• Đặt vấn đềTheo báo cáo của Viện Kinh tế xây dựng về tổng kết kinh nghiệm quốc tế về vai trò quản lý nhà nước đối với chi phí đầu tư xây dựng và lựa chọn của Việt Nam cho thấy trên thế giới hiện nay đang có 3 mô hình quản lý nhà nước đối với chi phí đầu tư xây dựng, đó là (1) Mô hình nhà nước quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn công một cách gián tiếp (2) Mô hình nhà nước trực tiếp quản lý chi phí các dự án sử dụng vốn công (3) Mô hình quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn Nhà nước theo mô hình phân cấp tới cơ quan quản lý Nhà nước cấp tỉnh (mô hình của Trung Quốc). Ở các mô hình này đều có sử dụng hệ thống công cụ xác thực chi phí do các tổ chức tư vấn, hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức nghiên cứu có uy tín biên soạn cung cấp thông tin. Một trong những công cụ được các tổ chức này biên soạn và bổ sung, điều chỉnh hàng năm là chỉ tiêu chi phí xây dựng tổng hợp. Ví dụ như nước Úc trước đây gọi là “chi phí chuẩn” hay gần đây gọi là “chi phí công trình” được nhiều đơn vị công bố trong đó có công ty Rider Levett Bucknall, tổ chức tư vấn thuế BMT… Tại Mỹ và một số nước Châu Á sử dụng tên gọi là “chi phí xây dựng” do Cơ quan thống kê Hoa Kỳ, tổ chức RSMeans biên soạn và phát hành ở Mỹ, công ty Arcadis biên soạn và phát hành đối với khu vực Châu Á; Ở Anh cũng gọi là “chi phí xây dựng” nhưng được biên soạn theo đơn vị tính phù hợp với đối tượng sử dụng khác nhau như “giá công trình theo đơn vị chức năng”, “giá công trình theo 1 mét vuông” do Công ty AECOM biên soạn và phát hành. Cụ thể nội dung tìm hiểu như sau:
  • 1. Đặt vấn đềĐặc thù của công trình xây dựng là có tính cá biệt, có quy mô lớn, được hình thành từ nhiều bộ phận, kết cấu khác nhau. Quá trình hình thành công trình xây dựng lại kéo dài, trải qua nhiều giai đoạn từ khâu lập dự án đầu  tư, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công đến khâu thi công xây dựng công trình. Đây cũng là quá trình hình thành nên giá trị công trình. Vì vậy việc tính toán, định giá cho các sản phẩm, dịch vụ xây dựng là một quá trình phức tạp do các sản phẩm, dịch vụ này là kết quả của một chuỗi các hoạt động xây dựng có liên quan với nhau được thực hiện trong một thời gian tương đối dài và chịu tác động bởi các biến động trên thị trường. 
  • 1. Giới thiệu chungTheo báo cáo đánh giá về thực trạng chất lượng nhân lực ngành xây dựng của Tổng hội xây dựng, cả nước có khoảng gần 78.000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng với khoảng 4 triệu lao động. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực ngành xây dựng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường. Trình độ lao động làm việc trong các lĩnh vực ngành xây dựng nói chung và trên các công trường còn nhiều hạn chế; nhiều lao động chưa qua đào tạo, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 14% lực lượng lao động làm việc trong toàn ngành xây dựng. Tình trạng phổ biến hiện nay tại các công trường là đa số người lao động theo nghề xây dựng một cách ngẫu nhiên, nhiều người thợ đi lên bằng con đường học và thường bắt đầu bằng công việc lao động phổ thông, nhiều người xuất thân từ lao động nông nghiệp, thời gian nông nhàn xin vào làm việc tại các công trường xây dựng. Thực trạng này làmột nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp, chậm tiến độ, sản phảm còn nhiều sai sót, làm giảm sức cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa, hạn chế về năng lực khi tham gia thị trường quốc tế.
  • Các hoạt động trong xã hội nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng đều cần những công cụ pháp lý để điều tiết quá trình hình thành, phát triển và kết thúc của từng hoạt động. Trong hoạt động đầu tư có hình thức đầu tư theo hợp đồng Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao (BOT) là hình thức đầu tư đã ra đời tương đối lâu trên thế giới. Hình thức đầu tư này xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1993, thể hiện trong văn bản pháp lý điều tiết hình thức đầu tư này là Nghị định số 87/CP ngày 23 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ ban hành Quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT nhằm điều chỉnh đối với nhà đầu tư nước ngoài tại nước ta. Từ năm 1993 đến nay, các văn bản pháp lý điều tiết đầu tư theo hình thức BOT trong từng thời kỳ có những thay đổi, bổ sung, hoàn thiện nhất định. Các văn bản pháp luật đó gồm: Nghị định số 77/CP ngày 18/6/1997 của Chính phủ về BOT đối với đầu tư trong nước; Nghị định số 62/1998/NĐ-CP về BOT, BTO, BT đối với đầu tư nước ngoài; Nghị định số 108/2009/NĐ-CP về BOT, BTO, BT; Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg về thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP; Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP; Nghị định số 30/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư; Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
  • 1. Giới thiệuCác dự án thực hiện theo hình thức PPP đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và cố gắng thực hiện các nghiên cứu trên nhiều khía cạnh nhằm nâng cao hiệu quả các loại hình này (ví dụ Erridge và Greer, 2002; Grimsey và Lewis,2002; Liet al,2005b).
