Phương pháp quy hoạch và quản lý đô thị có sự tham gia của cộng đồng

Thứ năm, 06/07/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
I/ Tổng quan Ngày nay, quá trình lập quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị có sự tham gia của cộng đồng đang dành được sự chú ý đáng kể trong giới quản lý đô thị. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển ở châu Á như: Thái Lan, Singgapore, Philippin, Indonexia... đã chỉ ra những thế mạnh và hiệu quả thực tế của quy hoạch và phát triển đô thị có sự tham gia của cộng đồng.
Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Các đô thịỉtong cả nước đang phát triển với tốc độ cao trong những năm gần đây. Cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, sự đổi mới mạnh mẽ trong lĩnh vực quy hoạch và quản lý đô thị là một yêu cầu thực tế khách quan và mang tính cấp bách. Trong sự đổi mới này, sự tham gia của cộng đồng vào quá trình lập quy hoạch phát triển đô thị là một vấn đề khá mới mẻ, rất cần được chú ý triển khai nghiên cứu và từng bước vận dụng trong điều kiện Việt Nam.
Ứng dụng phương pháp quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng là để thay cho phương pháp chỉ sử dụng chuyên gia với lý do:
- Bảng quy hoạch tốt nhất phải thể hiện sự mong muốn của người dân, do vậy cần có sự tham gia trực tiếp của người dân và các tổ chức quần chúng.
- Nhà quy hoạch phải coi cộng đồng và người lãnh đạo của họ khôgn chỉ là khách hàng mà phải là một đối tác hoàn chỉnh trong quá trình quy hoạch
- Sự tham gia của cộng đồng không thể dễ dàng đưa vào một dự án hoặc chương trình phát triển. Nó đòi hỏi phải thay đổi phương pháp quản lý dự án và tổ chức, đào tạo cộng đồng.
- Mặt khác, chính quyền khó có khả năng đáp ứng đầu tư đối với sự cần thiết và nhu cầu xã hội do hạn chế về khả năng quản lý và hạn chế về tài chính
- Nhà nước từ vai trò người cung cấp dịch vụ trở thành người tạo điều kiện và cho phép.
- Quy hoạch tổng thể không cho phép các yếu tố đầu vào là những người không có chuyên môn ở cấp cơ sở. Nó không đủ linh hoạt để thực hiện những điều chỉnh quy hoạch tổng thể ở cấp thấp hơn.
- Các bên tham gia chính trong quy hoạch và quản lý đô thị là Nhà nước và tư nhân, cộng đồng.

1. Định nghĩa các thuật ngữ
Sự tham gia của cộng đồng là quá trình trong đó các nhóm dân cư của cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch, thực hiện, quản lý sử dụng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động...Vì vậy, việc thu nhận một dịch vụ và thanh toán các chi phí dịch vụ và thanh toán các chi phí dịch vụ là một loại hình thức tham gia rất hạn chế do nó ít ảnh hưởng đến phương thức cung cấp dịch vụ. Tương tự các hành động cá nhân không có tổ chức sẽ không được coi là sự tham gia của cộng đồng.
Sự huy động các nguồn lực là quá trình sắp xếp và đưa ra một phạm vi rộng các đóng góp có thể có của các cư dân trong cộng đồng như là lao động, sử dụng đất đai, nguyên vật liệu, vốn, chất xám và các kỹ năng bao gồm kỹ năng tổ chức và quản lý.
Sử dụng nguồn lực là phương thứuc cung cấp dịch vụ hoặc các trang thiết bị cần thiết. Vì vậy, việc sử dụng các nguồn lực có thể thông qua sự thay đổi về thiết kế hoặc các tiêu chuẩn của dự án, qua việc thay thế cộng đồng cho các nguồn lực Nhà nước, sử dụng gấp bội những cơ sở vật chất ...
