Kiến trúc và giao thông đô thị

Thứ hai, 19/06/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Giao thông đô thị thuộc phạm trù quy hoạch xây dựng đô thị, là trách nhiệm của kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch xây dựng đô thịtrước khi là nhiệm vụ của ngành giao thông công chính và cảnh sát giao thông.
Bố trí giao thông thành phố không hợp lý sẽ làm ùn tắc, tai nạn giao thông. Giao thông thành phố có nhiều loại đường theo chức năng: đường giao thông chính, đường khu vực, đường trong khu nhà ở. Sự lẫn lộn làm rối loạn. Hãy thử đi vào cụ thể

1. Đường khu nhà ở thành đường chính
Con đường ngang qua khu nhà ở Kim Liên và Trung Tự hiện nay là đường chính, đầy ắp phương tiện giao thông, khác với ý đồ của người thiết kế, chỉ là đường khu nhà ở bao gồm nhiều tiểu khu nhà ở. Do nhiều lý do, đường Đê La Thành, đường Trường Chinh chưa được mở rộng, để thực sự mang chức năng "vành đai". Cứ tự nhiên, đường Phạm Ngọc Thạch, Chùa Bộc biến thành "vành đai". Vậy là giao thông chính cắt ngang khu nhà ở, vốn là điều kiêng kỵ, gây nên rối loạn giao thông, sinh ra ùn tắc.
Một trong nhiều nguyên tắc tổ chức khu dân cư trong quy hoạch đô thị là tạo ra sự yên ả, nhân văn cho không gian sinh sống. Muốn vậy phải cố gắng tách các sinh hoạt dân cư khỏi ảnh hưởng của giao thông thành phố.
Cơ cấu các khu nhà ở trước đây, dựa trên nguyên tắc cơ bản là giao thông thành phố không cắt ngang khu dân cư. Cố gắng đến mức cao nhất để các sinh hoạt hàng ngày diễn ra trọng địa bàn khu dân cư. Vì vậy, các khu nhà ở có nhà trẻ, trường học, cửa hàng, dịch vụ nhỏ...bên trong khu nhà ở, người ở chỉ cần mươi phút đi bộ là có thể đến nơi thoả mãn các yêu cầu trên thuật ngữ kiến trúc gọi là phục vụ cấp 1. Thậm chí còn xây dựng những "tổ hợp ở" trong các ngôi nhà cao tầng như có nhà trẻ, dịch vụ đủ cho bản thân ngôi nhà. Rất khép kín. Như vậy có thể nói giao thông chính của thành phố giảm được khối lượng đáng kể và người dân trong sinh hoạt hàng ngày tránh được nguy cơ bị đe doạ bởi các xe cơ giới.
Gần đây, các khu nhà ở mà báo chí thường phản ánh với danh từ rất kêu là "khu đô thị mới" theo một nguyên tăc khác hẳn, nhà ở cao tầng bám lấy tất cả các đường lớn chạy quanh khu, các tầng phía dưới hầu hết là cửa hàng, dịch vụ, các phục vụ công cộng khác. Có thuận lợi là dẹp bỏ dễ dàng tệ nạn lấn chiếm mặt đường để kiếm sống. Nhưng chính các trung tâm dịch vụ công cộng này đã kéo người ở ra ngoài không gian yên ả để thêm sức nặng cho giao thông đô thị. Hãy thử xem dãy nhà cao tầng ở khu Kim Liên đang dần đi vào đời sống, với hàng loạt cửa hàng ở các tầng thấp, chắc chắn sẽ có sức hút một lượng người đến và ít nhiều làm rối loạn thêm tuyến đường Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch vốn đã quá tải. Ở đây phải giải quyết một mâu thuẫn trong kinh tế thị trường "bám vào mặt đường". Đúng, vấn đề đặt ra là phải cân nhắc để cóo đáp số giữ được sự cân bằng.
Đưa tất cả vào bên trong khu nhà ở hay đưa tất cả ra bao quanh khu nhà ở, đó là hai trạng thái cực đoan, không phải là quyết định sáng suốt của người quản lý đô thị giỏi. Bài toán "cân bằng" không đơn giản, kiến trúc đi vào đời sống là thế. Kiến trúc không chỉ là "vẽ" mà phải "tư duy".

