Tổng Công xi măng Việt Nam với các phương án nâng cao hiệu quả năng lượng

Thứ ba, 09/05/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
A- Tổng quan về năng lực và sản xuất công nghệ I- Năng lực sản xuất Hiện tại Tổng Công ty xi măng Việt Nam đang quản lý và điều hành các Công ty thành viên sản xuất và tiêu thụ xi măng trên địa bàn cả nước, bao gồm các dây chuyền sản xuất đồng bộ và các dây chuyền nghiền xi măng, với năng lực thiết kế như sau:
1. Các dây chuyền sản xuất xi măng đồng bộ
- Công ty xi măng Hoàng Thạch: gồm 2 dây chuyền sản xuất
+ Dây chuyền 1: Sản xuất theo phương pháp khô, công suất clinker 3.000tấn/ngày; xi măng 1,1 triệu tấn/năm.
+ Dây chuyền 2: Sản xuất theo phương pháp khô, công suất clinker 3.300tấn/ngày; xi măng 1,2 triệu tấn/năm.
- Công ty xi măng Bỉm Sơn: gồm 2 dây chuyền sản xuất
+ Dây chuyền 1: Sản xuất theo phương pháp khô, công suất clinker 1.750tấn/ngày; xi măng 0,6 triệu tấn/năm.
+ Dây chuyền 2: Sau khi cải tạo hiện đại hoá sản xuất theo phương pháp khô, có công suất clinker 3.500tấn/ngày; xi măng 1,2 triệu tấn/năm.
- Công ty xi măng Bút Sơn: sản xuất theo phương pháp khô, công suất clinker 4.000tấn/ngày; xi măng 1,4 triệu tấn/năm.
- Công ty xi măng Hoàng Mai: sản xuất theo phương pháp khô, công suất clinker 4.000tấn/ngày; xi măng 1,4 triệu tấn/năm.
- Công ty xi măng Tam Điệp: sản xuất theo phương pháp khô, công suất clinker 4.000tấn/ngày; xi măng 1,4 triệu tấn/năm.
- Công ty xi măng Hà Tiên 2: gồm 3 dây chuyền sản xuất
+ Dây chuyền 1,2: Sản xuất theo phương pháp ướt, công suất clinker 2 x 400tấn/ngày.
+ Dây chuyền 3: Sản xuất theo phương pháp khô, công suất clinker 3.000tấn/ngày; công suất xi măng 0,7 triệu tấn/năm.
- Công ty xi măng Hải Phòng: gồm 4 dây chuyền sản xuất theo phương pháp ướt, công suất lò 4 x 250 tấn clinker/ngày, công suất xi măng 0,5 triệu tấn/năm đã dừng lò vào tháng 1/2006.
2. Các dây chuyền nghiền xi măng
- Công ty xi măng Hà Tiên: công suất nghiền xi măng 1,5 triệu tấn/năm.
- Công ty xi măng Hải Vân: công suất nghiền xi măng 0,6 triệu tấn/năm
- Trạm nghiền xi măng Quảng Bình: công suất nghiền xi măng 0,07 triệu tấn/năm.
3. Các dự án đang triển khai thực hiện đầu tư
- Dự án xi măng Hải Phòng mới: Sản xuất theo phương pháp khô, công suất clinker 3.300 tấn/ngày; công suất xi măng 1,4 triệu tấn/năm đã đưa công đoạn sản xuất clinker vào hoạt động tháng 12/2005.
- Dự án xi măng Hoàng Thạch 3: Sản xuất theo phương pháp khô, công suất clinker 3.300 tấn/ngày.
- Dự án xi măng Bút Sơn 2: Sản xuất theo phương pháp khô, công suất clinker lò 4.000tấn/ngày; công suất xi măng 1,4 triệu tấn/năm.
- Dự án xi măng Bỉm Sơn mới: Sản xuất theo phương pháp khô, công suất clinker 5.000 tấn/ngày; công suất xi măng 2,0 triệu tấn/năm.
- Dự án xi măng Bình Phước: Sản xuất theo phương pháp khô, công suất clinker 5.500 tấn/ngày; công suất xi măng 2,0 triệu tấn/năm.
- Dự án Trạm tiếp nhận, nghiền và phân phối xi măng phía Nam: công suất nghiền xi măng 1,4 triệu tấn/năm.
- Dự án xi măng Hà Tiên 2.2: Sản xuất theo phương pháp khô, công suất clinker 4.000tấn/ngày; công suất xi măng 0,6 triệu tấn/năm.
- Dự án xi măng Cam Ranh: công suất nghiền xi măng 0,5 triệu tấn/năm.
- Dự án xi măng Quảng Trị: công suất nghiền xi măng 0,25 triệu tấn/năm

