Tên đề tài: Phân bố dân cư trong quá trình đô thị hoá trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 2001 - 2020

Thứ năm, 27/07/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Mã số đề tài: KC 00.01 Đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp Nhà nước. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lê Hồng Kế. Cơ quan chủ trì thực hiện: Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn. Địa chỉ tài liệu: KQNC.000805. Thư viện KHCN - Bộ Xây dựng.
Mục tiêu đề tài:
Kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, từ Đại hội VI của Đảng đến nay, nước ta đã vượt qua những chặng đường đầy khó khăn, thách thức và đã giành được những thành tựu to lớn. Nhờ vậy, nước ta không những thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế mà còn vươn lên từng bước hoà nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đại hội IX của Đảng đã quyết định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2020.
Một trong những mục tiêu chủ yếu của giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá là đẩy mạnh xây dựng có chọn lọc một số ngành công nghiệp mũi nhọn quan trọng với công nghệ cao, sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị và trang bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu quốc phòng, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển và xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển. Chất lượng cuộc sống về vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân được nâng lên một mức đáng kể...
Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá là chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, lao động theo hướng ngày càng tăng các khu vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong quá trình đó, nhất thiết phải nâng cao rõ rệt chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh và hiệu quả phát triển kinh tế nhằm tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững, trong đó phải chú trọng:
1. Xây dựng tiềm lực kinh tế và cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng, công nghệ cao, công nghiệp quốc phòng, nền nông nghiệp hiện đại, các dịch vụ cơ bản, tiềm lực khoa học và công nghệ phát triển.
2. Coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, phát triển nông thôn. Nâng cao trình độ và chất lượng phát triển nông nghiệp; phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; hỗ trợ xây dựng các điểm đô thị, công nghiệp, dịch vụ, văn hoá và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao đời sống vật chất văn hoá và tinh thần của dân cư ngay trên địa bàn nông thôn.
3. Phát triển mạnh nguồn lực con người Việt Nam với yêu cầu ngày càng cao.
4. Định hình và vận hành thông suốt, có hiệu quả cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó thành phần kinh tế Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo.
Để tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội như thế, quá trình đô thị hoá và phân bố dân cư đô thị - nông thôn ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng. Để triển khai công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công tác nghiên cứu phân bố dân cư trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tầm quản lý vĩ mô nhằm hoạch định các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, định hướng phát triển không gian và tổng quan chiến lược phát triển bền vững đất nước.
Trên cơ sở đó, mục tiêu lâu dài của đề tài là:
Định hướng quá trình đô thị hoá và phân bố dân cư trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững đất nước.
Mục tiêu cấp bách của đề tài là:
• Xây dựng mô hình phân bố dân cư đô thị & nông thôn đầu thế kỷ 21 nhằm cụ thể hoá chương trình hành động để thực hiện trên 10 vùng đô thị hoá theo hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
• Góp phần đưa công tác quản lý, công tác quy hoạch xây dựng phát triển đô thị & nông thôn phù hợp với giai đoạn công nghiệp hoá & hiện đại hoá đất nước.
• Đề ra các mô hình quy hoạch điểm dân cư đô thị & nông thôn góp phần cải tạo và nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị & nông thôn.
• Cung cấp các thông tin cần thiết liên quan để thực hiện công tác quản lý, quy hoạch xây dựng và đầu tư xây dựng các điểm dân cư đô thị & nông thôn.
Nội dung đề tài:
• Phần mở đầu.
• Chương I: Đánh giá tình hình hiện trạng kinh tế, đô thị hoá và môi trường sinh thái đô thị - nông thôn.
• Chương II: Dự báo quá trình đô thị hoá, phân bố mạng lưới dân cư đô thị thời kỳ 2001 - 2010 và 2010 - 2020.
• Chương III: Mô hình các điểm dân cư đô thị - nông thôn đặc trưng trong các vùng đô thị hoá đầu thế kỷ 21.
• Chương IV: Các biện pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong quá trình đô thị hoá thời kỳ 2001 - 2020.
• Chương V: Chính sách và cơ chế quản lý quy hoạch xây dựng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn.
• Phụ lục 1: Hiện trạng phân loại đô thị, phân cấp quản lý đô thị đến đầu năm 2004.
• Phụ lục 2: Dự báo phân cấp - phân loại đô thị trong các giai đoạn 2005 - 2010 - 2020.

Kết quả đề tài:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đã nêu lên luận điểm:
• Đô thị hoá và phát triển đô thị phải phù hợp với việc phân bố lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
• Đô thị hoá và phát triển đô thị là động lực quan trọng để thực hiện công nghiệp hoá & hiện đại hoá đất nước và ngược lại, công nghiệp hoá & hiện đại hoá đất nước sẽ làm cho quá trình đô thị hoá phát triển nhanh chóng cả về chất và về lượng.
• Phát triển hệ thống đô thị và không gian đô thị phải gắn liền với việc đảm bảo an ninh quốc phòng.
• Trong quá trình phát triển, xu thế bảo tồn khu vực đô thị cổ, đô thị cũ ngày càng được coi trọng như là một yếu tố mang tính di sản trong đô thị.
• Hoà nhập quốc tế với việc giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc là hai khía cạnh của một vấn đề trong quá trình đô thị hoá và phát triển đô thị - nông thôn.
• Huy động mọi nguồn lực để cải tạo, nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị.
• Bảo vệ môi trường cần được xem như là một bộ phận quan trọng để phát triển đô thị - nông thôn trong quá trình đô thị hoá và phát triển bền vững.
• Đề tài đã đề xuất Hệ thống tầng bậc ba cấp không gian đô thị hoá trên phạm vi toàn quốc là nhằm phân định rõ không gian đô thị hoá để các cấp có thẩm quyền về quy hoạch, đầu tư các dự án phát triển, quản lý quy hoạch trên phạm vi quốc gia, phạm vi các vùng lãnh thổ và từng địa phương rõ ràng hơn, cụ thể hơn, đưa lại hiệu quả cao hơn.

Thư viện Bộ Xây dựng
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)