Điểm nhấn đô thị Hà Nội: Những tồn tại và giải pháp

Thứ ba, 25/07/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Công trình điểm nhấn kiến trúc là sự cô đọng của văn hoá vật thể, được xây dựng trên các hình thức nhận biết của con người, mang ý nghĩa tượng trưng phi vật thể gắn bó hữu cơ với nghệ thuật điêu khắc. Chúng bị tác động bởi nhiều yếu tố về văn hoá, lịch sử, khoa học kỹ thuật, kinh tế, đặc thù của khu vực, môi trường cảnh quan.
Là công trình trọng điểm trong thiết kế đô thị, nó mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc về xã hội và lịch sử, nó có thể giàu tính nhân văn, mang bản sắc dân tộc hay lai tạp - toàn cầu hoá, phô trương hoá. Via trò của nhà thiết kế đô thị là xây dựng nên các điểm, mốc nhận biết đô thị để phô trương thanh thế, phân biệt được đô thị giàu nghèo, phát triển - kém phát triển, huy hoàng hay suy yếu, đồ sộ hoàng tráng hay nhỏ bé khiêm nhường. Điểm nhấn đại diện cho sức mạnh, tư tưởng, biểu tượng của một đô thị.
Trong thực tế, quy hoạch - kiến trúc hiện nay của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Một số công trình điểm nhấn chưa được đặt đúng chỗ, thiết kế đô thị còn coi nhẹ các công trình trọng điểm mang tính biểu hiện đô thị. Thiết kế công trình còn đơn giản, chắp vá, không mang tính thời sự, nhân văn, khập khiễng với hình dáng kiến trúc văn hoá đô thị. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề là hết sức cấp bách.
Đề tài đặt ra 3 mục tiêu nghiên cứu là:
1. Tổng kết, phân loại các dạng kiến trúc công trình điểm nhấn
2. Đưa ra đánh giá chung về các điểm nhấn trong đô thị Việt Nam hiện nay
3. Đề xuất một số giải pháp thiết kế công trình điểm nhấn phù hợp với từng yêu cầu cụ thể của đô thị, chức năng, vị trí, tính nhân văn của công trình.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong các công trình điểm nhấn trong hệ thống đã có của Hà Nội.

Tổng quan kiến trúc công trình điểm nhấn đô thị trên thế giới và Việt Nam

Ý nghĩa điểm nhấn kiến trúc trong xã hội đô thị, đó là:
Bản sắc văn hoá sống trong văn hoá đô thị, điểm nhấn kiến trúc đô thị bảo vệ và làm đẹp bộ mặt xã hội, giúp con người nhận thức được bản thân mình, bản thân đô thị và xã hội.

Khái niệm điểm nhấn trong đô thị:
- Là một điểm được xác định quy ước để nhận thức mỗi cảnh không gian cảnh quan bằng các khả năng của con người; nhận dạng, phân biệt, cảm xúc thông qua thị giác.
- Là hình ảnh đột xuất gây ấn tượng cho con người đô thị, biểu lộ chất cảm của đô thị.
- Tạo ra sự nhận biết về phương hướng, vị trí trong thành phố, trong khu vực, một loại ký hiệu của cấu trúc đô thị.
- Đặc trưng quan trọng là tính độc lập của công trình.

Các loại điểm nhấn đô thị:
Trong đô thị có nhiều loại điểm nhấn như: Điểm nhấn là biểu tượng, điểm nhấn định hướng không gian, điểm nhấn phục vụ, điểm nhấn trang trí, điểm nhấn tự nhiên, điểm nhấn bán tự nhiên, điểm nhấn trong điểm nhấn, điểm nhấn thương mại, chính trị, thể thao, điểm nhấn kỷ niệm, tưởng niệm, tôn giáo – tâm linh.