Tính hiệu quả trong sử dụng nguồn lực là tỷ số giữa các lợi íc chi phí cho các dịch vụ được cung cấp. Do vậy, việc tăng các mức lợi ích cùng với sự thoả mãn nhu cầu hoặc giảm chi phí sẽ làm tăng thêm tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực. Vì khó khăn trong việc xác định và đư ẩ một giá trị tiền tệ nào đó cho các lợi ích nên việc phân tích chi phí - hiệu quả có lựa chọn đã giúp đưa ra các quyết định về phương thức chọn lựa để đạt được những kết quả giống nhau hoặc tương tự nhau. Ở đây, việc phân tích chi phí - hiệu quả là thích hợp.
Các nhà hoạch định chính sách nên chú ý một loại hình chi phí - hiệu quả khác hạn chế hơn. Chi phí- hiệu quả về chính trị là tỷ số giữa các nguồn lực của Nhà nước đòi hỏi đạt được một hiệu quả chính trị đã đặt ra là thoả mãn người sử dụng.

2. Sự tham gia của cộng đồng là gì?
Để hiểu sự tham gia của cộng đồng là gì trước hết phải biết cộng đồng là gì? Về mặt xã hội, cộng đồng là một nhóm người có xư hướng kết hợp với nhau và liên kết với nhau vì những lợi ích và giá trị chung. Trong một cộng đồng, truyền thống, mọi người thường quan hệ với nhau một cách trực tiếp mặt đối ngoại. Điều này cũng thường thấy ở các cộng đồng được nhóm lại trong một ranh giới cụ thể, mặc dù trong nhiều cộng đồng đô thị hiện đại gồm nhiều cá nhân có cùng một khuynh hướng không nhất thiết phải sống ở cũng một địa điểm.
Ở hầu hết các nước đang phát triển, Chính phủ không đủ khả năng cung cấp nhà ở và các dịch vụ đô thị cơ bản cho người nghèo vì thiếu các nguồn lực. Vì vậy, một điều bình thường là những người dân sống trong một cộng đồng đóng góp các nguồn lực của họ cho Chính phủ hoặc cố gắng tự cung cấp dịch vụ cho mình. Do đó, sự tham gia của cộng đồng là một quá trình mà Chính phủ và cộng đồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để cung cấp các dịch vụ đô thị cho tất cả cộng đồng.
Tuy nhiên, sự tham gia của cộng đồng không chỉ đơn giản là tìm ra và huy động các nguồn lực của cộng đồng ví du: cung cấp lao động tìnhnguyện xây dựng, thu phí hỗ trợ các dự án của cộng đồng, sử dụng kỹ thuật chuyên môn của các thành viên cộng đồng để duy tu sửa chữa các cơ sở vật chất của cộng đồng. Yếu tố quan trọng nhất của sự tham gia của cộng đồng là đảm bảo cho những người chịu ảnh hưởng của dự án được tham gia vào việc giải quyết dự án. Trong một số trường hợp, tham gia vào việc ra quyết định có thể thông qua lãnh đạo của cộng đồng. Đối với trường hợp này, cộng đồng cũng tham gia vào việc lựa chọn những người lãnh đạo đại diện cho họ.
Không nên nhầm lẫn giữa sự tham gia của cộng đồng với các trường hợp tự chủ hoặc tự giúp đỡ lẫn nhau, khi những người dân trong cộng đồng tự thực hiện một số hoạt động cụ thể nào đó có sử dụng nguồn lực riêng, người lãnh đạo riêng và các cố gắng tổ chức riêng của cộng đồng. Trong hầu hết các trường hợp mà các hoạt động dựa vào sự tự chủ và sự giúp đỡ thường bao hàm sự tham gia của cộng đồng thì khái niệm này mang nghĩa rộng hơn. Trong thực tế, khi xem xét sự tham gia của cộng đồng, người ta thường nghĩ đến sự có mặt của một thực thể khác ngoài cộng đồng và có liên quan đến các hoạt động như: Chính phủ, cơ quan đỡ đầu...Vì vậy, sự tham gia của cộng đồng cần có những yếu tố sau:
- Sự nỗ lực tham gia của người dân bằng óc sáng tạo và tính tự chủ tối đa để cải thiện điều kiện sống của họ.