II- Công nghệ nghiền mịn đang sử dụng
1. Nghiền bi chu trình hở
Công nghệ nghiền bi chu trình hở đang được sử dụng để nghiền bùn phối liệu trong các dây chuyền sản xuất clanker theo phương pháp ướt tại xi măng Bỉm Sơn dây chuyền 1, hai dây chuyền ướt của Hà Tiên 2, nghiền than tại xi măng Bỉm Sơn dây chuyền 1 và nghiền xi măng tại Bỉm Sơn dây chuyền 1, Hà Tiên 1các dây chuyền cũ.
2. Nghiền bi chu trình kín
Công nghệ nghiền bi chu trình kín đang được sử dụng để nghiền bột phối liệu trong các dây chuyền sản xuất clinker theo phương pháp khô tại Hoàng Thạch dây chuyền 1,2, Hà Tiên 2 dây chuyền 3, nghiền than tại Hoàng Thạch dây chuyền 1, Bỉm Sơn dây chuyền 2 cải tạo và nghiền xi măng tại Hoàng Thạch dây chuyền 1,2, Bỉm Sơn dây chuyền 2 cải tạo, Hải Vân, Hà Tiên 1 dây chuyền mới, Hà Tiên 2 dây chuyền 3.
3. Nghiền 2 cấp kết hợp nghiền sơ bộ và nghiền bi
Công nghệ nghiền 2 cấp, kết hợp nghiền sơ bộ bằng máy nghiền đứng CKP và nghiền mịn bằng máy nghiền bi chu trình kín, đang được sử dụng để nghiền xi măng, tại Bút Sơn, Hoàng Mai, Tam Điệp, Hải Phòng mới.
4. Nghiền đứng
Công nghệ nghiền mịn bằng máy nghiền con lăn đứng đang được sử dụng để nghiền bột phối liệu tại Bút Sơn, Hoàng Mai, Bỉm Sơn, Tam Điệp và để nghiền than tại Hoàng Thạch dây chuyền 2, Bút Sơn, Hoàng Mai, Tam Điệp, Hải Phòng mới.

III- Công nghệ nung luyện clinker đang sử dụng
1. Lò quay phương pháp ướt
Công nghệ nung luyện clinker bằng lò quay phương pháp ướt đang được sử dụng để sản xuất clinker tại Bỉm Sơn dây chuyền 1, Hà Tiên 2 dây chuyền 1,2. Công nghệ nung luyện clinker bằnglò quay phương pháp ướt đòi hỏi tiêu thụ nhiệt năng lớn, hiệu quả sử dụng năng lượng và khả năng thu hồi nhiệt năng thấp.
2. Lò quay phương pháp khô có tháp trao đổi nhiệt
Công nghệ nung luyện clinker bằng lò quay phương pháp khô có tháp trao đổi nhiệt đang được sử dụng để sản xuất clinker tại Hoàng Thạch dây chuyền 1, Hà Tiên 2 dây chuyền 3. Công nghệ này đòi hỏi tiêu thụ nhiệt năng thấp hơn và hiệu quả sử dụng nhiệt năng cao hơn so với công nghệ nung bằng lò quay phương pháp ướt.
3. Lò quay phương pháp khô hiện đại có tháp trao đổi nhiệt, thiết bị tiền nung và ghi làm lạnh hiệu quả cao
Công nghệ nung luyện clinker bằng lò quay phương pháp khô hiện đại có tháp trao đổi nhiệt, thiết bị tiền nung và ghi làm lạnh hiệu quả cao đang được sử dụng để sản xuất clinker tại Hoàng Thạch dây chuyền 2, Bỉm Sơn dây chuyền cải tạo, Bút Sơn, Hoàng Mai, Tam Điệp, Hải Phòng mới. Đây là công nghệ nung đòi hỏi tiêu thụ nhiệt năng thấp nhất, hiệu quả sử dụng năng lượng cao nhất và có khả năng thu hồi nhiệt cao nhất so với 2 công nghệ nung nêu trên.