Khái quát sự phát triển của đô thị Hà Nội
Trong thời kỳ phong kiến:
Có thể nêu một vài nhận xét cho thành thị phong kiến: đã có khái niệm tổ chức không gian đô thị không phải là khái niệm quy hoạch, đã có các công trình điểm với quy mô nhỏ nhưng không phải là công trình điểm nhấn đô thị vì chưa có khái niệm về quy hoạch không gian đô thị như đã nêu sở trên.
Hà Nội thời Pháp thuộc:
Đã có các công trình kiến trúc quan trọng của bộ máy đàn áp thựuc dân đều được bố trí ẩn ngữ các trục chính và tạo thành các điểm nhấn quan trọng trong tổng thể không gian khu phố.
Đô thị Hà Nội hiện nay:
Vai trò của thiết kế đô thị trong quy hoạch đô thị nói chung hết sức mờ nhạt, hiệu quả về tổ chức không gian, về tạo dựng diện mạo, và thẩm mỹ kiến trúc đô thị hết sức hạn chế. Hình thái tự phát của hầu hết đô thị hôm nay chứng minh điều đó.
Quy hoạch đô thị thường chỉ chi phối bình diện ngang, ít chi phối không gian 3 chiều, lại càng không có ý nghĩa trong việc định đoạt diện mạo và chất lượng thẩm mỹ kiến trúc đô thị.
Trong lịch sử, ít thấy các quần thể kiến trúc được kiện toàn theo một bản thiết kế và trong một khoảng thời gian ngắn. Quá trình kiện toàn diễn ra dần dà, thế hệ đến sau nhận biết ý đồ của thế hệ đến trước, bổ khuyết hoặc hoàn thiện nốt những gì còn dở dang. Các không gian kiến trúc đô thị ở Hà Nội, đặc biệt các không gian điểm nhấn, lại không có được sự ứng xử như thế. Chúng không những không được cải tạo và hoàn thiện, mà ngược lại bị xáo trộn và bị chắp vá bởi những sự xây cất, cơi nới, xây bao quanh, do sự phá vỡ hệ tỷ lệ xích không gian và hình khối đã ước định.
Tình trạng Hà Nội thiếu hẳn những nhân tố bắt buộc của mỗi đô thị lớn: các điểm nhấn kiến trúc cảnh quan ở các lối vào, các đại lộ, các đường trục các phối cảnh và panoroma đô thị.

Kính nghiệm quy hoạch, thiết kế công trình điểm nhấn trong không gian đô thị trên thế giới
Công trình điểm nhấn thời kỳ Phục Hưng:
Ví dụ điển hình là quảng trường Sant Pietro. Nằm chính giữa quảng trường là cột biểu tượng ghi công đặt trước khi xây dựng quảng trường cao 41m. Công trình điểm nhấn được tiếp nhận là trung tâm không gian quảng trường có Toà tháng Vatican là điểm nhấn chính.
Công trình điểm nhấn đô thị hiện tại:
Thủ đô Paris: Hạt nhân hình thành đô thị là khu vực bên sông Seine cùng với một số hòn đảo nhỏ trên sông, nơi ngày nay còn thấy công trình quan trọng như Nhà thờ Đức Bà, bảo tàng Louvre, cổng Khải Hoàn môn, điện Panthéon. Không gian tổng thể đô thị nằm ở hai bên bởi sông Seine, dòng sông trở thành một trục không gian đô thị có sự liên kết với hai không gian cây xanh lớn và vườn rừng Vincences ở phía Đông và vườn rừng Boulogne ở phía Tây. Sơ đồ các không gian đặc trưng thủ đô Paris. Các công trình điểm nằm dọc hai bên bờ sông Seine.
Thủ đô Washington: Là thành phốmới được xây dựng cách đây hơn 300 năm, dựa trên bản thiết kế chuẩn lực của KTS gốc Pháp Pierre L’Enfant, với những trục đường lớn hướng vào các biểu tượng của điểm nhấn đô thị. Trung tâm của các đô thị là không gian cây xanh rất lớn hình chữ nhật theo hướng Đông - Tây, phía Đông là toà nhà Quốc hội chế ngự trên địa hình cao, phía Tây là nhà tưởng niệm Lincoln giáp sông Pôtmac, phía Bắc là toà Bạch ốc, phia sNma là nhà tưởng niệm Jefferson. Tâm của tổng thể là đài tưởng niệm Washington có quy mô lớn và hoành tráng. Phân tích các không gian cho thấy ý tưởng quy hoạch không gian đô thị với những tấm nhìn lớn, bao quát rộng, các công trình chủ chốt có mối liên hệ chặt chẽ.

