• Đã từ nhiều năm nay, cái tên Công ty Phan Thành đã được nhiều người biết đến. Là một công ty có trụ sở đặt tại TP Cần Thơ, nơi thị trường xây dựng còn khiêm tốn so với HN, TP.HCM và một vài thành phố khác nhưng Phan Thành đã dày công ấp ủ, nghiên cứu sáng tạo với mong muốn tạo ra nguồn cát sạch cho xây dựng, tạo ra nguồn cát ngọt từ cát “mặn” ở biển, vùng ven biển, hải đảo. Sau thời gian 12 năm nghiên cứu, chế tạo, hoàn chỉnh hệ thống dây chuyền tuyển, sàng, rửa cát và thử nghiệm ở một số tỉnh, thành phố cả cát sông lẫn cát biển, Công ty công nghệ cát sạch Phan Thành đã gửi báo cáo, đề xuất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét cho ứng dụng công nghệ vào thực tiễn, đồng thời kiến nghị Nhà nước cho soát xét nâng cấp các chỉ tiêu kỹ thuật, giảm hiện tượng bùn sét, chất hữu cơ trong cát đối với tiêu chuẩn cát xây dựng hiện hành TCVN 7570:2006 và xây dựng tiêu chuẩn cát biển sau sàng rửa thành cát “ngọt” cho xây dựng. Đây thực sự là một cố gắng rất lớn và không mệt mỏi của Phan Thành đối với việc phát triển theo hướng bền vững của ngành xây dựng. Nếu các đề xuất của Phan Thành được chấp nhận thì đây là một đóng góp thực sự có ý nghĩa.
  • Thời gian gần đây, cả nước tưng bừng kỷ niệm, tổng kết 10 năm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Đây là một thành quả quan trọng của quốc gia, của sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành, chính quyền nhân dân các tỉnh thành trên cả nước. Trong các tiêu chí đánh giá nông thôn mới, không thể không nói đến cơ sở hạ tầng đường xá, cầu cống, sân vườn, nhà ở, cảnh quan. Bộ mặt nông thôn thực sự thay đổi, đường làng ngõ xóm trải thảm bê tông, bờ tường, nhà xây gạch, trong đó nhiều nơi xây bằng gạch xây không nung, điện sáng thâu đêm ở nhiều nẻo đường thôn quê. Tuy nhiên, những người sản xuất VLXD ngoài niềm vui, hạnh phúc với sự đổi thay của đất nước vẫn đọng lại trong mình nỗi niềm vì sự đóng góp của mình không được nhắc đến trong mọi cuộc hội nghị, hội thảo và cả trên những phương tiện thông tin đại chúng. Trong sự đóng góp của nhiều lĩnh vực sản xuất ngoài ngành nông nghiệp được đánh giá rất cao thì may chăng có sự an ủi cho ngành điện lực, được nhắc đến với công lao mang lại ánh sáng cho bản làng. Không phải VLXD không được đánh giá công lao trong xây dựng nông thôn mới mà như tất cả các hoạt động xây dựng dựng khác, kể cả trong việc phát triển đô thị. Điều mà những người sản xuất VLXD suy nghĩ, ưu tư không phải công lao của mình không được đánh giá, công nhận mà chính là ngành VLXD và rất nhiều ngành sản xuất khác hình như là ngành không có “chủ”. Nếu ở đâu đó, ở nhà máy sản xuất nào đó có sơ xuất, có xảy ra những chuyện không được chuẩn thì ngay lập tức nhận được chỉ trích, phê phán từ nhiều phía. Phải chăng, các ngành sản xuất cũng cần đòi hỏi sự công bằng, được đánh giá, khen chê, được ghi công và bị phê phán. Điều chính yếu vì không có tổ chức. Nên chăng về mặt Nhà nước cần có tổ chức mà thực chất có Bộ quản lý ngành nhưng thiếu đi trách nhiệm đánh giá hàng năm, ít nhất cũng quy định một thời hạn nhất định cần có những đánh giá tổng kết những thành quả và những hạn chế cần khắc phục, đặt ra các mục tiêu của “nông thôn mới”.
