• Xu thế lý luận hiện nay của Mô hình đô thị nén là triết lý phát triển đô thị bền vững được đưa ra trước thực trạng “phát triển đô thị lan tỏa thiếu trật tự” trên quy mô toàn cầu… Xu thế này diễn ra chủ yếu tại các đô thị lớn nơi có nhu cầu cao hơn về quỹ đất thương mại, nhà ở, dịch vụ cho các hoạt động kinh tế của đô thị. Tại Việt Nam, đô thị nén đa trung tâm xuất hiện tại các đô thị có quy mô siêu lớn, cụ thể là tại Hà Nội và TP.HCM với bán kính mở rộng và duy trì mật độ cao khoảng cách 1-15km. Cấu trúc không gian này sẽ tiếp tục mở rộng nhưng mức độ nén còn phụ thuộc vào tiến trình hình thành mạng lưới đường bộ, và hệ thống metro tàu điện tại hai thành phố trên. 
  • 1. Xu thế tiến hóa của mô hình đô thị nén trên thế giớiHiện nay trên diễn đàn thế giới có nhiều định nghĩa về đô thị nén, với những cách đặt trọng tâm khác nhau, cách tiếp cận khác nhau. Chưa có thống nhất tuyệt đối định nghĩa nào là được đa số học giả công nhận. Tuy nhiên, nhìn chung thì mọi người đều hình dung được đô thị nén có nghĩa là mô hình phát triển hướng tới cô đặc, tập trung các hoạt động đô thị vào một khu vực nhỏ.
  • 1. Khái niệm- Khu vực phát triển nén: Là một bộ phận của đô thị, có không gian phát triển nén tại một khu vực, địa điểm, bao gồm một hoặc nhiều tổ hợp công trình.
  • Đảm bảo điều kiện thoát nạn trong mỗi công trình khi có sự cố xảy ra là một trong những yếu tố quan trọng, liên quan đến tính mạng người sử dụng. Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với các tình huống sự cố cháy trong các nhà cao tầng, khi việc thoát nạn chủ yếu diễn ra theo chiều đứng nhờ vào các cầu thang và buồng thang bộ. Nội dung bài viết đề cập đến một số thông tin cơ bản cần lưu ý khi thiết kế, thi công, quản lý sử dụng các buồng thang bộ dùng cho thoát nạn trong công trình nhà nói chung và nhà cao tầng nói riêng ở Việt Nam.
  • Trước đây, việc chế tạo các phụ gia mới cho bê tông chủ yếu dựa vào thuộc tính của những liên kết hóa học khác nhau và sự tương tác của các liên kết đó với các thành phần trong vữa bê tông. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lĩnh vực này đã có bước đột phá lớn. Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà hóa học BASF đã tổng hợp thành công những liên kết mới đáp ứng yêu cầu của các nhà sản xuất bê tông - este polyaryl trở thành cơ sở cho các phụ gia cải tiến dòng MasterPolyheed, sản phẩm của BASF. 
  • Kháng chấn là khả năng của một tòa nhà / công trình chịu được tác động của động đất hoặc ảnh hưởng từ hoạt động núi lửa. Tác giả bài viết sẽ tóm tắt một số công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi tại Liên bang Nga và các quốc gia khác nhằm mục đích giảm thiểu các tác động từ những vấn đề liên quan. 
  • Sự ứng dụng của kỹ thuật BIM trong thiết kế nhà ở lắp ghép tiền chế đã trở thành điểm nóng trong sự phát triển của ngành xây dựng hiện nay, cũng là phương hướng trong sự phát triển của ngành xây dựng trong tương lai. Cái mà kỹ thuật thiết kế lắp ghép BIM chỉ chính là chuyển các tác nghiệp tại hiện trường truyền thống sang thực hiện tại công xưởng, sau khi hoàn tất mới vận chuyển tới hiện trường thi công, căn cứ theo phương thức chính xác, đáng tin cậy đã có để thi công lắp ghép tại hiện trường, quá trình này chính là sự ứng dụng của kỹ thuật BIM trong ngành xây dựng lắp ghép tiền chế. Sự ứng dụng của kỹ thuật BIM trong thiết kế nhà ở lắp ghép tiền chế chính là ứng dụng kỹ thuật này vào trong thiết kế nhà ở, thực hiện công nghệ hóa, hình ảnh hóa, điều phối hóa.  