Cơ sở khoa học thiết kế công trình điểm nhấn trong quy hoạch đô thị

Lý thuyết thiết kế đô thị
Hình ảnh thành phố và những nhân tố tạo nên hình ảnh:
Một thành phố có quy hoạch là một thành phố mà ở đó những khu phố, điểm mốc hoặc những tuyến đường có thể nhận dạng một cách dễ dàng và chúng dễ dàng nối kết với nhau trên một bản đồ tổng thể.
Nhận biết hình ảnh đô thị bằng cách coi nó như một cơ thể sống, huyết mạch đô thị là các điểm nút, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông. Sức sống cơ thể đô thị là sự vận động xã hội, cơ thể khoẻ mạnh thì xã hội đô thị hoạt động tốt và ngược lại, việc tạo nên được cơ thể sống đó đóng vai trò quyết định khả năng đô thị ra sao, sống như thế nào.
Theo Kevin Lynch thì các yếu tố cấu thành hình tượng để tôn chất cảm đô thị gồm 5 nhân tố: lưu tuyến, khu vực, cạnh biên, nút, mốc.
Có hai nhân tố quan trọng tạo nên điểm nhấn đô thị là nút và điểm mốc.
Tiêu chuẩn không gian - kiến trúc quảng trường tác động đến thụ cảm thẩm mỹ đô thị
Tỷ lệ khối công trình kiến trúc với không gian quảng trường, gồm có góc nhìn, hướng nhìn, điểm nhìn và cự ly.

Các yếu tố ảnh hưởng tới thiết kế kiến trúc công trình điểm nhấn: đó là các yếu tố về quy hoạch, chính sách, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường và khoa học kỹ thuật.

Các yếu tố tôn vinh kiến trúc điểm nhấn:
Không gian quảng trường:
Hiệu quả không gian quảng trường ảnh hưởng tới tầm nhìn, nhận dạng từ xa của công trình điểm nhấn, quy mô của quảng trường liên quan mật thiết tới khoảng lùi khối, hình thức trang trí mặt đứng, là tính biểu hiện, bố cục khối, vị trí đặt của công trình.
Địa hình:
Gồm có các địa hình lớn, địa hình nhỏ. Có thể nhận thấy rằng, để nhấn mạnh một chủ đề tư tưởng nào đó hoặc gây sự chú ý của người xem tới một công trình điểm nhấn nhất định người ta cũng thường dùng thủ pháp nhấn mạnh địa hình.
Cây xanh:
Có vai trò rất quan trọng và là một trong những yếu tố hình khối chủ yếu đặc biệt trong nghệ thuật bổ trợ cho tạo hình kiến trúc.
Mặt nước:
Khẳng định mặt nước đóng một vai trò to lớn quyết định thiết kế đô thị, không gian cảnh quan kiến trúc, công trình điểm nhấn.
Ánh sáng tự nhiên:
Khi nghiên cứu không gian quy hoạch đô thị, thiết lập các hệ thống đường giao thông ngược chiều hướng ánh sáng tự nhiên, hướng đặt các công trình điểm nhấn theo trục giao thông và cùng với hướng ánh sáng. Hiệu quả đạt được từ việc cảm nhận bóng, giảm được sự khó chịu khi con người trực tiếp tiếp xúc với ánh sáng khi đang trên trục đường tiến vào công trình điểm nhấn.
Ánh sáng nhân tạo:
Khả năng nhấn vào những điểm nhấn cần thiết của công trình do ý đồ của nhà thiết kế để tôn vinh, tăng biểu cảm, tính nhấn, tính định hướng cho công trình, áp đặt được trục chủ đạo công trình, điều chỉnh hướng nhìn, hướng quan sát công trình điểm nhấn.

Cơ sở căn cứ thiết kế công trình điểm nhấn kiến trúc trong không gian đô thị
Lựa chọn vị trí công trình trọng điểm:
Khi quy hoạch tổng thể: định hướng giao thông, phân vùng chức năng không gian đô thị, dự báo được hướng phát triển đô thị tương lai xa. Xác định được bộ mặt đô thị.
Khi quy hoạch chi tiết:
Phân khu chức năng với quy mô, đặc điểm, không gian quảng trường, vị trí công trình và tính đặc thù riêng biệt của từng khu vực cho công trình điểm nhấn. Tuân thủ theo định hướng của quy hoạch tổng thể, áp dụng cho toàn bộ cho các công trình đô thị cổ, cũ, mới.
Hướng chủ đạo:
Trục của lưu tuyến, hướng phát triển đô thị. Hướng chuyển động ánh sáng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hướng chủ đạo. Các công trình điểm cũng cần lựa chọn trục chủ đạo công trình và trục lưu tuyến ngược hướng đi ánh sáng để tăng độ cảm nhận hình khối và tính nhận biết tốt nhất cho người quan sát.
Hình ảnh đô thị là sự tổng hợp công trình điểm nhấn kiến trúc và các quảng trường chứa đựng điểm nhấn kiến trúc, từ các khu vực chức năng khác nhau có các công trình điểm nhấn khác nhau. Mỗi khu chức năng đó mang đến hình ảnh riêng biệt, tất cả góp phần làm hoàn thiện bộ mặt đô thị.

