• Nền kinh tế phát triển mạnh, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, cộng với sự gia tăng dân số cơ học đã làm cho dân cư tại đô thị, việc xây dựng các kiến trúc cao tầng là tất yếu và đang được nhiều đô thị lựa chọn để làm tăng hiệu quả sử dụng đất. Nhà ở cao tầng là giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết chỗ ở cho nhiều người dân, tiết kiệm quỹ đất, tăng diện tích cây xanh và các công trình công cộng, đồng thời góp phần tạo nên bộ mặt đô thị văn minh, hiện đại. Các khu nhà ở cao tầng được xây dựng theo dự án với sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan môi trường đã tạo ra diện mạo mới cho đô thị văn minh. Đối với Việt Nam, chủ trương phát triển nhà ở cao tầng còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xây dựng được tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo nguồn ngân sách lớn cho nhà nước.
  • Trong bối cảnh các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM hiện nay thì nguyên nhân của việc quá tải hạ tầng giao thông dẫn đến tắc đường chính là bởi quy mô dân số (QMDS) tăng vọt trong nội đô. Về bản chất, đằng sau sự “đông đặc” số lượng phương tiện lưu thông trên đường là số dân trong khu vực nội đô đã tăng cao đến mức quá tải, và không thể kiểm soát nổi. Thật dễ dàng nhận thấy ngay được “thủ phạm” chính của vấn đề này là các khu nhà ở cao tầng mọc lên nhanh chóng và mật độ và số tầng cao liên tiếp trong khu vực nội đô, liên tục phá vỡ các kỷ lục theo từng năm thậm chí từng quý.
  • QCVN 01:2019 đề xuất kiểm xoát hệ số sử dụng đất tối đa nhằm giới hạn các khối tích không gian công trình cao tầng trong đô thị. Đây là một cách làm thông minh cho phép xác kiến trúc sư, kỹ sư, nhà đầu tư, nhà quản lý và cộng đồng dễ dàng định hình và lượng hóa về không gian trong đô thị. Kiểm soát khối tích công trình cũng là cơ sở để thực hiện các chính sách ưu đãi minh bạch trong quản lý phát triển đô thị ở Việt Nam. Bài viết này phân tích các tác động tích cực hoặc thiếu xót trong tầm nhìn mới của QCVN 01:2019 về quản lý không gian đô thị, đặc biệt là việc thực thi hiệu quả các chính sách phát triển đô thị gắn với huy động nguồn lực kinh tế từ khối tư nhân.
  • Theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được ban hành thì Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng, trong đó quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng là tài liệu qua trọng trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng hiện hành (QCXDVN 01:2008) được ban hành từ năm 2008, sau khi QCXDVN 01:2008 được ban hành hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đều đã có sự sửa đổi hoặc ban hành mới, bên cạnh đó trong quá trình áp dụng, trên thực tiễn nhiều vấn đề đã xuất hiện bao gồm các nguyên lý quy hoạch xây dựng mới, các vấn đề mới trong quản lý theo quy hoạch xây dựng và những tồn tại chưa được giải quyết trong QCXDVN 01:2008. Chính vì vậy, việc soát xét, bổ sung, chỉnh sửa QCXDVN 01:2008 cần phải được thực hiện và công việc này phải được tiến hành định kỳ.
