Thuỷ điện và sự thải khí hiệu ứng nhà kính

Thứ bẩy, 08/04/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Thứ Năm, 12/01/200617:32 GMT+7 Đôi khi có người nói rằng, một số nhà máy thuỷ điện có thể thải khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều hơn là các nhà máy nhiệt điện có công suất lắp đặt tương đương.
Điều này là không đúng và không xác đáng trong bất kỳ trường hợp so sánh nào. Các nhà máy nhiệt điện đốt nhiên liệu hoá thạch than, dầu, khí, những loại nhiên liệu được sinh ra từ các kỷ nguyên địa chất xa xôi tức kỷ cacbon. Vào thời kỳ đó CO2 không khí được chuyển hoá bởi quá trình đồng hoá chất diệp lục thành thành phần cacbon trong cây cối sinh trưởngvà sau đó đồng hoá vào các động vật ăn những loại thực vật đó sinh trưởng; hình thức này cũng tương tự trong quá trình chuyển hoá cacbon ngày nay. Tiếp theo, gỗ, cành cây và các loại thực vật khác đã bị chôn vùi dưới một độ sâu nào đó, và dần dần đã biến đổi thành ra than non, thanh đá, dầu và khí.

Đồng thời, dạng cacbon này được rút ra từ tổng lượng cacbon tham gia vào chu trình cacbon bề mặt. Khi chúng ta sử dụng than, dầu và khí, thì dạng cacbon này được giải phóng và bổ sung và lượng cacbon hiện đang tham gia vào chu trình bề mặt.

Một hồ chứa nhân tạo, cũng giống như một hồ thiên nhiên hoặc một vùng đầm lầy, một cánh rừng, một con bò trên một bãi cỏ hoặc một cánh đồng lúa, đang thải ra CO2 và CH4, và như vậy đang tham gia vào chu trình cacbon bề mặt.

Các hồ chứa nhân tạo có thể thải ra CH4 qua quá trình lên men kỵ khí. Các hồ có thể chứa các thân cây và cành cây bị ngập dưới mặt nước. Sau đó các loại sinh vật phù du bị lên men có nguồn gốc động vật và thực vật phytoplankton và zooplankton sẽ tham gia vào chu trình cacbon, như quá trình vẫn thường xảy ra trong một hồ thiên nhiên hoặc đại dương. Quá trình này là nguồn sản sinh cacrbonat chủ yếu theo một cách thức khác là sự tích tụ cacbon trong đá vôi, đá phấn và v.v…nhà máy sản xuất xi măng hoặc nung vôi bằng việc nung đá vôi đã thải ra CO2 một cách tự nhiên và giải phóng lượng cacbon bị tích tụ này.

Chúng ta có thể thảo luận về các ảnh hưởng tương đối của việc thải CO2 và thải CH4 mà có thể là hữu dụng. Vòng đời của CO2 trong bầu khí quyển là 100 – 120 năm. Vòng đời của CH4 là 12 năm. Tác động hiệu ứng nhà kính của CH4 tần số hồng ngoại nhiều hơn CO2 tính theo khối lượng gấp 23 lần hoặc 7 lần trong dạng phân tử. Nồng độ CO2 360ppm, do đó tác động của CO2 mạnh hơn. Nhưng nó không thể so sánh với tác động của việc thải lại số cacbon bị tích tụ từ trước, mà hiện nay đang bổ sung thêm vào tình trạng này.

Sự tiến hoá trái đất theo thời gian của chu trình bề mặt là đã được biết đến tương đối rõ từ những phân tích hành tinh qua các kỷ nguyên băng hà và kỷ đệ tứ. Không ai biết rõ việc thải một lượng cacbon lớn sẽ gây nên hậu quả như thế nào qua việc giải phóng cacbon tích tụ từ trước trong thời gian ngắn, như đang xảy ra ngày nay.

Nguồn tin : www.moi.gov.vn
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)