Cơ sở khoa học lựa chọn hình khối, đường nét, màu sắc, chất cảm vật liệu trên công trình kiến trúc điểm nhấn
Biểu hiện cảm xúc con người đối với công trình:
Thị giác: Cảm nhận bằng mắt; thíng giác: cảm nhận được sự cọ xát của khối với cảnh quan, với không gian bởi tác động của gió bằng các giải pháp khí động học đưa đến các âm thanh chiếu không gian thứ ba.
Hình khối:
Thông qua hình khối, để miêu tả được các giá trị của công trình dựa theo từ một số hình cơ bản: Khối vuông, khối lập phương, khối chữ nhật theo chiều đứng, khối trụ tròn đứng, khối chóp đa giác,khối chóp nón...
Đường nét:
Đường nét, chi tiết trên công trình kiến trúc để con người nhận biết được tuỳ thuộc vào tốc độ di chuyển con người khi đang tham gia giao thông. Nếu tốc độ di chuyển nhanh, hình ảnh lưu trên võng mạc quá ngắn, con người chỉ nhận thức được công trình thông qua hình khối và màu sắc. Nếu tốc độ đi chậm lại, hoặc dừng, thời gian thu nhận hình ảnh lâu, nhận biết rõ nét hơn, con người nhận thức được công trình thông qua hình khối, đường nét, màu sắc kiến trúc.
Màu sắc:
Màu sắc đóng vai trò định hướng không gian công trình: cuốn hút hướng nhìn, phân biệt rõ ràng công trình với không gian xung quanh.

Một số nguyên tắc và giải pháp thiết kế điểm nhấn tại cửa ô Hà Nội

Nguyên tắc thiết kế công trình điểm nhấn
Phù hợp với kiến trúc cảnh quan đô thị:
Quảng trường chứa đựng công trình điểm nhấn, khi nghiên cứu công trình điểm nhấn. Công trình điểm nhấn phù hợp với cảnh quan là phải phù hợp với không gian quang trường, không gian quảng trường phù hợp với tổng thể cảnh quan đô thị. Số lượng, quy mô, vị trí của quảng trường trong đô thị quyết định ở quy mô đô thị. Quảng trường chính cùng với các trục giao thông được làm bố cục không gian kiến trúc chính đô thị. Nó tạo các hướng, trục, tầm nhìn cho các điểm nhấn kiến trúc.
Phản ánh được bộ mặt đô thị:
Công trình điểm nhấn coi là công trình trọng điểm trong thiết kế đô thị, công trìnhmang ý nghĩa tượng trưng hết sức sâu sắc, giàu tính nhân văn mang bản sắc dân tộc hay lai tạp hoá, toàn cầu hoá. Là sự phô trương thanh thế đô thị, phân biệt được đô thị. Công trình điểm nhấn đại diện cho sức mạnh và tư tưởng, biểu tượng của một đô thị.
Đảm bảo được tính phát triển bền vững:
Một đô thị phát triển bền vững là một đô thị được quy hoạch, thiết kế và xây dựng đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao phúc lợi cho thế hệ hiện tại và tương lai trong khi bảo tồn nâng cao tính toàn vẹn của các hệ sinh thái, môi trường và văn hoá đô thị, vận dụng khôn khéo quy luật chuyển hoá của hệ sinh thái đo thị trong toàn bộ chu trình của các khâu quy hoạch, thiết kế xây dựng và vận hành.
Tạo được ấn tượng nghệ thuật tạo hình: Công trình điểm nhấn trong không gian quảng trường phải tạo được hấp dẫn, có cá tính và dễ nhận dạng. Có hình thức kiến trúc chủ thể, kiến trúc khách thể tôn vinh các giá trị cho nhau tạo được ấn tượng nghệ thuật cho tác phẩm, gây ấn tượng cho quảng đại quần chúng.