  • 1.Về bản chất, kiến trúc cũng là môi trường, hay nói cách khác kiến trúc là mối liên hệ tổng hòa giữa con người và thế giới quan. Điều này được thể hiện trên hai góc nhìn:Thứ nhất, dưới góc nhìn phi vật thể, hệ tư tưởng hay các hình thái siêu hình: Kiến trúc là mối liên hệ giữa “trời” với “môi trường” thiêng liêng: ví dụ như công trình Sata Maria de Oya (ở Galice), Đức phật Thiên Tân (ở Bắc Kinh), Parthenon (ở Hy Lạp) hay nhà thờ hồi giáo lớn Tombouctou…
  • Về công tác quản lý liên quan đến kiến trúc máiHệ thống các quy định quản lý liên quan đến kiến trúc mái nói riêng và kiến trúc công trình nói chung tại Việt Nam hiện nay được hàm chứa từ Luật Quy hoạch, Xây dựng, Luật Di sản văn hóa và gần đây nhất là Luật kiến trúc, các nghị định về quản lý quy hoạch kiến trúc, đầu tư, cấp phép xây dựng…Ở phạm vi địa phương có các quy định, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu vực, các đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị, các quy định về đầu tư, xây dựng , cấp phép xây dựng và quản lý trật tự đô thị… đều cho thấy khái niệm “kiến trúc mái” hầu hết không có các quy định hoặc hướng dẫn riêng. Điều này không hẳn là khiếm khuyết, bởi luận điểm kiến trúc mái là khái niệm thuộc về một bộ phận của tổng thể kiến trúc công trình hoặc quy hoạch đô thị, được trang bị tri thức thiết kế trong quá trình đào tạo nhân lực, được tư duy trong tổng thể công trình hoặc khu vực, địa điểm quy hoạch…và việc quản lý mái nói riêng, kiến trúc công trình nói chung thông qua một quy trình đầy đủ, có thể tóm lược như sau: 
  • Các dự án nhà chung cư cao tầng ở Việt Nam phát triển nhanh chóng trong những năm vừa qua, chiếm số lượng chủ yếu trong các công trình cao tầng nhưng mới chỉ đáp ứng các yêu cầu về mặt công năng, thẩm mỹ, mà chưa chú trọng tích hợp Kiến trúc xanh như một điều kiện tiên quyết. Hệ quả là môi trường đô thị nói riêng và hệ sinh thái nói chung phải gánh chịu những tác động tiêu cực như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, thiếu hụt năng lượng, lãng phí nguồn tài nguyên tự nhiên, xuất hiện hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, hiện tượng phát thải khí nhà kính… Việc lựa chọn, xác định mô hình thích hợp cho nhà chung cư cao tầng theo hướng tiếp cận kiến trúc xanh đã và đang trở thành mootjyeeu cầu, một thách thức lớn trong bối cảnh phát triển đô thị hiện nay ở Việt Nam.
  • Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh tại Việt Nam phát triển nhà ở cao tầng là xu hướng tất yếu, đồng thời, phát triển nhà ở cao tầng theo các tiêu chuẩn Công trình xanh (CTX) được xem là giải pháp hiệu quả, giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và phá hoại môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân đô thị. Theo đó, dự án Diamond Lotus Riverside được phân tích như là trường hợp chung cư cao tầng điển hình theo tiêu chuẩn LEED tại Việt Nam.
  • I. Nhu cầu không gian ngầm thành phố Hồ Chí MinhTP.HCM có 24 quận huyện với tổng diện tích tự nhiên 2.096 km2 và dân số lên tới 13 triệu người với mật độ bình quân hơn 6.000 người/km2, đặc biệt tại các quận trung tâm đã đạt tới 50.000 người/km2. Theo quy định về siêu đô thị trên thế giới với 2 tiêu chí: dân số lớn hơn 10 triệu người và mật độ dân số lớn hơn 2.000 người/km2, thì TP.HCM đều đáp ứng cả 2 tiêu chí trên. Theo xu hướng phát triển của các siêu đô thị trên thế giới, thì TP.HCM đã và đang phát triển dưới dạng đô thị nén, tức tập trung phát triển ở khu vực trung tâm với việc xây dựng các công trình quy mô lớn và đi sâu vào lòng đất bao gồm các dạng công trình như: tòa nhà chung cư, cao ốc, hệ thống metro, trung tâm thương mại, nhà giữ xe, kho bãi…
  • Đối với các nước đang phát triển, các đô thị cực lớn hoặc các vùng đại đô thị có một vai trò quan trọng trong sự phát triển của quốc gia. Hầu hết các đại đô thị này đóng vai trò là đầu tàu phát triển kinh tế của một đất nước. Tuy nhiên, quá trình phát triển luôn gặp nhiều thách thức về các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường nảy sinh trong quá trình tăng trưởng nhanh chóng của vùng đại đô thị. Do đó, hầu hết các đô thị này đều được lập các đồ án quy hoạch từ cấp vùng cho tới cấp độ đô thị để định hướng cho sự phát triển không gian kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo các mục tiêu của từng giai đoạn phát triển.
  • Theo Luật Quy hoạch, hệ thống quy hoạch quốc gia gồm: - Quy hoạch cấp quốc gia;- Quy hoạch vùng;- Quy hoạch tỉnh;- Quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt;- Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
Tìm theo ngày :