  • Ngày nay, khi sự phát triển bền vững được chú trọng và nhân loại phải ứng phó với biến đổi khí hậu, nhiều học giả đã chứng minh một cách thuyết phục rằng đô thị nén còn là hình thái đô thị bền vững, tiêu thụ tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, ít xe hơi nên giảm được khí thải, ứng phó tốt hơn với các thảm họa thiên nhiên. Các khu đô thị nén với các tòa nhà cao tầng được quy hoạch bài bản là giải pháp tất yếu cho các thành phố. Đô thị có mật độ tương đối cao sẽ sử dụng hỗn hợp đất đai một cách hiệu quả, chú trọng giao thông công cộng, khuyến khích đi bộ và xe đạp…Và dưới đây là một số ví dụ thành công về đô thị nén tại các nước.
  • Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Những ảnh hưởng của BĐKH đến con người và các thay đổi của hệ thống khí hậu cũng đã được ghi nhận từ những năm 1950. Nguyên nhân chính của BĐKH là do gia tăng lượng phát thải khí nhà kính từ các hoạt động sinh sống và sản xuất của con người. Tiếp tục phát thải khí nhà kính sẽ làm nặng nề thêm những thay đổi của khí hậu toàn cầu cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của nó lên tự nhiên và con người. Mặc dù không phải là nguồn phát thải chính gây ra BĐKH, nhưng các nước đang phát triển lại là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH do có GDP và tăng trưởng kinh tế thấp, đồng nghĩa với việc có ít nguồn lực để ứng phó với những tác động của BĐKH. Theo Kịch bản BĐKH toàn cầu, Việt Nam là 1 trong 5 nước sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng.  
  • Đô thị Việt Nam đang có tốc độ phát triển rất nhanh cả về quy mô, số lượng và chất lượng (tính đến tháng 6/20018 Việt Nam có 813 đô thị). Sự phát triển này gây áp lực lên cơ sở hạ tầng đô thị. Tại các thành phố lớn như HN, TP.HCM, Đà Nẵng…quỹ đất xây dựng đô thị gần như cạn kiệt, không gian công cộng, không gian xanh ngày càng bị thu hẹp. Đứng trước vấn đề này xu hướng mới ở Việt Nam và không mới đối với thế giới là tận dụng, khai thác và quản lý phát triển không gian theo chiều cao và chiều sâu của đô thị…Bài viết đề cập tổng quát về vấn đề này.
  • Đô thị nén còn có tên gọi khác là  mô hình đô thị tập trung hay đô thị mật độ xây dựng cao…là một trong những hình thái đô thị sử dụng hiệu quả năng lượng, giảm khoảng cách đi lại và phát huy các phương tiện giao thông công cộng…Hình mẫu lý tưởng của đô thị nén chính là các tòa nhà cao tầng đa chức năng.
  • Kiến trúc nhà cao tầng là quá trình phát triển tất yếu của đô thị trong bối cảnh điều kiện quỹ đất hạn chế, dân số đô thị tăng cao, việc phát triển lên cao hoặc ngầm xuống đất là giải pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhà ở, sinh hoạt, làm việc và hạ tầng của người dân đô thị. Thủ đô Hà Nội đang phát triển mở rộng nhanh chóng, đang từng bước kết hợp với hệ thống các đô thị của các địa phương lân cận tạo nên vùng đô thị lớn trong tương lai gần, với quy mô dân số, mật độ dân số tăng cao. Việc phát triển nhà cao tầng trong giai đoạn vừa qua đã đặt ra rất nhiều vấn đề cho công tác quản lý phát triển đô thị, nhận được nhiều đánh giá không tích cực từ dư luận xã hội, các công trình cao tầng trong khu vực nội đô đã tạo áp lực rất lớn dẫn tới quá tải cơ sở hạ tầng đô thị.
  • 1. Đặt vấn đềCùng với quá trình CNH-HĐH đất nước, tốc độ đô thị hóa của nước ta cũng ngày càng tăng nhanh, hệ thống đô thị quốc gia được quan tâm đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhiều đô thị, điểm dân cư nông thôn, nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế, du lịch, kết cấu hạ tầng…đã được quy hoạch, đầu tư xây dựng mới, hoặc cải tạo mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển mới của đất nước. Năm 1998, tỷ lệ đô thị hóa mới đạt khoảng 24%, năm 2013 đạt 32%, năm 2015 đạt 35,7%...và đến năm 2017 đã đạt 37,5%. Hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị, kể cả khu vực nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại. Nhìn chung, diện mạo kiến trúc, đô thị, nông thôn Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại, có bản sắc… Quy hoạch xây dựng đã thực sự góp phần tạo ra nguồn lực trong phát triển KT-XH của đất nước. Trong đó, kinh tế đô thị góp 70% GDP cả nước, các chỉ số thu ngân sách của các vùng tỉnh và các đô thị lớn cho thấy nhìn chung tăng trưởng kinh tế ở khu vực đô thị đạt trung bình từ 12 đến 15%, cao gấp 1,2-1,5 lần so với mặt bằng chung trong cả nước.
Tìm theo ngày :