Tuy nhiên, kính xây dựng phải chịu nhiều loại tải trọng của môi trường, ví dụ như tải trọng gió đối với kính ốp mặt tiền hoặc làm vách ngăn… Do đó cần lưu ý phân biệt các loại kính để sử dụng cho phù hợp. Ở nước ta hiện nay, phần lớn các chung cư cao tầng (từ 9- 30 tầng) vẫn sử dụng kính thông thường làm cửa sổ. Điều này có thể gây nguy hiểm cho người xung quanh khi xảy ra gió bão, động đất hoặc bất cẩn làm vỡ kính. Từ thực tế đó, Bộ Xây dựng đã đề nghị với Bộ Khoa học công nghệ ban hành TCVN 7505: 2005 “Quy phạm sử dụng kính trong xây dựng- lựa chọn và lắp đặt”. Tiêu chuẩn này khẳng định việc sử dụng kính để đảm bảo an toàn cho con người và kết cấu nhà, công trình là không thể tuỳ tiện.
TCVN 7505: 2005 do TCTy Thuỷ tinh và gốm xây dựng Viglacera biên soạn trên cơ sở Tieue chuẩn quốc gia tương ứng của Austrelia (AS 1288 Glass in building – Selection and installation), có kết hợp với tỉnh toán tải trọng gió thực tế ở Việt Nam. TCVN 7505: 2005 quy định các yêu cầu cơ bản trong lựa chọn và lắp đặt kính theo chủng loại và chiều dày cho phép đối với một diện tích lớn nhất cho trước hoặc diện tích lớn nhất cho phép đối với chiều dày cho trước, trong các công trình nhà ở và công cộng nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và công trình.
Để lực chọn được loại kính phù hợp cho công trình theo yêu cầu của TCVN 7505: 2005, thiết nghĩ không chỉ kiến trúc sư mà cả người dân cũng cần có những hiểu biết về các loại kính, công nghệ sản xuất và tính năng của chúng;
- Kính không màu: ánh sáng vào nhà, có phổ giống nhau hoàn toàn với ánh sáng mặt trời, giúp cho con người cảm thụ được ánh sáng đầy đủ nhất, thuận lợi nhất và khi căn phòng được tiếp nhận ánh sáng qua kính không màu tạo nên sắc độ tối, sáng bởi tính truyền thẳng của nó.
Nhiệt của ánh sáng truyền vào nhà kính không màu gồm nhiệt truyền từ môi trường bên ngoài vào qua kính (kể cả mùa nóng và màu lạnh). Lượng bức xạ nhiệt truyền qua kính, lượng nhiệt trực tiếp từ khi kính bị nóng lên hoặc lạnh đi.
- Kính màu: loại này giảm được một lượng ánh sáng và bức xạ qua kính (hệ số xuyên sáng giảm đi) dẫn đến độ chói giảm nhưng hệ số hấp thụ bức xạ nhiệt lại tăng lên, vì khả năng hấp thụ bức xạ mặt trời mạnh hơn, đồng thời kính màu cũng sẽ làm chậm pha truyền nhiệt vào nhà hơn.
- Kính hoa văn và kính mờ: hệ số xuyên sáng và truyền bức xạ giảm, nhưng ánh sáng và bức xạ nhiệt truyền vào nhà giảm nhưng lại gây ô nhiễm ánh sáng nếu sử dụng trong các công trình ở gần nhau.
- Kính nhiều lớp: được dán với nhau bằng chất kết dính có thể là không màu hoặc có màu, có tác dụng làm chậm và giảm đáng kể lượng bức xạ và nhiệt truyền vào. Ưu điểm nổi bật về cơ học là độ bền cao, chịu được va đập. Khi kính bị vỡ, các mảnh vụn không bắn tung toé ra xung quanh, như thế rất an toàn cho người (phù hợp dùng ở những nơi mở cửa có khuyến cáo an toàn).
