Vật liệu xi măng đất và một số kết quả nghiên cứu mới thực hiện lần đầu tiên ở Việt Nam

Thứ bẩy, 12/11/2005 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Công nghệ Jet – grouting thuộc loại công nghệ trộn ướt, hình dáng kích thước của cột xi măng đất XMĐ phụ thuộc vào áp lực bơm, tốc độ xoay và rút cần khoan. Mặc dù có nhiều nghiên cứu đã được công bố ở nước ngoài, nhưng đối với Việt Nam đây là lần đầu tiên tiến hành những nghiên cứu này. Các số liệu thí nghiệm hiện trường do nhóm cán bộ của Viện KH Thuỷ lợi phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng thực hiện.
I. Nghiên cứu sử dụng cọc XMĐ để gia có nền đất yếu
1. Địa điểm và bố trí sơ đồ nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu được chọn là đất yếu vùng Hải Phòng, tại trạm nghiên cứu THĐ & NVB, trên đường đi Đồ Sơn. Tính chất cơ lý của đất được trình bày trong bảng 1: Bảng - xem tại tệp đính kèm
2. Hình dạng và tính đồng nhất của cọ hơn và hàng cọc dạng tưởng
Thí nghiệm này được tíên hành cho đất bùn sét yếu ở Đồ Sơn; cho đất cát pha tại Cống Trại, Nghệ An; đất thịt nặng tại Thường Tín – Hà Tây; cho đất sét pha tại cống Đ10 Hà Nam. Kết quả cho nhận xét sau: + Các cọc đơn tạo ra tròn đều, phân định rõ ràng với đất xung quanh. Hàng cọc thi công xen kẽ tạo thành một đường tương đối đạt yêu cầu, đảm bảo chỗ giao nhau nhỏ nhất cũng đạt 40cm =2/3 đường kính cọc; + Tại Đồ Sơn, các cọc được kiểm tra bằng phương pháp biến dạng nhỏ PIT kết hợp cả phương pháp siêu âm SONIC, kiểm tra cho 4 cọc ở tuổi 28 ngày, cho nhận xét: Các cọc không bị gãy, nứt, chất lượng thân cọc đồng đều trừ phần đầu cọc do tác động của khoan cọc; tiết diện cọc thay đổi nhẹ theo độ cứng của đất lưu ý trong thí nghiệm này chúng tôi xây dựng kịch bản thay đổi áp lực bơm khác nhau trong khi thi công.
3. Kết quả thí nghiệm sức chịu tải của cọc đơn và nhóm cọc Bảng - xem tại tệp đính kèm
4. Cường độ chịu nén của vật liệu XMĐ phụ thuộc hàm lượng XM và tuổi Bảng - xem tại tệp đính kèm
5. Ảnh hưởng của hàm lượng XM đến Rn, Rk, E và y ở tuổi 28 ngày Bảng - xem tại tệp đính kèm
6. Ảnh hưởng của hàm lượng Bentonite/XM đến Rn, Rk, E và y ở tuổi 28 ngày Bảng - xem tại tệp đính kèm
II - Sử dụng cọc XMĐ để tạo tường chống thấm
1. Ảnh hưởng của hàm lượng XM đến hệ số thấm
Vấn đề quan tâm nhất của tường chống thấm cho đe - đạp là hệ số thấm của vật liệu XMĐ. Có 2 phương pháp để xác định hệ số thấm: Thí nghiệm ép nước hiện trường và thí nghiệm trong phòng. Mẫu đất thí nghiệm: Mẫu thí nghiệm là đất cát mịn, có các chỉ tiêu như sau:+ Hàm lượng các nhóm hạt: < 0,005:1,8; 0,01-0,005:2,4; 0,05-0,01:5,3; 0,01-0,05:7,9; 0,25-0,1:42,7; 0,5-0,25:34; 1,0 – 0,5:4,5; 2,0 – 1,0:1,4. + Độ ẩm tự nhiên: 24,7%; + Khối lượng thể tích tự nhiên:1,90 g/cm3+; + Khối lượng riêng: 2,70g/cm3; + Độ lỗ rỗng: n= 43,60%; + Hệ số thấm của đất tự nhiên : 4,5 x 10-3cm/s.
2. Thiết bị thí nghiệm: Do vật liệu XMĐ có tính thấm nước bé, nên không thể thí nghiệm trên thiết bị thí nghiệm đất thông thường. Chúng tôi đã sử dụng thiết bị 3 trục, thí nghiệm với nhiều cấp áp lực nước. Kết quả như sau:
3. Kết quả thí nghiệm hệ số thấm Bảng 6,7,8 Bảng - xem tại tệp đính kèm
4. Thí nghiệm về các chỉ tiêu cơ học
Với hàm lượng nhỏ, lượng Bentonite không làm ảnh hưởng đến cường độ XMĐ. Tuy nhiên, nếu với hàm lượng B lớn thì cường độ sẽ giảm.

Nguồn tin: Theo Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, tháng 10/2005
Tài liệu đính kèm bài viết
Vat_lieu_xi_mang.docTải về
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)