• 1. Đặt vấn đề

    Theo QĐ số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 được phát triển theo mô hình mạng lưới (Liên kết mạng), trên cơ sở kịch bản phát triển theo từng giai đoạn, phù hợp với các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng thời kỳ và hội nhập kinh tế quốc tế. Định hướng phát triển chung không gian đô thị cả nước cơ bản được phát triển hợp lý trong các vùng đô thị hóa quan trọng gắn với 6 vùng kinh tế - xã hội quốc gia. Có sự liên kết giữa miền Bắc, miền Trung và miền Nam; giữa phía Đông và phía Tây; gắn với việc phát triển các cực tăng trưởng chủ đạo và thứ cấp quốc gia, đồng thời bảo đảm phát triển theo mạng lưới, có sự liên kết tầng bậc theo cấp, loại đô thị. Từ năm 2009 đến năm 2015 ưu tiên phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng đô thị lớn và các khu kinh tế tổng hợp đóng vai trò là cực tăng trưởng chủ đạo cấp quốc gia; từ sau năm 2016 đến năm 2025 ưu tiên phát triển các vùng đô thị hóa cơ bản, giảm thiểu sự phát triển phân tán, cục bộ; giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2050 chuyển dần sang phát triển theo mô hình Mạng lưới đô thị (Liên kết mạng).

  • 1. Mở đầu

    Ngày 24/01/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Một trong 6 nhiệm vụ và giải pháp được Nghị quyết nêu ra là “Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững” [1]. Điều đó cho thấy chất lượng quy hoạch đô thị được quan tâm rất lớn trong công tác xây dựng và phát triển đô thị ở Việt Nam.

  • Tóm tắt

    Cơ chế chuyển quyền phát triển không gian (Transfer of Development Rights - TDR) cho phép quyền phát triển không gian (được tính bằng mét vuông sàn xây dựng) được chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác thông qua các hình thức mua bán, trao đổi, cho nhận… khi quyền phát triển không gian này không được sử dụng hoặc bị hạn chế sử dụng nhằm bảo tồn các công trình di sản, kiến tạo các không gian mở, bảo vệ các khu vực nhạy cảm về môi trường và sinh thái… hoặc do địa điểm trên được thu hồi để lấy đất phục vụ việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Cơ chế TDR được xem là một giải pháp hiệu quả nhằm khắc phục hai nguyên nhân chính làm phát sinh các vấn đề đặc trưng của đô thị lớn: (i) thiếu sự đồng thuận từ các thành phần xã hội (chính quyền, doanh nghiệp và người dân) trong phát triển vùng và đô thị; từ đó, (ii) khó huy động tối đa nguồn lực (đất đai và tài chính) nhằm giải quyết các vấn đề trên. Hiệu quả trên được minh chứng bằng kết quả thực tiễn của việc áp dụng cơ chế TDR ở các đô thị tại các quốc gia trên thế giới. Nội dung bài viết này gồm 03 phần: (i) Đặt vấn đề; (ii) Kinh nghiệm áp dụng cơ chế TDR trên thế giới; và (iii) Khả năng áp dụng cơ chế TDR tại Việt Nam.

  • Tóm tắt: Việc xây dựng đô thị nén và tránh dàn trải là một nội dung quan trọng trong chiến lược đô thị tăng trưởng xanh quốc gia; tuy nhiên, đây là chủ đề rộng có nhiều cách hiểu và cách làm. Bài viết thảo luận về chiến lược phát triển đô thị nén trên cả không gian và theo thời gian tiếp cận. Thông qua đó, tác giả gợi ý việc áp dụng chiến lược này trong bối cảnh các đô thị lớn ở Việt Nam đang mở rộng nhanh chóng cùng thách thức chuyển đổi từ lệ thuộc xe máy sang lệ thuộc xe hơi. Từ khóa: phát triển dàn trải, đô thị nén, tăng trưởng thông minh, quản lý tích hợp, đô thị phát triển theo thời gian tiếp cận.