- Đã có các nguồn lực của cộng đồng, sự lãnh đạo, tổ chức hợp tác và quá trình thực hiện nhằm đạt được những mcụ tiêu của cộng đồng
- Có sự trợ giúp về kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ của Chính phủ hoặc một tổ chức nào đó sẽ khuyến khích óc sáng tạo, sự giúp đỡ lẫn nhau và tính tự lực của cộng đồng.
Một số lý do chứng minh tại sao sự tham gia của cộng đồng vào quá trình quy hoạch cộng đồng và vùng là quan trọng:
- Người dân có quyền tham gia vào việc ra quyết định vì kết quả của các quyết định trong cộng đồng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
- Sự tham gia của cộng đồng làm tăng sứcmạnh của người dân bởi vì khi làm việc cùng nhau sẽ tăng tính tự tin và khả năng của họ để giải quyết các vấn đề khó khăn trong cộng đồng.
- Sự tham gia của cộng đồng đảm bảo thu được những kết quả của dự án tốt hơn vì chính người dân biết ró nhất họ cần gì, những gì họ đủ khả năng và họ có thể dùng các nguồn lực của riêng của họ trong các hoạt động của cộng đồng.
- Sự tham gia của cộng đồng thể hiện cam kết của người dân với dự án, vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự án và đạt được hiệu quả của dự án.

3. Những cơ chế, chinh sách cần thiết để đảm bảo cho việc tham gia của cộng đồng trên địa bàn quận đạt hiệu quả
a. Quan điểm tiếp cận: Cần được lãnh đạo quận, phuờng thống nhất chấp thuận là ủng hộ sự tham gia của người dân, khuyến khích mọi sáng kiến vì lợi ích của cộng đồng.
b. Xây dựng quy trình: Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, áp dụng phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Đó chính là sơ đồ tăng cường dân chủ, tăng quyền cho cộng đồng.

- Ứng dụng các bước này vào các dự án quy hoạch
+ Dân biết: Quyền được thông tin đầy đủ. Ngoài việc thông tin kịp thời qua các cuộc họp tổ dân phố, đối phó với những dự án có gây xáo trộn ít nhiều đến đời sống của người dân, cần thông tin đến từng hộ dân qua các tài liệu, tờ bướm.
+ Dân bàn: Bảo đảm các hộ dan tham gia vào quá trình quy hoạch ngay từ giai đoạn đầu.Trước khi xác định các hoạt động của dự án, cần tổ chức khảo sát nhu cầu có sự tham gia của người dân, chính quyền cùng người dân xác định thứ tự ưu tiên của những nhu cầu cần đáp ứng. Người dân cùng chính quyền bàn bạc giải pháp, phương thức thực hiện.
+ Dân làm: Trong các hoạt động, chính quyền tất yếu đóng vai trò chính trong việccung cấp kinh phí, tuy nhiên cần phân định những lĩnh vực cần có sự tham gia thực hiện của những người dân, những lĩnh vực có thể giao quyền cho người dân. Các hoạt động có thể mở rộng cho người dân tham gia thực hiện: giáo dục nâng cao nhận thức trong mọi lĩnh vực, xây nhà và cải thiện nhà ở, cải thiện môi trường, bảo đảm an ninh trật tự khu phố.
Đối với những dự án quan trọng, quận và phường cần lập một bộ phận tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của dân về những vấn đề liên quan đến quyền lợi của họ.

II/ Cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng vào quy hoạch và quản lý đô thị
Phương pháp quy hoạch truyền thống trong đó tiêu biểu là các quy hoạch tổng thể, hiện nay thường bị phê phán là mang tính cứng nhắc, áp đặt, không dân chủ và thiếu sự tham gia của cộng đồng. Nó dựa trên một giả định về một vấn đề của một nhóm các nguyên nhân quy hoạch, thu thập và phân tích các dữ liệu có liên quan đến vấn đề này, đề ra các mục tiêu nhiệm vụ, xác định các phương án và giải pháp khác nhau để giải quyết vấn đề đó, dự toán các chi phí, lợi ích, xác định các khó khăn, thuận lợi của mỗi phương án và chọn ra phương án tốt nhất.