  • Từ các nguồn nguyên liệu trong nước như cát trắng ở Quảng Bình, xi măng Pooc lăng, tro bay của nhiệt điện Phả Lại và các nguyên liệu nhập khẩu như Vermiculite, xi măng alumin, Silicafume và các loại phụ gia phân tán, phụ gia điều chỉnh khác, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Vật liệu xây dựng đã nghiên cứu chế tạo thành công vữa chống cháy cách nhiệt Cemgun 250, Vermiculite/Perlit 750 ứng dụng trong các công trình xây dựng và công nghiệp có chất lượng tương đương sản phâm nhập ngoại, đồng thời nghiên cứu xây dựng được quy trình công nghệ chế tạo vữa cách nhiệt chống cháy tương đối đơn giản, gọn nhẹ và có tính khả thi cao. 
  • Singapore là quốc gia có tốc độ đô thị hóa “chóng mặt” nhưng lại mang tới cho người dân một cuộc sống chất lượng cao, trong khi vẫn bảo toàn việc phát triển bền vững. Để có được kết quả tốt đẹp như vậy, các chuyên gia, các nhà quản lý đô thị đã đúc kết ra nguyên lý cơ bản nhất mà Singapore đã ứng dụng.
  • Hiện nay, tại Việt Nam, việc quản lý sử dụng đất đô thị còn nhiều bất cập cả ở các khu vực nội đô và khu vực ven đô. Tại các đô thị lớn, vấn đề quản lý sử dụng đất ngày càng phức tạp. Nguyên nhân là từ việc chưa có một hành lang pháp lý thống nhất cho việc quản lý sử dụng đất trong đô thị, đặc biệt là giữa ngành tài nguyên môi trường và ngành xây dựng. Bên cạnh đó là sự khác biệt trong cách hiểu, cách vận dụng các chỉ tiêu đất đô thị giữa các ngành, địa phương, hơn nữa còn là việc phân định các loại hình đất chưa rõ ràng đặc biệt là vấn đề đất hỗn hợp. Ngoài ra, việc xây dựng hệ thống hồ sơ, tài nguyên phục vụ việc quản lý trên cá hệ bản đồ khác nhau của các ngành cũng là một cản trở lớn cho công tác quản lý. Chính vì vậy, cần phải có sự tích hợp hai hệ thống quy hoạch sử dụng đất đô thị vào trong cùng một hành lang pháp lý.
  • 1. Mở đầuMôi trường đô thị nước ta hiện nay đang đối mặt với những vấn đề nổi cộm. Ô nhiễm bụi tại các khu vực đô thị vẫn tiếp tục duy trì ở ngưỡng cao; ô nhiễm môi trường nước tại các sông hồ, kênh rạch nội thành, nội thị vẫn diễn ra phức tạp; vấn đề úng ngập tại các đô thị có xu hướng mở rộng và gia tăng; suy giảm mực nước dưới đất tại các đô thị khu vực đồng bằng và xâm nhập mặn tại các đô thị ven biển đang trở nên phổ biến; tỷ lệ CTR đô thị được xử lý đúng kỹ thuật, hợp vệ sinh môi trường còn thấp, công nghệ xử lý còn lạc hậu và chưa phù hợp với điều kiện thực tế; vấn đề quy hoạch phát triển đô thị theo hướng phát triển bền vững, gắn với BVMT vẫn đang đứng trước nhiều thách thức. Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, những thiệt hại về kinh tế cũng như các vấn đề xã hội.
Tìm theo ngày :