Quan điểm quy hoạch công trình điểm nhấn kiến trúc
Quy hoạch không gian công trình điểm nhấn làm ngay từ đầu, giải quyết cùng một lúc tất cả các vấn đề, các khu vực với chức năng khác nhau. Vị trí các công trình điểm nhấn được liên hệ giữa chúng là các tuyến giao thông, các không gian cảnh quan đô thị. Các công trình kiến trúc quan trọng đều được bố trí án ngữ các trục chính và tạo thành các điểm nhấn quan trọng trong tổng thể không gian đô thị.

Giải pháp thiết kế công trình điểm nhấn kiến trúc cửa ô thành phố
Đánh giá được mức độ giá trị nhân văn, văn hoá vật thể - phi vật thể khu vực cảnh quan xugn quanh công trình: Ta không phụ thuộc nhiều vào các giá trị nhân văn vật thể, phi vật thể của khu vực khi thiết kế công trình mà cần xác định sự ảnh hưởng của khu vực, ảnh hưởng của thành phố kề cận và trực tiếp từ thành phố có công trình điểm nhấn.
Nghiên cứu hiện trạng khu vực, rút ra các giá trị cần kế thừa phát huy: Khoanh vùng không gian xung quanh công trình thiết kế, nhận định được giá trị cần kế thừa phát huy, giá trị cần lưu giữ và cải tạo, giá trị cần loại bỏ không phù hợp với thời đại.
Giải pháp mặt đứng kiến trúc công trình hợp lý: Tại quảng trường ở đây có tốc độ giao thông không cao, khoảng cách không gian nhìn hẹp, điều kiện thụ cảm nên yêu cầu chi tiết. Có thể bố trí các mảng phù điêu, các tác phẩm nghệ thuật lớn, có ý nghĩa phù trợ cho kiến trúc chủ đạo của quảng trường.
Có hai giải pháp cơ bản để thiết kế mặt đứng công trình điểm nhấn trong khu phố cổ và khu phố cũ:
Tương phản: Xử lý hình khối, vật liệu, màu sắc, không gian... để tạo dựngặmt đứng công trình đối lập với không gian xung quanh tạo hiệu quả thẩm mỹ.
Hoà quyện: Mặt đứng công trình hài hoà với những công trình có trước trong khu vực quảng trường nhằm tạo cho tổng thể thống nhất phong cách thẩm mỹ kiến trúc đến từng chi tiết.
Đối với các công trình tại các quảng trường giao thông cửa ô thành phố. Tại đây có khoảng cách nhìn lớn, tốc độ giao thông từ trung bình đến cao. Có thể cách điệu về hình khối và áp dụng các hình thức kiến trúc hiện đại phù hợp với Việt Nam. Mặt đứng công trình đơn giản chi tiết, chủ yếu nên dùng mảng và khối là chính, kết hợp nhiều với yếu tố sử dụng chất liệu, màu sắc cho công trình.
Chiều cao cho công trình: Công trình tại khu vực phố cổ, cũ: chiều cao tối đa các công trình xung quanh chỉ bằng 1/3 đến 1/6 chiều rộng quảng trường, công trình điểm nhấn cao hơn công trình xung quanh quảng trường, hoặc thấp hẳn gây sự chênh lệch chiều cao với công trình xung quanh.
Tại các cửa ô thành phố: Chiều cao công trình xác định bằng giới hạn trường nhìn.
Màu sắc công trình: Màu sắc chung cho các công trình điểm nhấn khu phố cổ, cũ ở Hà Nội: Ngói đỏ hay tường vàng trở nên quen thuộc với người Hà Nội, nó là bình diện đứng nên dễ đạp vào mắt nhất. Vì vậy, màu vàng là màu sắc chủ đạo của kiến trúc Hà Nội.
Màu sắc chung cho các công trình điểm nhấn khu vực đô thị mới thành phố Hà Nội: Đối với công trình cao tầng: ở những tầng dưới nên dùng màu sắc và vật liệu có màu sẫm để gây cảm giác có trọng lượng và có độ nặng vững chãi.
Tại các cửa ô thành phố, chọn các gam màu nóng, tươi sáng, các gam màu tương phản với các công trình xung quanh gây cảm giác đột xuất, ấn tượng. Màu sắc phần mái: có thể chọn lựa các gam màu nóng để đảm bảo gây ấn tượng bắt mắt.
Màu càng tương phản thì độ chênh lệch diện tích càng lớn. Công trình kiến trúc chủ thể của quảng trường nên dùng màu lạnh làm chủ đạo, màu nóng được sử dụng màu sắc ngoại thất một cách hài hoà, tôn được kiến trúc chủ đạo. Nên chẳng sử dụng phương pháp màu tổng thể cho từng quảng trường để người dân dễ nhận ra khu vực qua ký hiệu riêng là màu sắc.
Vật liệu hoàn thiện:
Đối với công trình điểm nhấn tại các quảng trường giao thông khu phố cổ, cũ:
Tương phản: Dùng vật liệu mới, hiện đại tương phản với khu vực xung quanh, nâng cao giá trị công trình giải pháp này dễ gây phản cảm ngựoc lại cho công trình.
Hoà hợp: dùng vật liệu truyền thống giống xung quanh tạo ra sự hoà đồng.
Đối với công trình điểm nhấn tại các điểm nút cửa ô thành phố: Không cần nhiều chi tiết trang trí cầu kỳ nên đi theo tính ước lệ., bố cục hình khối khoẻ mạnh, trang nhã, tính khái quát cao, vật liệu nên dùng theo mảng, khối công trình.
Công trình thường chia làm ba phần: Phần đế nên dùng vật liệu có màu tối, nặng, vật liệu không bắt sáng, nhắn đá granit, gạch trần gây cảm giác chắc chắn. Phần thân có thể dùng vật liệu sáng màu kết hợp dùng các vật liệu kính, kim loại nhiều hay ít tuỳ thuộc theo phân chia mảng khối. Phần mái nên dùng vật liệu tươi màu dễ bắt mắt.
Kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố tôn vinh công trình: Gồm có ánh sáng địa hình, cây xanh, mặt nước...