Từ quan điểm thực tiễn có thể có sự nhất trí rằng, bản quy hoạch tốt nhất thể hiện được sự mong muốn của người dân - một bản quy hoạch đáp ứng được những nhu cầu mà người dân cho là cần thiết đối với họ. Cách tốt nhất để có được một bản quy hoạch như vậy là bảo đảm sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch. Nếu chỉ có những nhà quy hoạch chuyên nghiệp tiến hành các khảo sát nghiên cứu và sử dụng kết quả nghiên cứu này để lập quy hoạch thì chưa đủ. Trong nhiều trường hợp, để đảm bảo những gì mà người dân mong muốn được tích hợp vào trong quy hoạch, chỉ có một cách duy nhất là đảm bảo cho họ được tham gia trực tiếp vào quá trình quy hoạch.
Ở hầu hết các nước đang phát triển, Chính phủ thường không đủ khả năng cung cấp nhà ở và các dịch vụ đô thị cơ bản cho người nghèo vì thiếu các nguồn lực. Vì vậy, một điều bình thường là những người dân sống trong một cộng đồng đóng góp các nguồn lực của họ cùng với Chính phủ hoặc cố gắng tự tổ chức viẹc cung cấp các dịch vụ cho mình. Ở đây, sự tham gia của cộng đồng là một quá trình mà Chính phủ chính quyền địa phương và các cộng đồng dân cư cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để cung cấp các dịch vụ cho toàn cộng đồng.
Vậy vai trò nhà quy hoạch trong quá trình quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng là gì? Họ phải nghiên cứu các ý tưởng của cộng đồng, họ phải sẵn sàng đóng vai trò người hỗ trợ, người tuyên truyền và người cùng thực hiện các hoạt động của cộng đồng. Nhà quy hoạch phải coi cộng đồng là người lãnh đạo đại diện của nó không chỉ là khách hàng mà phải là một đối tác hoàn chỉnh trong quá trình quy hoạch. Đây là một yêu cầu hết sức mới mẻ so với các quan niệm về vai trò của nhà quy hoạch trong các cách làm quy hoạch trước đây, song nó lại là một định hướng cực kỳ quan trọng để đạt được mục tiêu của quy hoạch và bảo đảm lợi ích tối đa của cộng đồng.
Những lợi ích từ cách tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng là rất to lớn cho dù buổi đầu nó chưa dễ đuợc nhận. Vào buổi đầu, sự tham gia của cộng đồng có thể tốn một số chi phí về thời gian và sức lực bởi vì cần có nhiều người tham gia vào quá trình quy hoạch và ra quyết định. Tuy nhiên, nếu xem xét trong một quá trình lâu dài hơn, sẽ có thể tiết kiệm được những chi phí thực tế và các thành viên của cộng đồng, do nhận rõ quyền sở hữu làm chủ của dự án, họ sẽ duy trì sự tham gia của mình để đạt tới sự thành công. Bên cạnh những lợi ích kinh tế là những lợi ích chính trị - xã hội. Trong một cơ cấu tham gia rất mở cho tất cả mọi người, các thành viên cộgn đồng sẽ được coi trọng hơn và sẽ hợp tác chặt chẽ hơn vói các quan chức chính quyền trong quá trình quy hoạch. Lợi ích này thậm chí lớn hơn cả lợi ích kinh tế vì nó đem lại sự ổn định chính trị cho toàn bộ hệ thống quản lý hành chính. Chấp thuận và thực hiện cách tiếp cận tham gia này là đề cao phương pháp quy hoạch từ dưới lên, khác với phương pháp từ trên xuống vẫn được áp dụng trước đây.
