Nâng cao năng lực cán bộ quy hoạch và QLXD đô thị đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, điều chỉnh định hướng QH tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2050

Thứ sáu, 08/01/2010 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển của mỗi quốc gia, đô thị luôn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Đối với Việt Nam, trong thời gian qua, hệ thống các đô thị nước ta đã và đang khẳng định vị thế đó, phát triển nhanh chóng cả về số lượng, chất lượng và quy mô; mở rộng và hiện đại hoá trên quy mô lớn kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giao thông: liên lạc, nhà đất, khu đô thị mới, khu công nghiệp tập trung, các công trình văn hoá - xã hội, giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ cảnh quan môi trường và nâng cao chất lượng dịch vụ công cộng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân góp phần thúc đẩy nhanh chóng tốc độ tăng trưởng GDP, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước đưa cả nước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập toàn cầu.

Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hoá và phát triển đô thị hiện nay còn những tồn tại, bất cập như chất lượng phát triển và năng lực cạnh tranh của đô thị chưa cao, quy mô đô thị chưa đi đôi với nâng cao chất lượng hạ tầng; tăng trưởng kinh tế chưa cân đối với tăng trưởng dân số công tác xã hội hoá, huy động các nguồn lực trong xã hội để đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật đô thị còn hạn chế; năng lực và trình độ của chính quyền các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý xây dựng và phát triển đô thị trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

Nhằm huy động mọi nguồn lực đối với công tác phát triển đô thị, tăng cường sự tham gia tích cực của toàn xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đô thị với mục tiêu là phát triển đô thị Việt Nam bền vững và trường tồn, ngày 20/10/2008 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có quyết định số 1519/QĐ - TTg lấy ngày 8/11 là “Ngày đô thị Việt Nam”,  đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình đô thị hoá, quy hoạch, đầu tư, phát triển và quản lý đô thị, xác định vai trò quan trọng của hệ thống đô thị trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, tạo thêm cơ hội hoà nhập khu vực và quốc tế.

Cách ngày nay một năm, tại buổi lễ công bố Ngày Đô thị Việt Nam 8/11/2008, đại diện các tổ chức xã hội nghề nghiệp đặc biệt là hiệp hội các đô thị Việt Nam, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, đại diện chính quyền đô thị; các nhà quy hoạch, phát triển đô thị, các nhà quản lý và cộng đồng quan tâm và tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển đô thị của cả nước đã thống nhất thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm nhằm huy động các nhà quy hoạch, chính quyền đô thị, các nhà kiến trúc, quản lý đô thị, đầu tư, địa lý, xã hội học, kinh tế, chính trị, văn học, môi trường và cả cộng đồng... tập trung hơn nữa trí tuệ, sức lực và tài lực và có hiệu quả vào công cuộc đô thị hoá và phát triển đô thị nhằm cải thiện và xây dựng mới một hệ thống đô thị hiện đại mang đậm bản sắc văn hoá và phát triển bền vững cho từng đô thị và cả hệ thống đô thị trên phạm vi toàn quốc.

Để thực hiện mục tiêu của Ngày Đô thị Việt Nam và 6 nhiệm vụ trong tâm nêu trên, giải pháp thiết thực và thống nhất các biện pháp triển khai thực hiện Quyết định số 445/QĐ - TTg ngày 07/04/2009 phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2050, trong đó ưu tiên công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp về quản lý xây dựng và phát triển đô thị.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng quản lý, phát triển đô thị nước ta còn nhiều hạn chế, bất cập là do hệ thống chính quyền các đô thị chưa đủ năng lực kiểm soát hiệu quả tiến trình đô thị hoá, lực lượng cán bộ, công chức hành chính nhà nước các cấp, trong đó phần lớn lãnh đạo chính quyền phụ trách về phát triển đô thị chỉ được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về quản lý xây dựng, quản lý phát triển đô thị, kiến thức quản lý hành chính nhà nước.