2. Đường mới mở đẹp nhưng lắm điểm giao cắt
Từ 5 năm nay, đường Liễu Giai được mang danh hiệu "đường đẹp nhất". Đường rộng, hai chiều xuôi ngược, dải cây ngăn cách xanh mướt, thảm cỏ nhiều màu sắc, hè rộng, lúc nào cũng thưa vắng. Đường mới mở trên đất ven nội, chẳng phụ thuộc gì nơi đất chật người đông. Tuy nhiên, lại có hai điều xấu. Thứ nhất , một đoạn thắt cổ chai dài non trăm mét, đường phải thót lại, không có vỉa hè. Cửa hàng, nhà ở vẫn bình thường cả chục năm rồi. Thứ hai là lắm điểm giao cắt. Bắt đầu từ điểm giao nhau Kim Mã- Liễu Giai, chừng 80 m vừa hết khuôn viên khách sạn Daewoo là ngã 3 Liễu Giai- Đào Tấn đường Đào Tấn cũng rộng ngang đường Liễu Giai rồi đến ngã tư Phan Kế Bính- Liễu Giai, kế tiếp ngã ba Kim Mã Thượng- Liễu Giai, vài chục mét nữa là ngã tư Liễu Giai- Văn Cao- Đội Cấn và cuối cùng gặp đường Hoàng Hoa Thám. Vậy là chỉ ngàn mét đã 6, 7 điểm giắo cắt, chẳng kém gì phố cổ Hà Nội. Không biết có phải để góp phần tăng tỷ lệ diện tích giao thông cho toàn thành phố.

3.Những cây cầu trên sông Hồng
Bản đồ quy hoạch xây dựng Thủ đô có 13 cây cầu vượt sông Hồng. đang diều chỉnh lớn lần thứ 5 không biết có dừng lại ở con số 13. có cây cầu đi vào lòng người chứng kiến thăng trầm những tháng ngày nô lệ. Có những cây cầu đang hối hả ngày đêm vượt qua dòng nước và cả những cây cầu mới đậm nét trên giấy, trong đầu người thiết kế.
Nhiệm vụ kiến trúc là tổ chức không gian sinh sống. Đô thị là không gian lớn, tất cả phải theo một nhịp điệu, một khuôn thước, để bền vững hài hoà, để không lỗi nhịp, dù có nhiều nghệ thuật, nhiều kỹ thuật chuyên sâu cùng chung sức.
Khách thăm quan sông Seine, sông Danuýt, những dải cầu vắt ngang đôi bờ thơ mộng. Chưa phải trong tầm tay người Hà Nội nhưng là mong ước đầy tính hiện thực. Tác giả thiết kế cầu không chỉ các kỹ sư cầu, kỹ sư giao thông, mà đồng tác giả KTS Norman Foster nổi tiếng thế giới với cây cầu khổng lồ bậc nhất hiện nay qua thung lũng Milau Pháp. Thế giới xây dựng rất thán phục trước cây cầu thế kỷ này, khánh thành ngày 14/12/2004. Cầu Milau vượt qua thung lũng sông Tarn, miền Nam Cộng hoà Pháp. cầu dài 2460m , tựa trên 7 trụ dây văng, cso trục cao tới 343m cao hơn tháp Eiffel 23m, giảm thiểu diện tích chiếm dụng móng trụ, đồng thời cây cầu có kiểu dáng thanh mảnh, vững chắc, an toàn. bản mặt cầu bằng thép rộng 27,35m, cho 6 làn xe và 2 phần lề đường. Phục vụ giao thông huyết mạch, còn là tác phẩm nghệ thuật thu hút khach bốn phương. cầu được ví như cánh bướm bơi lượn giữa mênh mông. Thị trấn Milau trở thành nổi tiếng. KTS lừng danh quốc tịch Anh, Norman Foster từng được Nữ hoàng Anh phong tước Hiệp sỹ và được giải thưởng Pritzker được ví như giải Nobel của kiến trúc là tác giả chính.
Chứng nhân lịch sử gắn bó với tâm hồn người Hà Nội: cầu Long Biên mình đầy thương tích qua chiến tranh chống Mỹ, vẫn còn dấu vết đạn bom, trận địa bắn trả máy bay trên thân cầu nên giữ lại như một dấu tích chiến tranh, những cây cầu mới sẽ ở thượng lưu, hạ lưu. Cầu "anh hùng" cao tuổi dành cho đi bộ và xe thô sơ. Hay biết chừng nào, khi cho phép nâng cấp, cải tạo nhẹ nhàng để có thể kết hợp thành mơi thanh thản dạo chơi. Phát triển vũ bão của khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại du nhập vào nước ta từ 15 năm nay cho phép những bước tiến vượt bậc mà những thí dụ thành công là cầu dây văng qua sông Tiền gần thị xã Vĩnh Long cầu dây văng qua eo biển Cửa Lạc Hạ Long. Thử đặt ra những tiêu chí cho cầu sông Hồng, Hà Nội:
- Hài hoà, hợp khối giữa nhịp và mố trụ. Nhịp dài, giảm bớt trụ, ít trở ngại cho giao thông đường thuỷ mỗi khi nước lũ từ đầu nguồn đổ về.
- Trên cơ sở chịu lực cao có thể tổ hợp hình khối cong, uốn lượn, tạo dáng uyển chuyển, nhiều lần vững chắc mà bay bổng, hoà quyện với thiên nhiên.
- Độ thanh mảnh của hình khối làm giản nhẹ cảm giác nặng của khối bê tông nhịp, trụ
Khi màn đêm buông xuống, ánh điện toả sáng, đổ bóng xuống mặt nước, lung linh huyền ảo nổi bật khoảng trời cả ở trên, cả dưới nước. Cầu là tác phẩm kiến trúc nên phải "mỗi cầu một vẻ mười phân vẹn mười". Phối hợp với kỹ sư cầu, KTS có thể tìm kiếm hình ảnh biểu tượng , hình ảnh gắn liền với cuộc sống đô thị, làm cây cầu đậm nét truyền thống, nhanh chóng đi vào đời sống. Hướng tới kỷ niệm ngàn năm Thăng Long, cầu Nhật Tân được lựa chọn phương án theo các tiêu chí trên. Độc đáo, khác hẳn với các cầu đã và đang làm, là ý kiến thống nhất của các chuyên gia và nhân dân, Công ty CHOIDA của Nhật Bản đang chiếm nhiều đồng tình với giải pháp cầu treo tự neo, phù hợp với nhịp cầu kéo dài, khéo kết hợp tạo thế rồng bay với biểu tượng Khuê Văn Các rất đặc trưng Hà Nội.