- Có hai loại: cộng đồng về lãnh thổ và cộng đồng về quyền lợi

+ Thứ bậc của chức năng tham gia được phản ánh trong 5 mục tiêu về sự tham gia của cộng đồng vào việc thiết kế dự án, do Samuel Paul ở Ngân hàng Thế giới đề ra dưới đây:
a. Tăng tính hiệu quả của dự án:
Sự tham gia của nhiều người được hưởng lợi giúp đảm bảo cho dự án sẽ đạt được các mục tiêu của nó và lợi ích sẽ rơi vào các nhóm mong đợi.
b. Chí phí - phần đóng góp cho dự án: Trong đó những người tham gia được đề nghị đóng góp tiền, nguyên vật liệu, hoặc sức lao động trong suốt quá trình thực hiện dự án.
c. Tăng tính hiệu quả của dự án thông qua việc trao đổi ý kiến với những người hưởng lợi trong suốt quá trình lập kế hoạch dự án hoặc sự tham gia của họ trong công tác quản lý, thực hiện và điều hành dự án.
d. Xây dựng năng lực cho người hưởng lợi: Hoặc thông qua việc bảo đảm rằng những người tham gia chủ động dành hết tâm trí vào quy hoạch thực hiện dự án, hoặc thông qua các hoạt động đào tạo chính thức hay không chính thức.
e. Việc trao quyền cho cộng đồng: có thể được xem là sự tìm kiếm cách thức để tăng cường sự kiểm soát của cộng đồng về các nguồn lực và các quá trình thực hiện có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

+ Samuel Paul cũng đề xuất 4 cấp độ khác nhau về sức mạnh trong sự tham gia của cộng đồng:
a. Chia sẻ thông tin: Các nhà thiết kế và quản lý dự án có thể chia sẻ thông tin với những người hưởng lợi để tạo điều kiện cho các hoạt động tập thể hoặc cá nhân. Điều đó có thể ảnh hưởng tích cực tới các kết quả của dự án, ở một mức độ nào đó thì nó làm cho người hưởng lợi có thể hiểu và thực hiện các nhiệm vụ của dự án một cách tốt hơn.
b. Hội đàm: Khi những người hưởng lợi không những được thông báo mà còn được bàn bạc về các vấn đề quan trọng thì sẽ làm tăng sức mạnh của sự tham gia. Ở đây, có một cơ hội cho những người hưởng lợi trong việc cung cấp những thông tin phản hồi cho cơ quan dự án.
c. Đề ra các quyết định: vẫn còn có một hình thức tham gia mạnh hơn là khi những người hưởng lợi đóng vai trò ra quyết định đối với các vấn đề về thiết kế và thực hiện dự án. Việc ra quyết định bởi những người hưởng lợi cho thấy một mức độ cao của sự kiểm soát và sư ảnh hưởng đến các dự án.
d. Hoạt động khởi xướng: Những người hưởng lợi có thể khởi xướng cho một dự án thì sức mạnh của sự tham gia có thể nói đã đạt tới đỉnh cao của nó. Trong trường hợp này, có thể hoàn toàn tin cậy để tiếp tục khởi xướng đó. Đó là sự khác biệt về mặt định tính với năng lực để hành động hay quyết định các vấn đề hoặc nhiệm vụ do những người khác đề ra hay phân công.
Sự kết hợp các nhân tố cùng với ảnh hưởng của các chức năng, mức độ và phạm vi tham gia đã đưa ra một biện pháp thô nhưng có ích cho việc phân biệt các mức độ tham gia của cộng đồng trong các dự án phát triển.

' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.4719.734' />

III/ Sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch đô thị ở Việt Nam
Ở Việt Nam trước đây, trong đó cơ chế quản lý tập trung , mệnh lệnh từ trên xuống, các khái niệm phát triển cộng đồng, sự tham gia của cộng đồng và cách quản lý từ dưới lên không được chú ý. Với việc triển khai thực hiện đường lối đổi mới với các nội dung căn bản là: phát triển một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, có sự điều tiết của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dân chủ hoá đời sống xã hội và xây dựng một nhà nước pháp quyền, đã có sự thay đổi trong nhận thức về cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng. Vai trò của cá nhân, của các cộng đồng cơ sở, tính năng động và tự lực của họ là cần và có thể phát huy để phụcvụ cho các mục tiêu của sự nghiệp đổi mới. Thực chất, đó cũng chính là việc quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc của Đảng.