Trước yêu cầu quản lý xây dựng và quản lý đô thị theo định hướng phát triển đô thị đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, đòi hỏi đội ngũ công chức lãnh đạo chuyên môn đô thị các cấp không những phải có trình độ chuyên môn, mà còn phải nắm vững hệ thống pháp luật, trình độ quản lý về xây dựng, quản lý hành chính đô thị, năng động và hội nhập khu vực và quốc tế. Vì vậy việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý xây dựng và phát triển đô thị cho cán bộ, công chức lãnh đạo, chuyên môn của chính quyền đô thị các cấp là yêu cầu tất yếu và cấp thiết hiện nay.

Một trong những giải pháp thực hiện định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 (ban hành kèm theo quyết định số 445/QĐ - TTg ngày 07/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ) là đào tạo nguồn nhân lực, trong đó quy định: “Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, nâng cao năng lực và quản lý phát triển đô thị với lãnh đạo đô thị các cấp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định”.

Trên cơ sở phân tích yêu cầu khách quan, chủ quan và nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng về nâng cao năng lực về quản lý và phát triển đô thị đối với cán bộ công chức. Bộ Xây dựng xây dựng đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực về quản lý và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp giai đoạn 2010 – 2015” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Mục tiêu của việc đào tạo, bồi dưỡng là nâng cao nhận thức, cập nhật kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp về công tác quản lý xây dựng và phát triển đô thị Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Bảo đảm đến năm 2015 trang bị cho 100% công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp thuộc 750 đô thị cả nước những kiến thức cơ bản, một số kỹ năng lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và thực thi các nhiệm vụ quản lý quy hoạch đô thị, đầu tư xây dựng và quản lý khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng đô thị; quản lý phát triển và sử dụng đất đô thị; quản lý tài chính đô thị; quản lý môi trường, kiến trúc cảnh quan đô thị, kiểm soát phát triển đô thị, tổ chức bộ máy quản lý đô thị.

Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là cán bộ, công chức lãnh đạo UBND (Chủ tịch, Phó chủ tịch), cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn cơ quan chuyên môn, tham mưu (các Sở Xây dựng, Quy hoạch – kiến trúc; các Phòng Quản lý đô thị, Công thương, công chức địa chính – xây dựng...) thuộc UBND các cấp thành phố, thị xã thị trấn (gồm trên 750 đô thị loại V đến loại đặc biệt trong cả nước).

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng tập trung vào trang bị kiến thức, kỹ năng lãnh đạo và phương pháp xử lý, giải quyết các tình huống trong quản lý điều hành bộ máy chính quyền đô thị, giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn, tham mưu lãnh đạo UBND trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý quy hoạch phát triển đô thị, phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của từng chức danh. Bảo đảm cập nhật những kiến thức, nhận thức mới, có tính thời sự và đáp ứng nhiệm vụ triển khai thực hiện các chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước để học viên vận dụng những kiến thức tiếp thu được từ khoá học vào công tác lãnh đạo quản lý phát triển đô thị phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương có hiệu quả.

Các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu về lý luận và thực tiễn (trong nước và quốc tế) gồm: Quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn; Quản lý, phát triển hạ tầng, môi trường đô thị và vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhà ở và thị trường bất động sản; Vốn đầu tư xây dựng đô thị, chính sách và giải pháp về vốn cho xây dựng phát triển đô thị.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý xây dựng và phát triển đô thị cho cán bộ, công chức lãnh đạo, chuyên môn của chính quyền đô thị các cấp là yêu cầu tất yếu và cấp thiết nhằm thực hiện định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2050, cụ thể hoá mục tiêu của Ngày đô thị Việt Nam, với trách nhiệm trước công cuộc quản lý phát triển đô thị Việt Nam trong thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập quốc tế, Học viện cán bộ quản lý Xây dựng và Đô thị sẽ phối hợp với Hiệp hội các Đô thị Việt Nam, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, đại diện chính quyền đô thị của cả nước và các Bộ ngành liên quan thực hiện hiệu quả nhiệm vụ vẻ vang này.

 

 Nguồn: Sài Gòn đầu tư & Xây dựng, số 11 - 2009.

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)