Mặc dù còn nhiều khó khăn trong quá trình phát triển đô thị như cơ sở hạ tầng giao thông còn nhiều yếu kém, nguồn nhân lực tay nghề thấp và làn sóng di cư lao động. Sự phát triển gần đây của một số khu đô thị mới ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã mang lại những diện mạo mới mẻ và năng động cho một số đô thị trung tâm của vùng và thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư về một thị trường nhiều tiềm năng về khai thác và chế biến về nông- thuỷ sản, du lịch…Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu khả quan còn nhiều nguyên nhân khiến việc đầu tư xây dựng các khu đô thị mới trong vùng còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và đáp ứng được yêu cầu phát triển. Bài viết này đề cập đến định hướng phát triển của vùng, nêu lên thực trạng phát triển của một số khu đô thị mới tại một số tỉnh ĐBSCL và đưa ra những quan điểm đề xuất về phát triển khu đô thị mới trong tương lai nhằm khai thác đứng mức tiềm năng của địa phương và hướng tới một môi trường sống bền vững.
Với diện tích tự nhiên toàn vùng 40604,7 km2, dân số khoảng 17,27 triệu người (năm 2010), ĐBSCL được xem là một vùng trọng điển của nền nông nghiệp Việt Nam, đóng góp khoảng 18% GDP cả nước, 50% sản lượng lúa, 70% sản lượng trái cây, trên 52% sản lượng thuỷ sản; 90% sản lượng gạo xuất khẩu cả nước. Theo Quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến namư 2020 và tầm nhìn đến namư 2050 (QĐ số 1581/QĐ- TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 9/10/2009) định hướng phát triển của vùng ĐBSCL từ nay đến năm 2020 với các mục tiêu chính:
- Phát triển các đô thị mới có tính chất, chức năng dịch vụ phục vụ công nghiệp du lịch, thương mại gắn với đặc thù từng vùng.
- Phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao, công nghiepẹ tập trung chuyên môn hoá; hình thành các trục hành lang kinh tế công nghiệp và dịch vụ, tạo động lực cho các tỉnh trong vùng phát triển nhanh và bền vững.
- Phát triển các vùng du lịch, các trung tâm du lịch tầm quốc tế, quốc gia, gắn với đặc trưng văn hoá, đô thị và cảnh quan tự nhiên.
Từ định hướng phát triển có thể thấy phát triển đô thị, trong đó có xây dựng khu đô thị mới, là cơ sở quan trọng để đáp ứng nhu cầu về nhà ở, sinh hoạt, kinh doanh và dịch vụ phục vụ cho các khu chức năng đô thị (khu nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp, khu du lịch nghỉ dưỡng…). Mặt khác, việc hình thành khu đô thị mới là một trong những biện pháp hiệu quả để làm gảim sức ép lên khu đô thị hiện hữu về mặt mật độ dân số, cơ sở hạ tầng, cấu trúc xã hội, môi trường… Từ đó, tạo động lực phát triển cho toàn đô thị và góp phần vào tăng trưởng kinh tế toàn vùng.
Thực trạng về phát triển các khu đô thị mới ở một số tỉnh ĐBSCL
Khu vực ĐBSCL bao gồm 1 đô thị loại I trực thuộc Trung ương (TP. Cần Thơ), 3 đô thị loại II (TP. Mỹ Tho, TP. Long Xuyên, TP. Cà Mau), 10 đô thị loại III (tính đến 2010). Có tỷ lệ đô thị hoá là 22,8% , trong đó TP Cần Thơ là thành phố có tỷ lệ đô thị hoá cao nhất trong vùng với tỷ lệ 65,8%, các tỉnh còn lại tỷ lệ đô thị hoá khảong 19,6%. Chỉ số cho thấy mức độ đô thị hoá ở ĐBSCL còn thấp so với tỷ lệ trung bình của cả nước năm 2009 là 29,6% và chưa bằng tỷ lệ đô thị hoá của cả nước 10 năm trước (khoảng 24%).