Những điều cần lưu ý về kính dán: sử dụng lâu dài trong điều kiện nhiệt độ cao (700oC, với kính dán dùng phim polycarbonnate là 600oC) thì lớp trung gian sẽ sùi bọt, bị trắng do lớp màng trung giam hút ẩm, lớp màng trung gian không chịu được các chất hoà tan thuộc hệ hữu cơ (cần chủ ý khi thi công), nếu sử dụng gioăng cao su thì phải sử dụng loại có chất lượng và độ bền cao.
- Kính bảo ôn: được cấu tạo nhiều lớp, giữa chúng có khoảng cách, khoảng cách đo là khí trơ, có tác dụng giảm đáng kể nhiệt và bức xạ mặt trời qua chúng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kính bảo ôn 2 lớp, cần lưu ý một số điểm sau:
Do sản xuất kính bảo ôn chỉ được thực hiện trên dây chuyền sản xuất trong nhà máy nên người tiêu dùng sẽ không có cơ hội kiểm tra chiều dày 2 lớp kính. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng vì liên quan đến khả năng chịu lực của sản phẩm. Chiều dày lớp chân không (khí trơ) giữa hai lớp kính sẽ quyết định đến khả nanưg cách âm, cách nhiệt của cửa. Vì thế khi chọn kính bảo ôn phải đặc biệt quan tâm đến xuất xứ của sản phẩm.
- Kính tôi: là loại kính được gia cường bằng nhiệt để có độ bền hơn kính thông thường. Khi tôi, kính được gia nhiệt đến điểm hoá mền sau đó được làm nguội thật nhanh bằng luồng khí lạnh đồng đều và chính xác, tạo các ứng suất nén trên bề mặt kính, những vẫn giữ được chất lượng nguyên thuỷ của nó. Khi vỡ các hạt sẽ tạo thành các mảng vỡ có dạng hạt tròn nên không gây sát thương. Loại kính này có độ bền cao gấp 4- 5 lần so với kính thông thường cũng loại và đẹp hơn kính dán bởi nó không làm tăng độ dày của kính.
Loại kính này được dùng ở những vị trí có yêu cầu an toàn cao như trường học, bệnh viện, nhà dưỡng lão, cửa sổ hiên nhà, phòng tắm, cửa ra vào, tay vịn cầu thang, đồ dùng gia đình, buồng tắm, vòi hoa sen…
Lưu ý: khi sử dụng kính theo phương nằm ngang, thẳng đứng (làm tường, tay vịn cầu thang) nên sử dụng kết hợp giữa kính dán với kính tôi hoặc sử dụng kính tôi có khung để tránh nguy hiểm khi bị vỡ; dùng ở nhiệt độ trên 200oC và sử dụng lâu dài thì các tính năng của kính tôi sẽ bị mất và trở thành kính thông thường; hình ảnh phản chiếu kém hơn so với tấm phẳng.
- Gạch kính: được cấu tạo như viên gạch, có tác dụng khuyếch tán ánh sáng, khả năng xuyên ánh sáng truyền nhiệt đều giảm (có tác dụng như một lăng kính).
- Kính rỗng: đặc điểm loại này chịu được nhiệt độ cao, có khả năng chống lại
các bức xạ vô tuyến và tia tử ngoại, đặc biệt cách âm rất tốt.
- Kính cản nhiệt: có khả năng bức xạ nhiệt và ngăn truyền nhiệt cao trong khi đó đặc tính quanh học của nó không thay đổi.
Thời gian gần đây, với xu thế mở cửa, hội nhập trên thị trường, Việt Nam đã hội tụ khá đầy đủ các loại kính chất lượng cao, chúng tac cũng đã có các cơ sở sản xuất kinh lớn đủ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Vấn đề còn lại là mối quan hệ giữa các nhà sản xuất, cung cấp vật liệu kính với các kiến trúc sư, người tiêu dùng cần gần gũi thân thiết hơn nữa để sản phẩm kính được sử dụng hiệu quả hơn, các công trình kiến trúc sẽ ngày càng đẹp hơn. Kính được sử dụng ngày càng an toàn, tiết kiệm hơn.
Nguồn: Tạp chí Vật liệu Xây dựng, số 3/2011.