4. Những khu nhà ở mới xây
Tín hiệu đáng mừng; mở rộng đô thị Hà Nội nhưng bài học ùn tắc giao thông quá cay đắng. Quan hệ khu mới và khu cũ rất hữu cơ, nên phải chú ý ngay các khớp nối. đang có dấu hiệu sẽ ùn tắc, ví các khu chưa có thể sinh hoạt độc lập. Thử lấy mấy ví dụ:
- Khu Linh Đàm xây dựng những ngôi nhà 9 tầng đầu tiên từ năm 2000; số dân thiết kế là 14.000 người và 1600 dân địa phương. Hướng di chuyển chỉ là theo đường 1A vào thành phố cũ. đồng thời cũng là quốc lộ vào từ phía Nam. Cần thiết một nút giao thông lập thể
- Khu Trung Hoà- Nhân Chính đang được xây dựng khá nhanh, hướng di chuyển chủ yếu vẫn là qua cầu sông Tô Lịch vào thành phố, qua đường Láng. Ở các nút giao cắt Láng Hạ và Nguyễn Chí Thanh đa xthấy ùn tắc, tuy chưa quá dài thời gian, cần ghĩ đến thêm cầu qua sông Tô Lịch để giảm tải 2 nút giao thông này.
- Khu Bắc Thăng Long Ciputra, có thể nói là tốt nhất cho hướng phát triển thành Trung tâm văn hoá, theo thiết kế số người sẽ lên tới 14.000, phương tiện cơ giới đường bộ sẽ nhiều hơn các khu khác. hướng di chuyển là theo đường Lạc Long Quân với 2 nút chính là Bưởi và Nhật Tân.
Cầu Nhật Tân khi xây dựng xong, tuyến đường này sẽ tăng lượng phương tiện giao thông rất nhiều, lại hướng ra đường lên cầu Thăng Long, nên cần có giải pháp cụ thể.

5. Cần một giải pháp độ tin cậy cao.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch giao thông đến năm 2020, đã có nhiều dự án , nhiều kê hoạch nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông vận tải Thủ đô trong tương lai. Sẽ lần lượt có những trục hướng tâm từ các tỉnh lân cận đến Hà Nội, đồng thời xây dựng một số hành lang tại các khu vực kinh tế trọng điểm
Hiện nay đã hình thành và đang hoàn thiện 3 tuyến đường vành đai quanh thành phố và tiếp đó là vành đai 4, cùng với đó là hệ thống đường sắt trên cao, hệ thống đường thuỷ dưới sông Hồng, sông Đuống. Vĩ mô là vậy, nhưng cái vướng mắc, cái lo của từng người dân Thủ đô vẫn là chuyện ùn tắc, quá tải gây tai nạn giao thông hàng ngày. Nhưng giải pháp rời rạc, dự án nâng cấp năng lực giao thông, vói các giải ngăn cách các chậu cây chia nhỏ các ngã tư, ngã năm, mặt đường xe buýt nhanh, xe buýt dành riêng, các cầu vượt chậm rãi hình thành. Tất cả uể oải đối phó ngày càng yếu.
Nên thành lập hội đồng tuyển chọn, thành phần chính là các chuyên gia kiến trúc quy hoạch và cầu đường, cảnh sát giao thông. Hội đồng chỉ có trách nhiệm tư vấn đề các nhà cầm quyền và các chủ đầu tư có cơ sở quyết định chính xác. nên rút kinh nghiệm từ 2 cuộc thi "Cổng ô phía Nam" và "Bảo tàng Hà Nội". Tổ chức thi không rõ ràng, thời gian thi quá ngắn, thành phần hội đồng quánhiều người ngoài nghề, nên không thu được được hiệu quả. Nên có dự án chính thức được cập nhật, bổ sung không "ăn đong".

KTS. Ngô Huy Giao
Nguồn: Tạp chí Người Xây dựng tháng 5/2006
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)