• Trong giai đoạn vừa qua, loại hình phân lô bán nền (mà chủ yếu phân tách thửa đất có diện tích nhỏ, hẹp, chủ yếu để làm nhà ở liền kề) phát triển mạnh mẽ và có mức độ tăng trưởng hàng đầu trên thị trường bất động sản Việt Nam. Thế nhưng, việc phát triển quá mức loại tài sản này cũng đang để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến các chiến lược phát triển kinh tế, quy hoạch của vùng, miền, địa phương trên cả nước, gây khó khăn không chỉ cho các nhà quản lý mà cả người dân có nhu cầu ở thực sự.

  • Để thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn 2050, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã bám sát một số văn bản luật như: (1) Luật Quy hoạch số  21/2017/QH14; (2) Luật số 28/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch; (3) Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch; (4) Các luật về quy hoạch, các luật có liên quan; (5) Nghị quyết 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch; (6) Pháp lệnh số 01/20018/UBTVQH14 ngày 22/12/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi bổ sung một số điều của 04 pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch; (7) Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 7/5/209 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch…Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện lập quy hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

  • Hiện nay, Quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch đang được triển khai đồng loạt tại 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, trong đó có tỉnh đã được phê duyệt, có tỉnh mới bắt đầu triển khai. Quy hoạch tỉnh là một khâu quan trọng trong hệ thống quy hoạch quốc gia, là công cụ quản lý tổng hợp về quy hoạch phát triển trên địa bàn tình, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, do là lần đầu triển khai nên vị thế của quy hoạch tỉnh trong hệ thống quy hoạch chưa thực sự được hiểu thống nhất giữa các địa phương, dẫn đến cách triển khai lập quy hoạch tỉnh, kết quả của quy hoạch tỉnh và sau này là cách thức sử dụng quy hoạch tỉnh trong quản lý phát triển tại tỉnh có thể sẽ khác nhau. Chính vì vậy, cần phải làm rõ được vai trò, mục tiêu, sự tương tác của quy hoạch tỉnh với các quy hoạch khác bao gồm các quy hoạch cấp trên (theo Luật Quy hoạch) cũng như các quy hoạch cấp dưới (theo Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị và các luật khác có liên quan).

  • Tóm tắt: Các công trình nhà biệt thự được xây dựng tại Hải Phòng áp dụng một số phương án xử lý nền móng khác nhau tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư và tính toán của đơn vị tư vấn thiết kế. Bài viết trình bày ba phương án móng phổ biến cho nhà biệt thự và đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương án này.

  • Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Nhật Bản. Nhiệt độ và lượng mưa tại đây đã tăng lên nhanh chóng tính đến năm 2020. Fukuoka trực thuộc tỉnh Fukuoka - Nhật Bản với dân số khoản hơn 1,5 triệu người, trên diện tích 340km2, là thành phố đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số đáng kể. Thành phố Fukuoka có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, với nhiệt độ cao nhất lên tới khoảng 370C trong các tháng 7, 8 và lượng mưa trung bình hàng năm là 1612mm. Thành phố đã cân nhắc việc thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu môi trường trong không gian xanh và các quy hoạch đô thị của mình từ cuối những năm 1990. Sau khi Nghị định thư Kyoto được thông qua vào năm 1997, các chính quyền địa phương ở Nhật Bản đã nhiệt tình tham gia vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu thông qua các kế hoạch biến đổi khí hậu hướng tới giảm phát  thải và triển khai năng lượng tái tạo. Đạo luật Thích ứng với biến đổi khí hậu năm 2018 yêu cầu chính quyền các thành phố lập Kế hoạch Hành động với Biến đổi khí hậu Địa phương. Tuy nhiên, rất ít thành phố của Nhật Bản đã có Luật và kế hoạch cụ thể để giải quyết các hành động thích ứng và có rất ít bằng chứng về các hành động thích ứng thực tế ở cấp địa phương. Ngược lại, ở Fukuoka, các nhà nghiên cứu tại địa phương đã thực hiện nghiên cứu ứng dụng về mối quan hệ giữa phủ xanh đô thị, môi trường xây dựng và môi trường nhiệt đô thị trong vài thập kỷ. Chính quyền thành phố Fukuoka cũng đã công bố vào năm 2016 một kế hoạch hành động đối phó với biến đổi khí hậu nhằm lồng ghép các kế hoạch về khí hậu và môi trường và liên kết giảm nhẹ với thích ứng, các hành động tiếp tục đã được phát triển kể từ khi thành phố lập kế hoạch khí hậu địa phương đầu tiên vào năm 1994.

  • Tóm tắt: Công tác tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết trong quá trình thi công xây dựng. Bài viết này, tác giả nghiên cứu những tồn tại, hạn chế của công tác giám sát thi công xây dựng công trình tại Việt Nam thời gian vừa qua, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giám sát thi công xây dựng công trình, góp phần giúp ngành Xây dựng phát triển một cách bền vững.