Chính những nội dung căn bản của đường lối đã tạo ra sự chú ý ngày càng nhiều tới các cách tiếp cận mới như phát triển cộng đồng, sự tham gia của cộng đồng. Đó là những nội dung sau:
- Xây dựng một nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự năng động, sáng tạo, độc lập từ cơ sở, từ mỗi cá nhân
- Xây dựng nhà nước pháp quyền cần phải đi kèm với phát triển một xã hội công dân.
- Mức sống dân sinh trình độ học vấn và văn hoá dân trí được nâng cao thường đi kèm với quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội.
- Việc phi tập trung hoá trong quản lý kinh tế và xã hội đi kèm với trao quyền cho địa phương, kế hoạch hoá từ dưới lên, và phát triển dựa vào nhu cầu của cộng đồng.
Như vậy là ,xét trên bình diện lý luận, cách tiếp cận quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng nếu được triển khai thực hiện, không chỉ là đáp ứng một đòi hỏi có căn cứ khoa học về sự đổi mới công tác quy hoạch hiện nay mà còn phù hợp với tinh thần cơ bản của đường lối đổi mới nói chung.
Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi từ một kinh tế với gần 30 năm theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, việc áp dụng một cách tiếp cận mới trong công tác quy hoạch rõ ràng không thể nào được thực hiện nhanh chóng một sớm, một chiều. Nhiều khó khăn thách đố vẫn đang đợi sẵn và điều này cũng là dễ hiểu. Sau đây là một vài vấn đề được rút ra từ nghiên cứu và khảo sát sơ bộ của chúng tôi:
1. Qua khảo sát, trong bối cảnh hiện nay của Hà Nội, nói đến sự tham gia của cộng đồng thường được hiểu như là một mức độ đóng góp chung.
2. Để phục vụ cho việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định, Ở một chừng mực nào đó, khi người dân có can dự đến quá trình thực hiện quy hoạch thì họ coi đó là sự tham gia. Tuy nhiên, nếu đối chiếu với thang đo các mức tham gia thì sự tham gia của cộng đồng vào quá trình ra quyết định ở đây còn khá hạn hẹp. Trong nhiều trường hợp, người dân còn phản đối những chương trình đã được thiết lập. Ở đây, chúng ta cần phân biệt rõ các mức độ tham gia, trong đó cần thấy rằng, thái độ hợp tác và sự tham gia là hai vấn đề khác nhau. Một quá trình có sự tham gia của cộng đồng thì có thể hy vọng sự hợp tác sẽ lớn hơn. Ngược lại, chỉ có sự hợp tác mà không có sự tham gia của cộng đồng thì quá trình khó mà thành công được.
3. Về cơ bản, hiện nay cách tiếp cận quy hoạch tổng thể’ vẫn còn thịnh hành tại Hà Nội, mặc dù đã có những ý kiến chỉ ra sự cứng nhắc, kém hiệu quả của nó. Đặc biệt, trong bối cảnh có những biến đổi kinh tế - xã hội vô cùng nhanh chóng đang diễn ra hiện nay, caác tiếp cận quy hoạch tổng thể là không thể nào đáp ứng, đuổi kịp những biến đổi này. Một quan điểm khác đồng ý với nhận định như vậy của quá trình lập quy hoạch tổng thể, song lại đặt vấn đề vào một khung cảnh rộng lớn hơn – đó là khung thể chế quản lý hành chính hiện nay ở Việt Nam. Có nghĩa là cách tiếp cận của quy hoạch tổng thể vẫn còn có cơ sở vĩ mô cho tính hiện hữu của nó. Làm thế nào để trên cơ sở thực trạng này, xây dựng một hệ thống, một cách tiếp cận khả dĩ đáp ứng được nhu cầu của các tầng lớp dân cư đông đảo đa phân hoá và khác xa nhau? Việc đưa vào cách tiếp cận quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng ở đây rõ ràng đang có một trở ngại đáng kể. Cần có một hệ thống, một khung thể chế quản lý hành chính thích hợp đảm bảo làm tăng khả năng tham gia của cộng đồng trong toàn bộ quy trình lập quy hoạch.