Kết luận, kiến nghị:
Quá trình phát triển kinh tế ở Hà Nội trong thời gian qua đang diễn ra rất nhanh chóng và biến đổi từng ngày. Bên cạnh thành công của ngành xây dựng đã đạt được, vẫn còn tồn tại những bất cập: Hà Nội đã và đang xây dựng nhiều loại công trình mang tính điểm nhấn và nhiều công trình chưa đạt hiệu quả với đúng ý nghĩa của nó. Thiếu vắng công trình điểm nhấn đẹp, phát huy được giá trị đô thị, lịch sử văn hoá truyền thống dân tộc thời kỳ đổi mới. Công trình hết sức mờ nhạt không hiệu quả về tổ chức không gian, tạo dáng kiến trúc hạn chế, mang tính tự phát, không thống nhất, tính lai tạp nặng hình thức, chưa tạo dựng được phong cách riêng.
Căn nguyên của sự bất cập ấy là chất lượng của đồ án quy hoạch chung 1/5000, 1/2000, 1/1000, quy hoạch chi tiết 1/500 các khu đô thị chưa cao, việc bố trí các công trình kiến trúc và không gian cảnh quan chỉ mang tính tượng trưng, ước lệ không đi sát vào yêu cầu của một đô thị sống.
Hệ thống các công trình điểm nhấn tại các đô thị miền Bắc là vấn đề rất mới mẻ, mới được quan tâm một vài năm gần đây. Khâu thiết kế và quản lý quy hoạch còn non kém, chưa giải quyết triệt để, do đó có một số công trình tuột khỏi sự quản lý mang ấn tượng không tốt.
Các khu đô thị mới Hà Nội do các công ty phát triển nhà xây dựng, tự quản lý các công ty phát triển nhà xây dựng, tự quản lý các công trình trọng điểm. Do đảm bảo mục đích kinh doanh, nhiều khi họ đã coi nhẹ việc tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan. Không có các công trình điểm nhấn trong không gian khuôn viên cây xanh, tiểu cảnh, khu vui chơi giải trí.
Trình độ quản lý và phương thức triển khai công việc của các đơn vị chủ đầu tư cũng cong nhiều hạn chế.
Một số vấn đề quan trọng cần thống nhất, đó là: Hình thái các công trình điểm nhấn kiến trúc đa hình thức và đa chức năng. Các công trình điểm nhấn là các bộ phận quan trọng không thể thiếu, không thể thay thế được trong cơ thể sống đô thị. Nói cách khác, sự sống đô thị có tồn tại được theo sự sống các công trình điểm nhấn. Công trình điểm nhấn trong không gian đô thị tăng hiệu quả biểu hiện hình ảnh đô thị, đóng vai trò làm chủ bộ mặt đô thị, là bộ phận chốt yếu trong kiến trúc cảnh quan.
Trong thời gian tới, Hà Nội cần tiếp tục quy hoạch thêm nhiều khu đô thị, xây dựng thêm nhiều công trình điểm nhấn mới. Quy hoạch và thiết kế công trình điểm nhấn kiến trúc cần có một cái nhìn đồng bộ, tổng thể từ trên xuống dưới, từ Nhà nước đến người sử dụng, từ quản lý đến tư vấn thiết kế.