B- Các phương án nâng cao hiệu quả năng lượng trong sản xuất xi măng
I . Đối với các dây chuyền hiện có
1. Nâng cao năng suất để giảm tiêu hao năng lượng trong các công đoạn nghiền
- Cải tạo nghiền máy vách ngăn, tấm lót, chế độ bi đạn...
- Cải tạo, thay thế phân ly hiệu quả cao
- Sử dụng chất trợ nghiền
2. Nâng cao năng lực hiệu quả sử dụng năng lượng trong nung luyện clinker
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng clinker nhằm tăng tỷ lệ pha phụ gia trong xi măng.
- Cải tạo tháp trao đổi nhiệt để nâng cao hiệuquả trao đổi nhiệt, nâng cao năng suất, giảm trở lực hệ thống, giảm tiêu hao năng lượng cho quạt...
- Cải tạo ghi làm lạnh, nâng cao hiệu quả làm mát clinker, nâng cao hiệu quả thu hồi nhiệt, nâng cao chất lượng clinker, giảm tiêu hao năng lượng cho quạt...
- Cải tạo hệ thống vòi phun than, ổn định sản xuất, sử dụng 100% than thay dầu, giảm tỷ lệ gió 1, nâng cao chất lượng clinker...
- Tận dụng nhiệt khí thải lò nung để sản xuất điện dự án NEDO.

II. Đối với các dự án đầu tư mới
1. bố trí dây chuyền đơn giản, hợp lý, tối thiểu hoá các thiết bị vận chuyển trung gian
Trong các dự án đầu tư mới, việc bố trí tổng mặt bằng nhà máy gọn, đơn giản, hợp lý, tối thiểu hoá các thiết bị vậnchuyển trung gian không chỉ góp phần làm giảm vốn đầu tư ban đầu, mà về lâu dài trong quá trình vận hành nhà máy sẽ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệuquả sử dụng năng lượng trong các hoạt động giao thông nội bộ và các thiết bị vận chuyển trung gian giữa các công đoạn sản xuất của nhà máy.
2. Lực chọn thiết bị đạp, nghiền tiên tiến, công nghệ hiện đại, năng suất cao, tiêu hao năng lượng thấp...
Việc lựa chọn các thiết bị đạp, nghiền tiên tiến, công nghệ hiện đại là yếu tố quan trọng nhất nhằm đạt được yêu cầu có được năng suất cao, tiêu hao năng lượng thấp trong tất cả các công đoạn sản xuất chủ yếu của một nhà máy xi măng.
3. Lựa chọn thiết bị nung luyện tiên tiến, hiệu quả công nghệ hiện đại, hiệu quả trao đổi nhiệt cao, trở lực hệ thống thấp, tiêu hao ít năng lượng, hiệu quả thu hồi nhiệt cao
Việc lựa chọn công nghệ, thiết bị nung luyện clinker có tiêu hao nhiêt jnăng thấp, hệ số thu hồi nhiệt cao, trở lực hệ thống thấp... là mục tiêu quan trọng trong việc nâng cao sử dụng hiệu quả năng lượng nhiên liệu, điện năng của công đoạn quan trọng nhất trong một nhà máy.
Xuất phát từ nhận thức sâu sắc về sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước và quốc tế, trong các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư phát triển, Tổng Công ty xi măng Việt Nam luôn luôn chỉ đạo các đơn vị thành viên trong toàn Tổng Công ty không ngừng nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, cải tiến công nghệ sản xuất, đầu tư thiết bị và quản lý điều hành sản xuất kinh doanh với mục tiêu: Không ngừng nâng cao sản lượng sản xuất đáp ứng yêu cầu xã hội, giảm giá thành sản phẩm và bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên.

Nguồn tin: T/C Thông tin KH KT xi măng, số 1/2006
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)