Sự tìm kiếm cốt cách trong kiến trúc Hà Nội

Thứ năm, 12/10/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Khoảng những năm 30 của thế kỷ XX, một ngôn ngữ kiến trúc mới ở Hà Nội xuất hiện, những công thự quốc gia, những biệt thự sang trọng, kết hợp lối kiến trúc hiện đại phương Tây với ngôn ngữ phương Đông, được công chúng ưa chuộng nhanh chóng đi vào lòng người. Các tác giả lúc ấy như tìm thấy định hướng: Phong cách Đông Dương mà đặc trưng là phần mái và một số chi tiết quen thuộc mà tinh tế. Chúng sống cùng thời gian, ngót thế kỷ qua vẫn được coi là bài học sáng giá.
Ngày nay, kiến trúc đang tràn làn xu hướng quay lại quá khư, thường gọi là haòi cổ, sao chép cổ dưới danh nghĩa truyền thống. Xu hướng này sơ lược hoá, đơn giản hoá, chắp vá các chi tiết đến ngô ghê. Cần nhấn mạnh điều đáng buồn là giả cổ Tây lấn lướt giả cổ ta.
Một xu hướng đáng được khuyến khích, chưa hẳn ở sự thành công nhưng trước hết ở những hướng đi: Xu hướng tương lai. Tôi không muốn nói là hiện đại, bởi vì từ tổ chức không gian, giải pháp kết cấu, trang thiết bị chưa thể cho phép lạm dụng thuật ngữ này. Đã thấy dáng dấp hoà nhập với những tìm tòi của mảng khối, màu sắc, đường nét chịu ảnh hưởng của biểu hiện, của sinh thái... Điều dáng mừng là cả những kiến trúc tôn giáo, tưởng niệm cũng đang từ bỏ lối mòn cũ kỹ của những gian, những cột để vươn tới không gian thoáng rộng. Kiến trúc là nghệ thuật của đời sống, của xã hội và chịu ảnh hưởng lớn của nhiều thế lực. Kiến trúc sư chịu nhiều sức ép, thói quen: thành công thì là giỏi, bị chê bai thì đổ cho người có quyền, kẻ có tiền. Cho nên xin giới hạn lại, ở đây chỉ bàn chuyền của kiến trúc sư.
Từ cách đây 7, 8 chục năm, các nhà quy hoạch Pháp đã thiết kế khu đô thị khác hẳn với đô thị cổ, ở đây không gian đường phố luôn mở. Các đoạn đâu, cuối đường, các điểm giao cắt là những mảnh vườn, vuông, tròn, méo, có cây xanh, có ghế đá, có tượng đài, tượng vườn nhiều tượng đài, biểu tượng xâm lược đã bị dỡ bỏ sau ngày 9/3/1945 là Mở cho một đường phố. Những công viên bách Thảo, Thủ Lệ, Thống Nhất, Lý Thái Tổ... là Mở cho từng khu đô thị Hà Nội hơn hẳn TP. Hồ Chí Minh về mặt này. Ngày nay, những khu nhà ở mới xây dựng, nhà cao tầng cần thiết phải có những không gian mở bên ngoài. Nhiều người kêu sao nhà cao tầng cứ dày đặc, ken san sát nhau, chỉ nhìn đã thấy nhức nhối? Kiến trúc sư thiết kế trả lời: Đây là thủ pháp thiết kế. Dọc theo đường phố lớn, bố trí nhiều nhà cho hoành tráng đường phố, để dành đất cho bên trong nhiều không gian trống làm vườn cây, mật độ xây dựng vẫn theo tiêu chuẩn thiết kế.
Thiên hạ bảo chúng ta nghèo nhưng tiêu xài sang, lãng phí lớn. Son phấn, mỹ phẩm dùng nhiều hơn người Nhật, bia uống từng thùng, người đứng dậy mà bàn ăn vẫn đầy ắp, mở máy điều hoà nhiệt độ đến lạnh run người... Chưa có nghiên cứu đầy đủ, thực nghiệm khoa học cho thông gió, chiếu sáng nhà cao tầng, nhà văn phòng kín bưng phủ kín 4 mặt. Nhìn những khối nhà sừng sững, mặt chính nhà phẳng lì. Khiếp thật!
Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Biết bao nhiêu bài viết, tham luận, tập sách, bài giảng, cả những đề tài khoa học cấp nọ cấp kia cho cái tính chất đầy chông gai này. Chẳng sa đà vào chuyện danh từ nhưng tôi cứ bị cuốn hút vào cái từ ngữ: Cốt cách dân tộc của cụ Nguyễn Cao Luyện. Cốt cách - chỉ thế đã thấy dân tộc rồi, thích thú đến ngạt thở.