  • Chúng ta thường nói đến truyền thông, vai trò của truyền thông đến đời sống xã hội. Truyền thông là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm… liên tục giữa hai hoặc nhiều người, nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội. Rõ ràng, truyền thông ngày nay có vai trò, ý nghĩa to lớn. Để thúc đẩy thông tin người ta sử dụng nhiều công cụ truyền thông, ngược lại để kìm hãm thông tin người ta tìm mọi cách để cắt, xóa truyền thông. Ngày nay, nhiều kênh truyền thông đã đạt đến cực độ nhanh, cực nhạy và phủ sóng toàn cầu nhưng vì lý do này, mục đích nọ, người ta cũng có thể cắt một số kênh đối với một con người, thậm chí với một quốc gia rộng lớn. Mặc dầu vậy, ngày nay truyền thông đang chứng tỏ được vai trò to lớn của mình và cũng mang đến những nguồn lợi kếch sù cho nhà đầu tư. 

  • Cát, sỏi, cốt liệu bê tông xi măng và thép là 4 thành phần phối hợp với nhau để làm nên các công trình xây dựng theo các bản vẽ thiết kế và bằng giải pháp thi công của các nhà thầu xây dựng. Cát cũng là một nguyên liệu chính tham gia vào các công trình san lấp mặt bằng, đặc biệt là ở các vùng nền đất yếu. Có thể nói, không có công trình xây dựng nào không có sự tham gia của cát xây dựng. Vai trò của cát xây dựng rất to lớn, các loại cát khác nhau, cát modul cỡ hạt khác nhau có vai trò khác nhau trong công trình xây dựng. Vì nguồn gốc cát xây dựng được hình thành từ quá trình phong hóa, tác động va đập của đá và sự bào mòn của các dòng chảy sông suối, sóng biển… Ở nhiều quốc gia nguồn cát tự nhiên không đủ đáp ứng cho nhu cầu xây dựng, người ta phải sản xuất cát nghiền từ đá granite, đá bazan và thậm chí từ đá vôi. Người ta cũng sử dụng một số loại phế thải công nghiệp để san lấp thay cho nguồn cát tự nhiên. Nhà thiết kế cấp phối bê tông phải căn cứ vào chất lượng cát, căn cứ vào modul độ lớn của cát, cường độ chịu nén, các tạp chất lẫn trong cát để tính toán các hợp phần trong bê tông. Cùng một mác bê tông nhưng cốt liệu khác nhau, hay loại cát khác nhau thì hàm lượng xi măng đưa vào cấp phối cũng khác nhau. Tạp chất trong cát, nhiều nhất là bùn sét, chất hữu cơ. Các tạp chất này ngăn cản sự phát huy cường độ xi măng, ngăn cản khă năng liên kết của xi măng với cát, với cốt liệu. Các tạp chất hữu cơ, bùn sét là những chất có khả năng hút ẩm lớn. Nếu hàm lượng tạp chất trong bê tông lớn, khi hút ẩm có thể là tác nhân gây ăn mòn cốt thép, lâu dài có tác dụng góp phần phá hủy công trình. Khả năng hút ẩm, tức là hiện tượng gây trương nở lúc hút ẩm và gây co khi thoát ẩm, khô. Chu trình khô - ẩm là tác nhân gây rạn nứt lớp vữa trát, góp phần vào việc gây thấm công trình, gây phồng rộp lớp vữa trát…Đối với cát ở các vùng nhiễm mặn ven biển, cát biển thì tạp chất chính là muối biển. Để có thể sử dụng cát biển như là cát xây dựng thông thường thì cần phải làm sạch lượng Nacl theo quy định của tiêu chuẩn cát hiện hành. Ngoài modul độ lớn, cường độ chịu nén, hàm lượng chất có hại trong cát thì một yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đáng kể đến cát đó là hình dáng hạt cát. Nếu cát có hạt hình cầu nhiều, ít hạt nhiều góc cạnh, tương tự thoi dẹt của cốt liệu, thì sẽ giảm được hàm lượng xi măng sử dụng, nghĩa là tỷ diện bề mặt của cát thấp thì sẽ tiết kiệm được xi măng mà vẫn cho mác bê tông theo yêu cầu.