  • Như nhiều quốc gia đang phát triển khác, quá trình đô thị hóa của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị đã vượt qua khả năng điều hành của chính quyền địa phương, phát triển không đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội là thách thức rất lớn đối với công tác quy hoạch phát triển đô thị. Nhất là dối với việc quy hoạch một đô thị trở thành một đô thị xanh bền vững. Trước tiên cần phải hiểu được đô thị xanh là một đô thị như thế nào hay chỉ là một đô thị được trồng nhiều cây xanh. Bài viết muốn mang đến thêm một hướng tiếp cận cho những người làm công tác quy hoạch và đặc biệt cho những sinh viên học quy hoạch nhằm trang bị những kiến thức hữu ích phù hợp với xu hướng phát triển đô thị xanh trên thế giới.
  • 1. Dẫn nhập về nhà ởNhà ở là một trong những điều kiện vật chất cơ bản cho sự tồn tại của con người. Trạng thái và hình dạng nhà ở được xác định bởi mức phát triển sức sản xuất, tính chất của các quan hệ sản xuất, việc phát triển của kinh tế kỹ thuật, phát triển cấu trúc xã hội của xã hội, cũng như tính đa dạng của môi trường địa lý xung quanh. Việc phát triển đặc thù của ngafnhh xây dựng thành phố, kiến trúc đang tổ chức về  mặt không gian các hoạt động của con người trong phạm vi sinh hoạt, đã có ảnh hưởng đặc biệt đến hình dạng nhà ở.
  • Phát triển bền vững, ngày nay, không còn là khẩu hiệu, là cái cửa tương lai mà là một hiện hữu trong đời sống hàng ngày, là mơ ước của toàn nhân loại. Thế nhưng, bối cảnh để mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt xã hội, môi trường đô thị…đang đặt ra nhiều rào cản trước khi loài người đi đến sự phát triển bền vững. Sống trong đô thị hay làng mạc con người mơ ước có không khí trong lành, có nguồn nước sạch, không rác thải, phế thải. Môi trường sản xuất cần công nghệ sạch, tiêu tốn ít nguyên liệu, nhiên liệu, ít năng lượng, tiết kiệm trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, thậm chí sử dụng phế thải, rác thải của ngành khác làm  nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất của chính doanh nghiệp mình. 
  • Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh đời vua Hùng thứ XVIII đã phát ra nhiều thông điệp trong đó có nội dung gián tiếp cảnh báo những người xây dựng là “Phải xây dựng sao để chống được ngập lụt, không xây dựng ở vùng trũng, vùng thấp…”.
  • 1. Phát triển đô thị bền vữngPhát triển bền vững được đề cập lần đầu tiên tại Hội nghị thượng đỉnh Stockhom, Thụy Điển năm 1972 với tác phẩm “Chiến lược Bảo tồn thế giới”. Năm 1987, Định nghĩa về phát triển bền vững được Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển công bố trong báo cáo Brundland là “Sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại tới thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các nhu cầu của họ”. Năm 1992, vấ đề phát triển bền vững được đề cập một cách toàn diện tại Hội nghị thượng đỉnh họp tại Rio de Janeiro với tuyên bố về môi trường và phát triển. Hội nghị đã đề xuất chương trình  nghị sự 21 với các chương trình hành động để đạt được phát triển bền vững. Năm 2002 Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững họp tại Johannesburg, Nam Phi tổng kết lại những việc đã làm 10 năm qua theo phương hướng mà Tuyên ngon Rio và Chương trình Nghị sự 21 đã vạch ra, tiếp tục tiến hành với một số mục tiêu được ưu tiên. Những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trường nhằm thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn. Hội nghị cũng đề cập tới chủ đề gắn với các vấn đề liên quan tới sức khỏe và phát triển. Các đại diện của các quốc gia tham gia hội nghị cũng cam kết phát triển chiến lược về phát triển bền vững tại mỗi quốc gia trước năm 2005. 