May mắn được dự buổi trình bày 4 phương án thiết kế nhà trung tâm Hội nghị quốc gia năm 2004. Các KTS Đức đặt câu hỏi: Xin được chỉ ra cụ thể tính dân tộc là thế nào để chúng tôi thể hiện. Trong các phương án được trình bày ít nhiều chứng tỏ các tác giả thâm nhập đời sống kiến trúc Việt Nam. Chúng ta chắc chắn ai đưa ra câu hỏi như vậy nhưng khi thực hiện thường hay quên lãng.
Về Trung tâm Hồ Gươm, KTS Lê Văn Lâm viết: ... Đi ngược lại đường lối văn nghệ của Đảng. Hơn nửa thế kỷ trước, đất nước chìm trong nô lệ, xây dựng cái gì quanh hồ là do người Pháp quyết định, thế mà họ khuyến khích xây dựng những kiến trúc có phong cách Á Đông như nhà Khai Trí Tiến Đức, nhà Thuỷ Tạ... dành lại những khoảng trống thơ mộng cho hồ. Họ biết rõ: Ngoài kia là cầu Thê Húc, là trấn Ba Đình, phố trên là Hàng Đào, Hàng Ngang, là phố cổ đậm màu thời gian... Ai ngờ, nửa thế kỷ sau, chính quyền là ở ta, xây gì ở Bờ Hồ là do người Việt mình quyết định, có đường lối văn hoá, văn nghệ rõ ràng, ấy thế mà những khoảng trống từng nâng niu giữ gìn, cứ dần được lấp đầy bởi những kiến trúc giả cổ Châu Âu, xưa đến mức cả người Châu Âu cũng khó chấp nhận. Đã qua rồi là nhà Uỷ ban nhân dân, nhà Bưu điện, nhà Hàm cá mập, khách sạn Hà Nội Vàng. Để xây dựng tượng đài Quyết tử, người ta phá dỡ cả đài tượng niệm giáo sĩ Alecxandre de Rhodes, người sáng lập chữ quốc ngữ Bao giờ hành động này được sửa chữa để xứng đáng Thủ đô nhiều di sản. Gần đây hơn là toà nhà làm việc của Báo Nhân dân, trung tâm Thương mại Tràng Tiền. Vừa khánh thành trụ sở Bộ Tài Chính, ngay góc đường Phan Chu Trinh - Trần Hưng Đạo. Người ta si mê thứ cổ điển Châu Âu đến mức bỏ ngoài tai tất cả những lời đề nghị tâm huyết của giới KTS cả nước...
Sinh thời, cố KTS Ngô Huy Quỳnh nói về các công trình bên đường Lê Thái Tổ soi bóng nước Hồ Gươm: Toàn quyền Paul Bert có sống lại sẽ rất bằng lòng về công trình này. Theo chân ông tôi sẽ nói: KTS Francois Mansard, tác giả cái tầng mái ấy có sống lại cũng không thể ngờ thế hệ KTS Việt Nam hiện nay lại kế thừa ông ghê gớm đến vậy. Trao đổi với KTS Lê Văn Lân, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội, ông nói: ... Công trình của KTS nước ngoàisẽ nhiều hơn, chiếm những vị trí nhậy cảm hơn. Hướng dẫn, chọn lọc, phối hợp thế nào để đất nước không biến thành nơi thể nghiệm và hành nghề của những KTS loại 2 quốc tế sẽ là một việc hết sức vất vả. Chúng ta hoan nghênh và chịu tốn kém mới chào những KTS nước ngoài tài năng, để cho đất nước có những công trình đặc sắc. Họ thường quen với kién trúc hiện đại, bây gì chủ nhà bảo phải vẽ kiến trúc Pháp hay trao công trình nào đó, họ không quen, có khi còn bỡ ngỡ hơn KTS Việt Nam, nhưng họ vẫn cố gắng làm vừa lòng các ông chủ Việt nam vốn hào phóng và chịu chơi....
Bộ trưởng Trương Đình Tuyển nói về gia nhập WTO, thời cơ và thách thức là 50/50, thời gian đầu có thể chỉ 40/60. Riêng ngành Tư vấn xây dựng, thực lực và trí tuệ đâu có đến nỗi nào, nhưng nhận thức tung tán, tổ chức manh mún, liệu có được 30/70. Vào WTO, trước hết các doanh nhân phải đứng thẳng, sốc tới. Chương trình truyền hình Ấn tượng Việt nam tối 1/9/2006 vừa qua thôi thúc. Không chỉ cứ đổ cho cơ chế mà là khát vọng của kiến trúc sư. Khát vọng phải biến thành hành động.

KTS. Ngô Huy Giao
Nguồn tin: T/C Kiến trúc Việt Nam, số 8/2006
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)