Vữa trát mặt ngoài, nhìn từ góc độ nhiệt đới hoá

Thứ ba, 25/07/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
1. Đặt vấn đề Vữa trát mặt ngoài tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, bức xạ, độ ẩm, mưa, bụi và các tác nhân ăn mòn trong không khí, trong đó nhiệt độ và độ ẩm là hai yếu tố tác động nhiều nhất. Như đã biết, thời tiết nước ta đặc biệt là từ Bắc Trung Bộ trở ra rất khắc nghiệt và thay đổi đột ngột, thất thường: mùa hè nắng lắm, mưa nhiều, mùa đông lạnh giá, độ ẩm cao quanh năm. Trong những tháng mùa hè, nhiệt độ không khí một ngày đêm có tiến trình thay đổi từ 7 ÷ 100C và thời điểm có giá trị nhiệt độ cực đại trong một ngày đêm cũng khác nhau ngay ngày hôm trước và hôm sau.
Khi trời đang nắng gắt chợt đổ mưa hắt ướt bề mặt thì tường đang nóng đột ngột hạ nhiệt. Sự hạ nhiệt lại không đồng đều trên toàn bộ bề mặt nhất là ở tường phía Đông làm cho bề mặt bị co gián khác nhau. Dần dần theo thời gian, sự co giãn không đồng đều này sẽ làm rạn nứt rồi phá hoại dần sự đồng nhất, sự liên kết bền vững của lớp vữa trát trên toàn bộ tường, phá hoái sự liên kết giữa lớp vữa và lớp gạch tạo ra các vết nứt ngày một dài, rộng và sâu dần để khi có điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm thì rêu tảo, nấm mốc bám vào để sinh sôi nảy nở bội phát.
Lớp vữa trát bị rạn nứt sâu, gay ảnh hưởng trực tiếp đến lớp sơn bả trang trí bên ngoài và gây thấm dột loang lổ vào mặt tường trong nhà, nhất là loại tường 110 bằng gạch rỗng như hiện nay.
Những hiện tượng trên có liên quan đến một số chỉ tiêu chất lượng và cách thức sử dụng vữa hoàn thiện hiện nay mà chúng tôi muốn bàn luận dưới đây.

2. Yêu cầu kỹ thuật của vữa trát ngoài
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4314: 2003 soát xét lần 1 Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật, các chỉ tiêu chất lượng của vữa tươi và vữa đóng rắn được quy định như sau bảng 1 và bảng 2

' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.4946.790' />
' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.4946.790' />
.
' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.4946.791' />
Trong tiêu chuẩn này, quy định khả năng giữ độ linh động của vữa hoàn thiện > 65% cho vữa không có vôi và đất sét và > 75% cho vữa có vôi hoặc đất sét. Chỉ tiêu này rất quan trọng đối với công tác thi công xoa trát lúc vữa tươi và đảm bảo chất lượng vữa sau khi đóng rắn. Nhưng với mức quy định đó đã phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ấm ở nước ta chưa?
Theo kết quả quan trắc, ứng với vùng nhiệt độ 30 - 330C, độ ẩm không khí 65 - 70%, tốc độ gió 40 - 45 km/giờ thì tốc độ bay hơi nước bề mặt của lớp vữa dày 1 cm là 1 lít/giờ/m2. Như vậy vấn đề giữ nước cho vữa tươi lúc thi công và gia đoạn đầu đóng rắn là mối quan tâm lớn nhất.
Ở nhiều nước, chỉ tiêu này được nâng lên đến > 90%. Trong điều kiện thời tiết nước ta, chúng tôi nghĩ cũng cần phải đưa chỉ tiêu này lên mức đó. Trong tiêu chuẩn Vữa xây dựng của Việt Nam không quy định cường độ bám dính của vữa với nền, và độ co ngót dẻo của vữa. Hai chỉ tiêu này liên quan đến hiện tượng bong tróc, rạn nứt của vữa trong quá trình sử dụng. Nhiều nước khuyến cáo với vữa trát, độ bám dính phải > 0,9% MPa, độ co ngót dẻo < 0,445, trong khi độ bám dính của vữa xây dựng ở nước ta đang ở mức rất thấp < 0,3 MPa, độ co ngót dẻo > 0,5%. Ở nhiều nước, mặc dù độ ẩm không khí không lớn như nước ta, nhưng họ đều rất quan tâm đến chỉ tiêu: độ thoát hơi ẩm của vật liệu Water vapor transmission of materials, đặc biệt là vữa trát, vì nó liên quan đến các lớp phủ trang trí tiếp theo. hiện tại tất cả các tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng nói chung của nước ta, đều chưa đề cập đến chỉ tiêu này.


