• Tính đến tháng 12/2020 cả nước có 862 đô thi, bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt đó là Hà Nội và TP.HCM, 23 đô thị loại I, 31 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 90 đô thị loại IV và 668 đô thị loai V, với tỷ lệ đô thị hóa đạt 39,3%. Dân số đô thị tính đến năm 2020 là 36.727.248 người, chiếm 37,7% tổng dân số cả nước.Tǎng trưởng kinh tế khu vực đô thị trung bình đạt từ 12 - 15%, cao hơn từ 1,2 - 1,5 lẩn so với mặt bằng chung của cả nước. 

  • Luật Quy hoạch 2017 đã hệ thống hóa lại toàn bộ hệ thống quy hoạch quốc gia, đồng thời tác động sâu sắc đến hệ thống văn bản pháp luật về quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị. Ở cấp độ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Quy hoạch tỉnh là bản quy hoạch tổng thể, tích hợp đa ngành, kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch nông thôn - đô thị.
  • Có thể tự hào khẳng định rằng, ngành Vật liệu Xây dựng Việt Nam trong thời gian qua đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp to lớn trong sự phát triển chung của đât nước, trong đó có những ngành đứng vào top 5 của thế giới như các ngành sản xuất: xi măng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh…

  • Bản đồ hiển thị lập thể theo không gian ba chiều (3D) đã được ứng dụng trong công tác quy hoạch ở Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ 20. Đến nay, công tác nghiên cứu và ứng dụng bản đồ 3D trong quy hoạch ngày càng được nhiều người làm quy hoạch quan tâm nghiên cứu. Một số công trình ứng dụng GIS trong công tác quy hoạch đã được tiến hành triển khai theo những khía cạnh khác nhau áp dụng thí điểm cho 1 số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, Hạ Long… Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về bản đồ dữ liệu 3D cho công tác mô hình hóa bề mặt ở nước ta vẫn chưa được thực hiện nhiều, dữ liệu còn thô sơ, chưa đi sâu vào mô hình hóa chi tiết các đối tượng trên bề mặt… Đặc biệt, chưa triển khai xây dựng bản đồ 3D phục vụ cho công tác lập quy hoạch đô thị.

  • 1. Đô thị hóa và phát triển đô thị Việt Nam, thực trạng và nguyên nhân

    Từ sau Đổi mới (1986), cùng với các chính sách tạo điều kiện cho quá trình phát triển đô thị, quá trình đô thị hóa Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng kể. Ở giai đoạn 2000-2010, Việt Nam bắt đầu đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, về không gian, các khu đô thị của Việt Nam tăng 2,8% hàng năm, nằm trong số các nước có tỷ lệ tăng nhanh nhất khu vực. Về gia tăng dân số đô thị, đạt tốc độ tăng hơn 3 %/năm. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ đô thị hóa nhanh trong khu vực Đông Á. Mỗi năm, ước tính các đô thị Việt Nam có thêm từ 1 đến 1,3 triệu dân. Đến tháng 9/2022 tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đã đạt khoảng 41,5%, với 888 đô thị.

  • Thực trạng phát triển đô thị Việt Nam

    Tính đến năm 2020, cả nước có 862 đô thị, bao gồm 2 đô thị đặc biệt, 23 đô thị loại I, 31 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 90 đô thị loại IV và 668 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 30,5% năm 2010 lên 40% năm 2020. Đô thị hóa tăng nhanh ở các thành phố lớn, lan toả và phân bố tương đối đồng đều trên cả nước. Hạ tầng đô thị từng bước phát triển đáp ứng yêu cầu.

  • Cách tiếp cận mới nhất về đô thị hóa dựa trên hai khái niệm then chốt và theo đó, có thể đổi mới tư duy đô thị hóa trên phạm vi toàn cầu: 1, Mức độ đô thị hóa, và  2, Đổi mới các khu vực chức năng, để đô thị là động lực phát triển nền kinh tế quốc dân. Điều đó cho thấy các xu hướng đô thị hóa gần đây và tương lai, phải vừa tăng chất lượng sống đô thị, đồng thời chuyển hóa để đô thị là nơi phản ánh mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và hệ thống cư trú đô thị một cách bền vững (Báo cáo chính sách đô thị 2018-OECD).

  • I. Thực trạng đô thị hóa tại Việt Nam

    I.1. Đánh giá về quy mô, tốc độ đô thị hóa

    a) Tổng quan về đô thị hóa

    Đô thị hóa: là quá trình dân số tập trung ở thành thị hoặc tăng tỷ lệ dân cư sống ở thành thị do dịch cư từ nông thôn ra thành thị hoặc do diện tích đất ở đô thị tăng lên (U.52 - UN Habitat, 1992) [1].

  • 1. Thực trạng ứng dụng GIS trong quản lý phát triển đô thị tại Việt Nam

    Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS) đã được biết đến khá sớm tại Việt Nam và hiện đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực về quản lý tài nguyên và môi trường. Đối với lĩnh vực quản lý đô thị thì GIS mới chỉ được quan tâm và có những bước phát triển ban đầu trong khoảng hơn (5) năm trở lại đây với các nghiên cứu, dự án ứng dụng GIS trong công tác khảo sát đo đạc, quản lý quy hoạch, quản lý hạ tầng kỹ thuật (cây xanh, cấp nước...).

  • Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 74 km, có vịnh nước sâu, có thềm lục địa với độ sâu 200 m, tạo thành vành đai nước nông rộng lớn thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp như: Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô, Làng Vân... với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, có giá trị lớn cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Đà Nẵng cũng có những dãy núi núi hùng vĩ ôm trọn thành phố về phía Tây và Tây Bắc; có những dòng sông tưới mát khu vực thung lũng, đồng bằng nằm giữa núi và biển. Cảnh quan xung quanh Đà Nẵng là sự kết hợp đầy đặc sắc của cảnh quan đồi núi trong đất liền và đồng bằng ven biển. Những đặc điểm địa hình rất riêng này từ lâu chính là một khung sườn vững chãi cho sự hình thành và phát triển đô thị Đà Nẵng.

  • I. Tình hình thiên tai tại các đô thị

    Hiện nay, trên cả nước có 02 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM, 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III và 90 đô thị loại IV. Các đô thị lớn là nơi thường chịu tác động của các loại hình thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, dông lốc, nắng nóng... trong đó các loại hình bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập lụt gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

<<1...3456...345>>
Tìm theo ngày :