  • Theo Ngân hàng thế giới (WB), hệ thống đô thị ở Việt Nam là khu vực đem lại các nguồn lực lớn cho phát triển, tăng trưởng kinh tế của khu vực đô thị cao gấp 2 lần mức bình quân của cả nước, đóng góp trên một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy nhiên để đô thị trở nên hiệu quả hơn WB đưa ra 3 gợi ý về đổi mới hệ thống quản lý nhà nước về đô thị gồm “Tái tập trung; Tái phân công và Giảm bớt”. Trong đó, cần “Giảm bớt mức độ can thiệp và kiểm soát của nhà nước đối với các hoạt động mà thị trường có thể làm tốt hơn”. Một số kinh nghiệm quốc tế về các công cụ cải tạo, tái thiết đô thị gắn với thu hút nguồn lực tài chính tư nhân, giảm bớt sử dụng nguồn lực nhà nước trong nâng cao chất lượng đô thị có thể là những ví dụ tốt với Việt Nam trong điều kiện hiện nay. 
  • Năm 2017, thành phố Hà Nội bắt đầu thực hiện công tác lập lại trật tự hè đường đô thị, trong đó có các hoạt động quản lý, tổ chức không gian. Nhiều tuyến hè phố đã được giành lại cho người đi bộ, chỉnh trang và nâng cấp các tiện nghi đô thị nhằm tạo lập không gian đô thị hiện đại. Đến nay, sau hơn 2 năm thực hiện, mặc dù đạt được một số thành công nhất định, tuy nhiên các giải pháp quản lý và tổ chức không gian còn nhiều bất cập cần đánh giá cụ thể hơn hiện trạng để tìm giải pháp phù hợp hơn với thực tiễn. Qua khảo sát thực tế tại 9 quận nội thành Hà Nội, bằng những thống kê và phân tích cụ thể, bài viết nhận diện những vấn đề thực trạng công tác tổ chức không gian và quản lý hè đường đô thị Hà Nội. 
  • Trong những thập kỷ qua, các khái niệm bền vững, phục hồi được rất nhiều học giả nghiên cứu. Theo nền tảng khoa học sinh thái này, đô thị được xem là một hệ thống hợp nhất giữa tự nhiên và xã hội. Theo đó, không gian đô thị cần được quy hoạch dựa trên nền tảng của tự nhiên, tận dụng được các chức năng sinh thái để có thể tự điều tiết và cân bằng với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt tại địa phương, hướng đến phát triển bền vững. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng không gian trung hòa và linh hoạt nhất để đô thị đạt được điều này chính là Hạ tầng xanh. Nghiên cứu này chọn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm – khu vực đô thị hóa cao nhất tại tỉnh Ninh Thuận, ven biển miền Trung, vốn được xem là một thành phố ven biển chịu nhiều tác động lớn của biến đổi khí hậu, hạn hán, bão, lũ quét, xâm nhập mặn và nước biển dâng – để khảo sát cấu trúc và khả năng thích ứng của Hạ tầng xanh. Hình ảnh và số liệu được chiết xuất từ chỉ số thực vật chuẩn hóa của hình ảnh viễn thám. Kết quả cho thấy không gian xanh tại Phan Rang – Tháp Chàm rất có tiềm năng để phát triển thành mạng lưới Hạ tầng xanh linh hoạt và thích ứng, hướng tới phục hồi với hạn hán và phát triển bền vững. 
  • QCVN 06:2010/BXD từ khi ban hành đến nay, cơ bản đã phục vụ tốt việc đảm bảo an toàn cháy cho nhà và công trình. Tuy nhiên, quy chuẩn này chỉ áp dụng cho nhà dưới 25 tầng (75m), cho nhà có 1 tầng hầm và còn thiếu nhiều quy định đối với nhà công nghiệp cung như có những vướng mắc trong thực tiễn cần giải quyết như: Thang thoát nạn N1, thang máy chữa cháy, cấp nước chữa cháy… Vì vậy, việc soát xét quy chuẩn này là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của ngành xây dựng. Bài viết này giới thiệu một số điểm mới trong dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình, dự kiến ban hành trong năm 2019.
Tìm theo ngày :