3.1 Sử dụng vôi trong vữa trát
Sử dụng vôi trong vữa trát là một kinh nghiệm truyền thống của nhân dân ta. Theo phân tích của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, vôi đóng một vai trò rất quan trọng trong vữa xây dựng nói chung và vữa hoàn thiện nói riêng. Ở trạng thái ướt, vôi tạo cho vữa có độ chảy tốt hơn, giữ nước lâu hơn tạo thuận lợi cho việc xây trát trên nền khô, hút nước mạnh cũng thi công xây dựng trong mùa hanh khô và mùa hè.
Ở trạng thái đã đóng rắn, vôi nâng cao độ bám dính của vữa đối với nền. Trong quá trình xây dựng sử dụng tiếp theo, do tiếp tục phản ứng Cacbonat hoá giữa CaOH2 với CO2 trong khí quyển và trong nước mưa, tạo ra CaCO3 tích tụ vào các vết nứt tế vi của vữa góp phần nâng cao độ chống thấm của vữa. Hiện tượng này được các nhà nghiên cứu gọi là hiện tượng tự hàn.
Các nhà nghiên cứu cũng đã thử nghiệm dùng bột đá Cacbonat nghiền mịn đến cùng cỡ hạt vôi để thay thế vôi trong thành phần của vữa nhưng hiệu quả thu được đều không cao bằng sử dụng vôi. Chưa thấy nhà nghiên cứu nào giải thích cặn kẽ về sự khác nhau này.
Tiếc rằng, trong xây dựng hiện nay, đang có xu hướng không sử dụng vôi trong chế tạo vữa xây trát vì cho rằng dùng vữa xi măng - cát thuần tuý sẽ đạt cường độ cao hơn, sớm hơn và chống thấm tốt hơn, hoàn toàn ngược lại với thực tiễn sử dụng vữa có vôi.

3.2 Sử dụng phụ gia hoá học
Ở hầu hết các nước xứ lạnh, đều có sử dụng phụ gia lôi khí, vừa để tăng độ lưu động vữa tươi, vừa để nâng cao độ bền băng giá cho vữa đóng rắn.
Ở nước ta, nên sử dụng phụ gia tăng độ giữ nước cho vữa tươi và nâng cao độ bám dính của vữa đóng rắn. Phụ gia sử dụng cho mục đích này thường là các oligome tan trong nước gốc rượu bậc cao, phenol, xenlulo, tinh bột, dầu thảo mộc. Được sử dụng phổ biến nhất hiện nay ở châu Âu là Polyvinylalcohol PVA và Metylhydroetylxenlulo MHEC. Khi cho thêm 0,3% MHEC so với khối lượng hỗn hợp vữa khô độ giữ nước của vữa trát sau 4 ngày giữ ở nhiệt độ 900C hầu như không thay đổi so với lúc mới chế tạo.
Điều thú vị là giữa vôi và phụ gia polyme tan trong nước lại có tác dụng tương hỗ đến việc nâng cao chất lượng của vữa tươi và vữa đóng rắn.

3.3 Sử dụng vữa trộn sẵn
Ở các nước công nghiệp phát triển, vữa xây dựng nói chung đều được sản xuất ở dạng trộn sẵn vữa khô, chỉ cho thêm nước tại công trường. Ở nước ta chỉ có một số loại vữa trang trí trộn sẵn như bột mattit bả tường, keo dán gạch ốp lát, còn vữa trát trộn sẵn thì còn chiếm một tỷ lệ quá ít ỏi.
Sử dụng vữa trộn sẵn có những mặt ưu điểm: chất lượng cao và ổn định, dễ dàng sử dụng, năng suất lao động tăng, không phải vận chuyển vật liệu rời vào đô thị gây ảnh hưởng tới môi trường.
Trường hợp chưa thể sử dụng vữa trộn sẵn cho tất cả các mục đích sử dụng thì hãy tập trung chế tạo vữa trát ngoài trộn sẵn.

4. Kết luận
Từ góc độ nhiệt đối hoá, vữa xây dựng nói chung và vữa trát tường ngoài nói riêng của nước ta hiện nay chưa được nhiệt đới hoá biểu hiện ở trong các chỉ tiêu chất lượng của tiêu chuẩn quốc gia và trong thực tế sử dụng hiện nay trên công trường. Do đó, cần có những nghiên cứu chi tiết hơn trong việc xây dựng các chỉ tiêu chất lượng cho vữa trát ngoài cũng như - công nghệ chế tạo loại vữa này trên cơ sở kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống với các kết quả nghiên cứu mới của thế giới và trong nước để tạo ra loại vữa trát ngoài đáp ứng được yêu cầu về độ bền vững lâu dài trong điều kiện khí hậu nóng ẩm nước ta.

KS. Trần Quốc Tế
Nguồn tin: Thông tin Khoa học Công nghệ Vật liệu XD, số 2/2006
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)