Về công tác chuyên môn, nâng cao vai trò đào tạo: Tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ với các môn học chuyên ngành, lịch sử kiến trúc, xã hội học, kiến trúc cảnh quan, quy hoạch đô thị cho đội ngũ làm công tác quy hoạch, thiết kế kiến trúc; tăng cường bồi dưỡng trình độ quản lý và chuyên môn tổ chức bộ máy quản lý quy hoạch và xét duyệt quy hoạch; nên tổ chức các cuộc kiểm tra sát hạch thường xuyên.
Xây dựng các tiêu chí chuẩn mực đánh giá chất lượng công trình, không gian cảnh quan đô thị: Cần xây dựng và tiêu chuẩn hoá các tiêu chí, các nguyên tắc chuẩn mực để đánh giá chất lượng không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị làm cơ sở cho côgn tác xét duyệt sau này.
Công tác xét duyệt quy hoạch, kiến trúc, xây dựng của Nhà nước: Phân cấp tầng bậc, phạm vi và giá trị công trình từ các cấp từ TW đến địa phương có khả năng xét duyệt công trình dựa theo phạm vi quản lý và trình độ chuyên môn của mình; cho phép người dân tham gia ý kiến lựa chọn các phương án thiết kế kiến trúc thông qua Hội đồng nhân dân trước khi đưa vào xét duyệt.
Vai trò của Nhà nước trong công tác quản lý xây dựng: Soạn thảo các văn bản pháp quy để quản lý xây dựng công trình điểm nhấn như các văn bản Nghị định của Chính phủ, phê duyệt quy hoạch tổng thể các thể loại công trình điểm nhấn kiến trúc tại các đô thị với những yêu cầu chung, yêu cầu riêng cho từng thể loại công trình và từng cấp loại đô thị trong cả nước.
Nhà nước thống nhất quản lý việc xây dựng công trình điểm nhấn, ở mỗi đô thị, việc quản lý xây dựng giao cho chính quyền đô thị sở tại.Tuỳ theo yêu cầu, chính quyền đô thị chỉ đạo lập quy hoạch chugn, xác định quy mô, chọn địa điểm xây dựng hệ thống công trình điểm nhấn.
Nhà nước, UBND thành phố Hà Nội cần có những chính sách quản lý đầu tư kịp thời để nâng cấp cải tạo các công trình điểm nhấn mới theo nhu cầu chung phát triển thành phố, quan tâm tổ chức các nút giao thông , tạo được hướng nhìn tốt cho các nút giao thông đầu cửa ô.
Trách nhiệm của người dân đối với các công trình xây dựng: Quản lý các công trình xây dựng, nhất là các công trình điểm nhấn, cần phải huy động sự tham gia của cộng đồng vào đóng góp ý kiến xét duyệt các dự án thiết kế, tham gia giám sát xây dựng và vận hành, bảo trì các công trình. Người dân được hưởng các nguồn lợi từ công trình này đem lại và quy trách nhiệm và quyền lợi đối với họ công việc bảo trì, vận hành công trình.

Ths. KTS. Đỗ Xuân Sơn
Nguồn tin: Bản tin hoạt động KHCN & Đào tạo trường ĐH KT Hà Nội, số 14, tháng 3/2006
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)