• Năm 2009, tại Quyết định số: 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia đến 2030 tầmnhìn 2050. Đây là dấu mốc quan trọng, lần đầu tiên hệ thống đô thị quốc gia đã có một quy hoạch tổng thể định hướng chung để phát triển có mục tiêu, nguyên tắc phát triển cho đô thị của các địa phương cụ thể và rõ ràng hơn.  
  • Kinh nghiệm tại các nước phát triển trên thế giới đều cho thấy là phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) dạng cho thuê là một giải pháp mang tính chiến lược cho phép tăng tối đa cơ hội tiếp cận nhà ở đến các đối tượng có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội, giúp giải quyết một cách hiệu quả nhu cầu về nhà ở, đặc biệt là tại các khu vực đô thị lớn. Tuy nhiên, phát triển NƠXH dành để cho thuê tại nước ta nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng còn rất nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) không mặn mà với việc phát triển loại hình NƠXH này, các dự án phát triển nhà ở cho công nhân, sinh viên sử dụng vốn ngân sách cũng bộc lộ nhiều điểm bất cập. Theo số liệu của Tổng điều tra dân số và nhà ở, tính đến năm 2015 quỹ nhà ở cho thuê (bao gồn cả NƠXH để cho thuê) trên cả nước chỉ chiếm khoảng 14% quỹ nhà ở; tại TP.Hà Nội chiếm 14%; tại TP.HCM chiếm 19%; các đô thị loại 1 chiếm 4-6% và các đô thị còn lại chỉ chiếm khoảng 4%.
  • 1. Giới thiệuIncheon đã nhanh chóng phát triển thành một thành phố vệ tinh của thủ đô Seoul – Hàn Quốc trong sáu mươi năm qua. Trên hết, Incheon có chức năng là cửa ngõ ra vào khu vực thủ đô vì nơi đây có cảng biển và sân bay là cầu nối giữa thành phố Seoul ra thế giới. Ngoài ra, Incheon đã trở thành một trong những trung tâm xuất khẩu lớn nhất với mười một tổ hợp sản xuất công nghiệp. Mặt khác, Incheon cũng chịu áp lực bởi vị thế là một thành phố vệ tinh. Các vấn đề xuất hiện từ việc chảy máu chất xám cho đến thiếu các dịch vụ văn hóa. Để vượt ra khỏi những hạn chế của một thành phố vệ tinh truyền thống, Incheon đã đưa ra một kế hoạch phát triển đô thị đầy tham vọng – Khu kinh tế tự do Incheon (IFEZ). Kế hoạch này nhằm mục tiêu phát triển ba thành phố mới gồm Songdo, Yeongjong và Cheongna bằng cách đổ đất lấn biển và do đó thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các đặc khu kinh tế.  
  • TP.HCM có tuổi đời hơn 300 năm, từ những bến đò, xóm nhỏ ven sông trở thành đô thị buôn bán trên bến dưới thuyền…Thành phố đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển khác nhau về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Và ngày nay, TP là một “siêu đô thị” với gần 10 triệu dân sinh sống, có nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ phát triển bậc nhất của cả nước. Trước xu thế phát triển của đô thị hiện đại trên thế giới và để giải quyết những vấn đề bất cập của đô thị như: ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường…TP.HCM đang tập trung xây dựng đô thị vệ tinh nhằm hướng tới xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, xứng đáng là thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh – Thành phố anh hùng. 
  • Mô hình đại đô thị đơn cực (mega city), tức là một thành phố có diện tích cực lớn, dân số hàng triệu người, nhưng chỉ có một trung tâm đơn nhất đã trở nên lạc hậu, bởi hệ quả của đại đô thị rất nặng nề, chẳng hạn như quá tải cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, quá tải về dân số. Các quốc gia cố gắng tìm kiếm các mô hình phát triển khác nhau để phá bỏ tình trạng này như vùng đô thị, đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng. 
  • Thủ đô Hà Nội có tốc độ gia tăng dân số rất nhanh, đặc biệt tại đô thị trung tâm, gây ra áp lực lớn đối với hạ tầng kỹ thuật và xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân. Việc xây dựng các đô thị vệ tinh (ĐTVT) với mục tiêu giảm tải dân số cho đô thị trung tâm, đồng thời tạo các cực tăng trưởng mới cho Thủ đô là một giải pháp được hoạch định trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm  nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên, Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc xây dựng các đô thị vệ tinh, tạo mối liên kết hài hòa giữa đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh.