  • Dải đất ven biển là vùng có cơ hội phát triển kinh tế rất cao, do có không gian biển rộng lớn và giàu tài nguyên. Sự kết nối giữa kinh tế biển và chuỗi đô thị sẽ thúc đẩy sự hình thành các cực kinh tế mũi nhọn. Để nước ta thực sự trở thành cường quốc biển, Việt Nam cần quy hoạch phát triển hệ thống đô thị biển theo hướng xanh và bền vững.

  • Đầu tư phát triển thành phố thông minh hiện nay mang lại trải nghiệm kỹ thuật số cho cư dân đô thị. Đây là vấn đề trọng tâm và cốt lõi nhất nhằm thực hiện quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế truyền thống sang số hóa, đã và đang được Chính phủ triển khai trong những năm gần đây. Hiện nay, nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Chính vì vậy việc ứng dụng dịch vụ số cho thành phố thông minh trên cả nước đang được triển khai và thực hiện. Bài viết này đưa ra ứng dụng dịch vụ số cho thành phố thông minh tại Việt Nam.

  • Đầu tư là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế. Đối với đầu tư xây dựng, mỗi hoạt động đầu tư là sự phối hợp nhiều nguồn lực của nhà đầu tư, phát huy lợi thế sẵn có của xã hội nói chung và nhà đầu tư nói riêng. Các công trình xây dựng được đầu tư phù hợp về vốn và công nghệ, có thành quả như kế hoạch đặt ra sẽ tạo thuận lợi cho quá trình khai thác công dụng, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về tư liệu sản xuất. Từ đó kích thích hoạt động sản xuất phát triển, mở rộng quy mô, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống cho người lao động, hay nói cách khác là nguồn lực tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Trên thực tế, đầu tư xây dựng là một nhân tố trong việc hình thành mới, cải tạo hoặc mở rộng các công trình xây dựng, cung cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu xã hội. Trong đó, giai đoạn chuẩn bị dự án là giai đoạn rất quan trọng trong cả quá trình hoạt động đầu tư xây dựng.

  • Hơn 30 năm hội nhập và phát triển, ngành Xây dựng Việt Nam đã đạt nhiều thành tích, góp pần tạo việc làm và tăng trưởng GDP của đất nước. Đã đến lúc ngành Xây dựng Việt Nam phải vươn ra thị trường quốc tế, nếu không trong tương lai các doanh nghiệp của ngành Xây dựng Việt Nam mất ngay cả thị trường nội địa, do công nghệ lạc hậu, tụt hậu về quản lý cũng như chảy máu lượng nhân công có tay nghề.

  • Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa của Hải Phòng gia tăng nhanh; số lượng ao hồ, kênh mương bị san lấp, thu hẹp ngày càng nhiều khiến quá trình tự thấm nước trong các đô thị giảm, xuất hiện hiện tượng gia tăng các dòng chảy nước mặt trong đô thị, từ đó gây áp lực lên hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Ngoài ra, cao độ nền của một số khu vực đô thị còn thấp, trũng, sự thiếu đồng bộ của hệ thống hạ tầng thoát nước, ý thức của cộng đồng bảo vệ hệ thống thoát nước chưa cao … cũng góp phần gây nên tình trạng ngập lụt trong thành phố Hải Phòng khi trời mưa to, kéo dài. Trước thực trạng này, Hải Phòng đang và sẽ thực hiện nhiều giải pháp cần thiết nhằm tăng cường khả năng thoát nước, chống ngập cho đô thị, thích ứng với biến đổi khí hậu.

<<1...4567...345>>
Tìm theo ngày :