị Việt Nam, các hội, hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực quy hoạch và phát triển đô thị. Bài viết này tóm tắt các nội dung chính của Báo cáo.
Tìm theo ngày :