  • 1. Bối cảnh hình thành các đô thị vệ tinh Thủ đô Hà NộiTrong quá trình phát triển từ sau hòa bình lập lại 1954, Hà Nội đã 4 lần điều chỉnh địa giới, 7 lần có quy hoạch chung được duyệt, đã có lần được định hướng phát triển theo mô hình “chùm đô thị” với đô thị trung tâm và đô thị đối trọng. 
  • 1. Quan điểm phát triển đô thị thế giớiPhát triển đô thị hiện đại nhiều năm qua hướng tới và hoàn thiện nhiều khía cạnh phát triển ngày càng bền vững hơn. Tại một số quốc gia phát triển (khối Bắc Âu) đã đúc rút bốn lĩnh vực trọng tâm về (1) xã hội bền vững, (2) sinh thái bền vững, (3) kinh tế bền vững, (4) tổ chức đô thị bền vững. Về xã hội, các dự án đô thị luôn tìm kiếm giải pháp cung cấp cho người dân được cảm thấy mình thuộc về nơi chốn ấy, luôn an toàn, gắn kết hòa hợp với môi trường thiên nhiên xung quanh, hướng tới sức khỏe con người. Về sinh thái, phát triển bền vững quan tâm bảo đảm nguồn tài nguyên được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bảo tồn; đồng thời; hạn chế yếu tố ngoại lai gây ảnh hưởng tiêu cực. Kinh tế bền vững đặt mục tiêu phát triển kinh tế nội địa phân tách nhằm phát huy nội lực để làm cơ sở mở rộng kết nối giao thương quốc tế thu hút ngoại lực. Tổ chức đô thị bền vững đưa ra các chính sách khuyến khích mọi thành phần xã hội tham gia vào quá trình xây dựng thành phố. Qua đó người dân có thêm cơ hội chia sẻ những trải nghiệm phong phú để từ đó kiến tạo lối tư duy mới, cộng đồng dễ dàng tiếp cận chính quyền nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại. 
  • 1. Đặt vấn đềVào giữa thế kỷ XVII, khái niệm “risk/rủi ro” lần đầu tiên xuất hiện ở Vương Quốc Anh với nghĩa được hiểu là sự không chắc chắn có thể xuất hiện trong các kế hoạch hay dự định ban đầu, dẫn đến khả năng xuất hiện một số điều đó có tác động (tích cực hay tiêu cực) tới các khía cạnh của quá trình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Trong lĩnh vực xây dựng, rủi ro được nghiên cứu muộn hơn so với các ngành kinh tế, sản xuất khác. Tổng kết từ nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, khái niệm về quản lý rủi ro có thể được định nghĩa như sau: “Quản lý rủi ro là một quá trình xác định, đánh giá và xếp hạng các rủi ro có thể xảy ra mà qua đó thì các biện pháp hữu hiệu và nguồn tài nguyên cần thiết được lựa chọn và áp dụng vào thực tế để hạn chế, theo dõi và kiểm soát các khả năng xuất hiện và/hoặc các tác động của các sự kiện không dự báo trước”. 
  • 1. Đặt vấn đềQuy hoạch chung đô thị nói chung và quy hoạch phát triển nhà chung cư, nhà cao tầng nói riêng là mục tiêu mà các đô thị lớn ở nước ta cần hướng đến trong tương lai. Trong đó, việc xây dựng mới các khu chung cư, nhà cao tầng là một trong những nội dung quan trọng mà chính quyền cần tập trung thực hiện nhằm giải quyết vấn đề bùng nổ dân số ở các đô thị lớn như hệ thống nhà ở đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và chất lượng sống cư dân đô thị đó. 
  • Trong những năm qua, ngành sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) đã có nhiều đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Đến nay, ngành VLXD đã chuyển sang giai đoạn phát triển bền vững, có quy hoạch, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm nguyên nhiên liệu, năng lượng và bảo vệ môi trường, phát triển công nghệ theo hướng hiện đại hóa, sản xuất xanh. 
Tìm theo ngày :