  • Xây dựng đô thị thông minh là tất yếu

    Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành quả tích cực. Hệ thống đô thị quốc gia đã phát triển mạnh và được phân bổ tương đối hợp lý, diện mạo đô thị ngày một thay đổi hiện đại hơn, chất lượng hơn, đời sống của cộng đồng dân cư đô thị cũng ngày một nâng cấp. Hầu hết các đô thị trên cả nước đã thể hiện được vai trò, động lực then chốt trong tăng trưởng và phát triển kinh tế.

  • 1. Khái niệm về đô thị xanh, đô thị thông minh

    1.1. Đô thị xanh

    - Theo kinh nghiệm của các nước phát triển:

    Đô thị xanh (ĐTX) là quy hoạch sử dụng đất đô thị hợp lý và bảo đảm không gian xanh. Phát triển đô thị trên cơ sở mật độ xây dựng thấp, hệ số sử dụng đất cao, bảo tồn văn hóa bản địa và di sản lịch sử, tiếp tục khai thác có hiệu quả tài nguyên, tạo không gian mở cho đô thị, nâng cao chất lượng hệ thống giao thông.

    - Theo Hội Môi trường xây dựng Việt Nam:

    Đô thị xanh là đô thị gồm: (1) không gian xanh; (2) công trình xanh; (3) giao thông xanh; (4) công nghiệp xanh; (5) chất lượng môi trường đô thị xanh; (6) bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, công trình lịch sử, văn hóa; (7) cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường và thiên nhiên.

    - Theo kết quả nghiên cứu của dự án Hỗ trợ kỹ thuật quy hoạch ĐTX tại Việt Nam trên cơ sở hợp tác giữa Bộ Xây dựng và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA):

    Đô thị xanh là đô thị sử dụng tài nguyên bền vững, hiệu quả nhằm giảm phát thải khí nhà kính và có đủ khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và trong tương lai xây dựng đô thị xanh nhằm hướng tới tăng trưởng xanh, cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như duy trì tính bền vững, trong đó yếu tố cấu thành đô thị xanh bao gồm 3 thành tố chính: (1) Giảm khí nhà kính và đảm bảo nguồn hấp thụ khí thải; (2) Đảm bảo khả năng phục hồi của đô thị, giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH, đối phó hiệu quả với thiên tai; (3) Đảm bảo hiệu quả bền vững của tài nguyên, giảm lượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch, áp dụng năng lượng mới, quản lý chất thải và tài nguyên nước.

    - Theo Thông tư 01/2018/TT-BXD ngày 05/01/2018:

    Đô thị tăng trưởng xanh là đô thị đạt được tăng trưởng và phát triển kinh tế thông qua các chính sách và hoạt động đô thị nhằm giảm những tác động có ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên.

  • Tóm tắt: Bài viết hướng tới việc xác định thời điểm xuất hiện kiến trúc hiện đại ở Việt Nam và đặc điểm cơ bản của nền kiến trúc Việt Nam hiện đại luôn hướng tới dân tộc, đồng hành cùng dân tộc. Ngay cả dưới thời thuộc địa, mặc dù kiến trúc Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn của kiến trúc Pháp nhưng văn hóa bản địa vẫn hiện hữu và phát triển cùng với thời gian. Sau khi đất nước giành được độc lập rồi bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc, kiến trúc ở hai miền tuy có sự khác biệt nhất định song vẫn luôn hướng tới các giải pháp mang tính hiện đại nhiệt đới Việt Nam. Từ khi đất nước bước vào thời kỳ Đổi mới, nền kiến trúc nước nhà đã có bước tiến nhảy vọt, các xu hướng sáng tác trở nên đa dạng, đa sắc thái nhưng các giải pháp mang tính dân tộc và đáp ứng khí hậu bản địa vẫn luôn được lưu tâm.

  • Không gian công cộng (KGCC) là không gian chung của mọi người, khái niệm này được nhắc tới nhiều trong những năm gần đây ở Việt Nam. Sự hình thành, phát triển và thay đổi của KGCC phụ thuộc vào sự phát triển và đặc điểm của đời sống công cộng, vốn không giống nhau giữa các nền văn hóa khác nhau và ở các thời điểm khác nhau. Trên thực tế, nó đã được đề cập trongc ác phân tích về chính sách của các nước Châu Âu từ những năm 1970, mà tác giả chính là Hebermas, Kant. Theo Kant, KGCC được thiết lập từ thời đại Ánh sáng, là yếu tố trung gian giữa xã hội dân sự và chính quyền đô thị.

  • Quản lý đầu tư xây dựng là vấn đề lớn và rất phức tạp liên quan đến nhiều các chủ thể. Các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công thường xuyên xảy ra tình trạng chậm tiến độ và giá trị quyết toán vượt giá trị dự toán được duyệt. Vì vậy, xác định các nguyên nhân ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp hạn chế các nguyên nhân này là cần thiết. Dữ liệu thu thập bằng bảng khảo sát dựa trên các nguyên nhân gây ra việc tăng giá trị quyết toán so với dự toán được duyệt. Phần mềm SPSS được sử dụng với kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá, nghiên cứu đã xác định được 5 nhóm nhân tố chính gây ra việc chậm tiến độ thi công và tăng giá trị quyết toán so với dự toán được duyệt từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp.

Tìm theo ngày :