4. Trong khi đó, những trở ngại từ bên dưới, ngay trong các cộng đồng cũng là một thực tế cần nhận rõ. Đó là tính thiếu tổ chức trong sự tham gia. Mặc dù ở cơ sở đã có rất nhiều tổ chức từ chính quyền đến đoàn thể và tổ chức quần chúng, xong chúng lại được chuyên môn hoá khá rành rẽ. Trong khi đó lại rất cần có sự phối hợp đảm bảo tính tự chủ lâu dài cho nhiều hoạt động cộng đồng địa phương. đây là một đòi hỏi ở cấp cộng đồng để có thể phát triển cách tiếp cận mới. Bên cạnh đó, cần phải nói đén sự thiếu kỹ năng tổ chức cho các hoạt động dự án theo cách tiếp cận mới. Vì vậy, cần đánh giá kỹ lưỡng nhu cầu đào tạo kỹ năng sau này khi triển khai một dự án.
5. Như vậy, có thể thấy một mâu thuẫn hay là một sự khập khiễng, chưa thật sự là nhân tố tích cực thúc đẩy quá trình lập quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng . Đó là sự theo đuổi tổng thể với các khuôn khổ quy chế chính thứcvà nghiêm ngặt ở bên trên cấp thành phố và cấp quận với một bên là tính chất thiếu tổ chức, thậm chí tự phát ở cấp cơ sở trong hoạt động quy hoạch. Sự tham gia của cộng đồng trong bối cảnh như vậy quả là còn phải vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại.
6. Khi xem xét trên bình diện xã hội thì mọi cơ cấu tổ chức cơ bản như vậy nhiều khi tạo một sức mạnh chính trị khá cao ở cấp cộng đồng. Điều này có những thế mạnh nhất định. Mặt khác, nó cũng tạo nên sự thiếu hài hoà của toàn hệ thống. Những người lãnh đạo cộng đồng muốn áp dụng cách tiếp cận mới phải luôn tìm ra sự cân bằng khá tinh tế và sức mạnh đủ để duy trì các hoạt động của cộng đồng . Đó là chiến lược tạo ra sự ủng hộ cao mà vẫn tránh được những nguy cơ của sự hình thành các nhóm có tính bè phái trong cộng đồng.
7. Cuối cùng, chính bộ máy quan liêu là một thiết chế xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng. Bộ máy quan liêu với sự chuyên môn hoá cao, thường bảo thủ và không thích ứng sự thay đổi . Nó thường bắt các ban ngành phải làm việc sao cho hợp pháp hoá các vai trò của nó và những mối quan tâm riêng của nó. Cách tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng đặt ra nhiều trách nhiệm cho cộng đồng cũng đồng nghĩa với việc đối đầu với bộ máy quan liêu., với định hướng muốn đầy lùi của bộ máy quan liêu. Và điều này rõ ràng là một thách đó đầy kịch tính hiện nay.
Một vài những trở ngại và thách đố nêu trên hoàn toàn không phủ nhận xu thế phải có những chuyển đổi trong phương pháp và áp dụng những cách tiếp cận mới trong quy hoạch phát triển đô thị. Nó chỉ nhắc nhở chúngta và gợi ý về những giải pháp tìm được hướng đi đạt tới ựu đổi mới một cách có hiệu quả trong lĩnh vực này.

Nguyễn Đăng Sơn - Viện Phó Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng
Nguồn tin: T/C Kiến trúc Việt Nam, số 5/2006
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)