• Đề tài " Nghiên cứu, dự báo diễn biến môi trường và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường Hà Nội đến năm 2020" mã số KHCN 07.11 là 1 trong 5 đề tài của chương trình KHCN 07 được Hội đồng khoa học cấp Nhà nước nghiệm thu trong quý I/1999 và được đánh giá xuất sắc. Nhằm mục tiêu sớm đưa các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vào việc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, Bộ KH,CN&MT chủ trương chuyển giao kết quả nghiên cứu của các đề tài đã được đánh giá, nghiệm thu cho các tỉnh, thành phố có liên quan. Theo chủ trương trên, Ban chỉ đạo chương trình KHCN.07, Chủ nhiệm đề tài GS Phạm Ngọc Đăng đã bàn giao cho UBND thành phố Hà Nội trong tháng 9/1999 kết quả của đề tài với 6 tập tài liệu khoảng 1000 trang. Ông Hoàng Văn Huây, Thứ trưởng Bộ KH,CN&MT đến dự, GS Lê Quý An Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình đã bàn giao kết quả cho ông Lưu Minh Trị, phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội. Ông Lưu Minh Trị thay mặt UBND thành phố Hà Nội, cảm ơn Bộ khoa học, công nghệ và môi trường, Ban chỉ đạo Chương trình KHCN.07 và tặng bằng khen cho Ban chủ nhiệm đề tài KHCN.07.11, Tạp chí xin giới thiệu tóm tắt kết quả của đề tài.
  • Thông qua Dự án cấp nhà nước mang mã số P01-96 vừa mới được nghiệm thu đánh giá đạt loại xuất sắc, chúng ta đã nhập, làm chủ và ứng dụng thí điểm thành công công nghệ bê tông ứng lực trước trên một số công trình. Tuy còn một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết, nhưng có thể thấy đây là điểm khởi đầu cho việc ứng dụng rộng rãi công nghệ này trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp và dân dụng ở nước ta.
  • Thực hiện Chỉ thị 36/CT-TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường BVMT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Bộ xây dựng đã triển khai thực hiện kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm và BVMT tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành. Công tác điều tra hiện trạng môi trường đã được tiến hành tại các đơn vị cơ sở, các sở xây dựng các tỉnh/thành, các công ty, tổng công ty trực thuộc. Qua điều tra khảo sát, tổng hợp báo cáo của các đơn vị cho thấy toàn ngành có tới hơn 300 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, các công trường xây dựng thuộc các thành phần kinh tế có phát sinh ô nhiễm
  • Bê tông rỗng đượcdùng làm vật liệu lát đường, sân bãi, các công trình công cộng, nhưng có khả năng cho nước thấm qua và bổ sung vào nguồn nước ngầm, ngoài ra còn ngăn cản tiếng ồn do các phương tiện giao thông, ngăn cản hiện tượng tích nhiệt trong đô thị và đặc biệt là tạo ra được hiệu ứng đô thị xanh. Bên cạnh đó tác động bảo vệ môi trường của bê tông rỗng theo một cách định tính tốt hơn so với bê tông thông thường. Bởi vì lớp bề mặt băng bê tông rỗng cho phép không khí, nước và nhiệt độ có thể trao đổi một cách thuận tiện trong môi trường, nước có thể xâm nhập vào đất đựơc lưu trữ, xử lý và chảy đi.
  • Do những tiện ích và thói quen tiêu dùng nên các sản phẩm nhựa, đặc biệt là các bao bì nhựa đã và đang được dùng ngày càng nhiều. Điều đó dẫn đến lượng nhựa phế thải trong rác thải ngày càng lớn gây nên những sức ép lớn về môi trường. Để góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời tận dụng phế thải phục vụ sản xuất, vừa qua Viện Vật liệu Xây dựng VLXD đã đạt được một số kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong nghiên cứu tái chế nhựa phế thải làm VLXD.
  • Để thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng VLXD đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đảm bảo sản xuất sạch hơn, vừa qua Viện VLXD Bộ xây dựng đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất tấm lợp sử dụng sợi polyvinylalcol PVA thay thế amiăng - loại vật liệu sẽ không được sử dụng ở nước ta từ 01/01/2004 trong sản xuất tấm lợp. Kết quả đạt được là rất đáng khích lệ, tuy nhiên hiện nay còn 2 vấn đề tồn tại là tuổi thọ trong điều kiện khí hậu nóng ẩm và giá thành đang được Viện tập trung hoàn thiện.
  • Qua việc thực hiện Dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước P01-96, cho đến nay Viện khoa học công nghệ xây dựng đã nghiên cứu, tiếp thu, làm chủ và đưa vào áp dụng công nghệ bê tông ứng lực trước trong một loạt công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp ở nước ta đem lại hiệu quả nhiều mặt. Từ thành công của viện, bài học được rút ra trong việc chuyển giao công nghệ nước ngoài vào nước ta là cần có định hướng đúng đắn, mạnh dạn dám nghĩ dám làm vừa nghiên cứu tiếp nhận chuyển giao công nghệ vừa kết hợp ứng dụng thực tiễn và đào tạo đội ngũ cán bộ; có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tiếp nhận chuyển giao công nghệ và các cơ sở sản xuất.
  • Hiện nay trên địa bàn cả nước ta có khoảng 50 cơ sở sản xuất xi măng lò đứng sử dụng dây chuyền công nghệ thiết bị quy mô công suất 4 - 8 vạn tấn/năm nhập của Trung Quốc đang hoạt động. Sau một thời gian sử dụng, hệ thống điện tử, tự động hóa trong các dây chuyền của Trung Quốc đã bộc lộ nhiều nhược điểm, và tới đây chắc rằng nhu cầu về sửa chữa, thay thế không phải là nhỏ.
  • Đối với công trình, vật liệu cách ly trong đó có vật liệu che phủ là rất quan trọng bởi các chức năng duy trì năng lượng, phòng chống cháy, giảm tiếng ồn và tiết kiệm năng lượng cho các hệ thống sưởi và điều hoà không khí.
  • Nứt là một khuyết tật nặng của kết cấu bê tống cốt thép, nên càng tránh được thì tính năng cơ lý càng đảm bảo nhất là tuổi thọ càng được kéo dài.
  • Tổ chức Phát triển Năng lượng mới và Kỹ thuật Công nghiệp NECO Nhật Bản phối hợp với Công ty Tetsugen và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa giới thiệu hệ thống xử lý nước thải có chứa kim loại nặng bằng phương pháp trao đổi ion.
Tìm theo ngày :