Công nghệ bê tông rỗng vật liệu thân thiện với môi trường

Thứ năm, 13/10/2005 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Bê tông rỗng đượcdùng làm vật liệu lát đường, sân bãi, các công trình công cộng, nhưng có khả năng cho nước thấm qua và bổ sung vào nguồn nước ngầm, ngoài ra còn ngăn cản tiếng ồn do các phương tiện giao thông, ngăn cản hiện tượng tích nhiệt trong đô thị và đặc biệt là tạo ra được hiệu ứng đô thị xanh. Bên cạnh đó tác động bảo vệ môi trường của bê tông rỗng theo một cách định tính tốt hơn so với bê tông thông thường. Bởi vì lớp bề mặt băng bê tông rỗng cho phép không khí, nước và nhiệt độ có thể trao đổi một cách thuận tiện trong môi trường, nước có thể xâm nhập vào đất đựơc lưu trữ, xử lý và chảy đi.
Trong vài năm gần đây thì vấn đề bảo vệ nguồn nước đã thu hút được nhiều sự quan tâm để tìm kiếm một loại vật liệu đáp ứng được quá trình đô thị hoá đồng thời có thể khắc phục được những tác động xấu đến tự nhiên. Theo các nghiên cứu và đã áp dụng tại Nhật Bản và các nước Châu Âu, bê tông rỗng cốt liệu đá BTR là loại vật liệu thân thiện với môi trường đáp ứng được yêu cầu nêu trên, được dùng làm đường giao thông, bãi đỗ xe, sân bãi, công trình đô thị công cộng, taluy, mái dốc, bờ kè...
Bê tông rỗng là loại bê tông có cấu trúc lỗ rỗng hở liên tục, có độ rỗng 15 - 35%. Thành phần tương tự như bê tông thông thường, tuy nhiên đá được dùng có cùng cỡ hạt và chứa rất ít hoặc không dùng đến cát, những hạt đá có cùng kích thước được bao phủ và dính kết với nhau tại các vị trí tiếp xúc bằng lượng hồ xi măng đó là nguyên lý để tạo nên lỗ rỗng hở bên bên trong cấu trúc bê tông. Ngoài ra thì những lỗ rỗng hở này cho phép hơi lạnh từ đất bên dưới làm mát bề mặt của bê tông rỗng.
Bởi vì bê tông rỗng cho phép nước mưa thấm vào lớp đất bên dưới nên:
- Cây cối được cung cấp nước tự nhiên, giảm chi phí tốn kém cho hệ thống tưới nước.
- Nguồn nước ngầm được bảo vệ.
- Hiện tượng nưíơc chảy tràn được ngăn cản và chất lượng nước được cải thiện.
Mặc dù đây là bê tông có cấu trúc rỗng, nhưng vẫn đạt được cường độ và độ bền cần thiết. Hiện nay, việc sử dụng các loại phụ gia cho phép giảm lượng nước nhào trộn để cải thiện cường độ và độ bền, mặc dù vậy thì việc thi công tốt vẫn rất cần thiết để đảm bảo mối liên kết giữa các hạt cốt liệu với nhau trong khi vẫn đảm bảo độ rỗng cần thiết.
Cùng với sự phát triển của các đô thị lớn, những thành phố, đã tác động sâu sắc tới hệ thống dòng chảy tự nhiên và nguồn nước tại chỗ. Quá trình đô thị hoá làm thay đổi không chỉ đơn thuần về điều kiện vật lý mà cả điều kiện hoá học và sinh vật học của nguồn nước. Do lớp bao phủ bề mặt tại các khu đô thị như: đường sá, sân bãi, công viên, nhà cửa... được làm từ vật liệu không thấm đã làm chậm quá trình bốc hơi nước vào không khí để ngưng tụ thành mưa tức là ngăn cản vòng tuần hoàn nước tự nhiên và điều này là khởi đầu cho sự thay đổi về thời tiết. Đồng thời những lớp đát bên dưới bị làm chặt hơn, làm cho nước thay vì dễ dàng thấm vào đất và bổ sung vào nguồn nước tự nhiên thì lại chảy tràn trên bề mặt gây ra hiện tượng ngập úng, lầy lội tại các vùng đô thị.
Một biện pháp đơn giản để tránh hiện tượng này đó là ngưng việc sử dụng các loại bê tông thông thường để làm lớp vật liệu bao phủ bề mặt ngăn cản nước thấm vào lớp đất bên dưới, thay vào đó bằng bê tông rỗng, một loại vật liệu phục vụ cho sự phát triển bền vững góp phần vào việc xử lý, thu hồi và bảo vệ nguồn nước tại chỗ...
Tác giả: TS. Nguyễn Văn Chính, SV. Nguyễn Hoàng Duy. Khoa Kỹ thuật xây dựng, Trường ĐH Bách Khoa TP. HCM.

Nguồn: Theo báo cáo Tham luận tại Hội Thảo "Công nghệ mới" tháng 9/2005, tại TP. HCM
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)