Thực tế, trong vòng 10 năm trở lại đây, ở khu vực ĐBSCL cũng chỉ cso thành phố Cần Thơ, tỉnh Long An và tỉnh Kiên Giang là những địa phương co nhiều dự án khu đô thị mới với quy mô lớn và chức năng tổng hợp. Điển hình là khu đô thị Nam sông Cần Thơ rộng hơn 2.080 ha hiện được xem là khu đô thị mới lớn nhất tại ĐBSCL dự kiến là nơi ở cho khoảng 150 ngàn dân (đến 2030). Tỉnh Kiên Giang có khu đô thị mới lấn biển tại TP. Rạch Giá với quy mô toàn khu gần 570 ha đáp ứng nhu cầu ở cho khoảng 79 ngàn dân. Hay khu đô thị lấn biển Hà Tiên quy mô 96 ha. Ở tỉnh Long An cũng co khu đô thị trung tâm hành chính Long An khoảng 76,6 ha, khu đô thị mới E.City Tân Đức quy mô 348 ha. Ngoài ra còn có một số khu đô thị có chức năng chuyên ngành (như khu đô thị Dầu khí Cà Mau rộng 17,98ha là khu nhà dành cho cán bộ, công nhân viên cụm công nghiệp khí- điện- đạm Cà Mau…)
Hiện nay, do điều kiện quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và khu du lịch vùng ĐBSCL còn chưa được quy hoạch và triển khai hoàn chỉnh nên việc quy hoạch các khu đô thị mới có chức năng chuyên nàgnh cũng chưa phát triển đồng bộ. Qua nghiên cứu, khảo sát, một số khu đô thị mới ở ĐBSCL có thể thấy những mặt tích cực của quá trình phát triển các khuđô thị mới như: việc phát triển các khu đô thị mới đã tạo ra cơ hội lựa chọn chỗ ở tốt hơn cho người dân, góp phần thu hút các nhà đầu tư tạo động lực cho việc phát triển kinh tế- xã hội. sự xuất hiện của các khu đô thị đã mang đến những sắc thái mới cho các đô thị hiện hữu và tạo ra sự năng động cho nền kinh tế địa phương.
Bên cạnh những mặt tích cực, còn những tồn tại có thể được nhìn nhận như sau:
- Việc chọn lựa những mô hình quy hoạch cho các khu đô thị chưa thu hút ngừơi dân đến định cư (tạo công việc làm ổtn định và lâu dài), chưa tìm được hoặc không gắn với động lực phát triển kinh tế csinh cảu đô thị. Việc này liên quan đến việc dự báo về quy mô và khả năng phát triển của khu đô thị mới.
- Hình thức kiến trúc, cảnh quan đô thị chưa phù hợp với thói quen sinh hoạt và sắc thái của vùng đồng bằng (sinh thái vùng sông nước), hay nói cách khác lĩnh vực thiết kế đô thị chưa được quan tâm đúng mức, quá trình hình thành phát triển chưa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch đô thị và kiến trúc, cũng như chưa thể hiện được nét đặc thù của văn hoá địa phương.
- Hệ thống hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện, công viên, trung tâm văn hoá, giải trí, khu thể dục thể thao…) chưa được quan tâm đầu tư đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật. Mặt khác kết nối giữa khu đô thị mới và khu đô thị hiện hữu chưa tạo được sự hoàn chỉnh của cấu trúc không gian đô thị (tức là không gian công cộng, hệ thống cảnh quan cây xanh, không gian mở…).
- Chưa tìm được mô hình quản lý đô thị phù hợp (xem là một đơn vị hành chính độc lập hay một phần của cấu trúc hành chính hiện hữu) để có thể áp dụng rộng rãi cho các khu đô thị mới trong vùng.
Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn
Hiện nay, trên cả nước đã có hàng trăm khu đô thị mới đã và đang mọc lên nhưng rất ít trong số đó có thể xem là mô hình chuẩn mực để có thể thực hiện rộng rãi cho từng vùng miền. Từ thực tiễn đó, năm 2008 Bộ Xây dựng đã ban hành Bộ tiêu chí cho khu đô thị kiểu mẫu và là cơ sở để các khu đô thị mới trong tương lai hướng tới. Tiêu chí này mang tính chất lý luận được đúc kết từ thực tiễn phát triển đô thị của cả nước trong thời gian qua và có 2 khu đô thị đầu tiên trên cả nước được công nhận là khu đô thị Phú Mỹ Hưng (TP. HCM) và khu đô thị Linh Đàm (Hà Nội).
Vì vậy, việc nghiên cứu và xem xét các tiêu chí trên để áp dụng cho quá trình xây dựng các đô thị mới ở vùng ĐBSCL là rất cần thiết. Mặt khác, từ thực trạng khảo sát ở trên cho thấy cần có những mô hình đề xuất được việc xây dựng các khu đô thị mới đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Phát triển các khu đô thị mới phải phù hợp với mô hình kinh tế chủ lực của từng địa phương và chiến lược phát triển của vùng, lấy hiệu quả kinh tế- xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống là yêu cầu cao nhất, từng bước đưa vùng ĐBSCL phát triển theo đúng tiềm năng và điều kiện sinh thái đặc trưng vốn có.
- Áp dụng các nguyên tắc phát triển đô thị bền vững vào trong quy hoạch nhằm đảm bảo cho đô thị phát triển cân bằng về kinh tế, xã hội và môi trường đồng thời hạn chế thấp nhất tổn thất do tác động của biến đổi khí hậu mà trực tiếp là hiện tượng mực nước biển dâng và hiện tượng xâm mặn.
- Gắn kết chặt chẽ giữa thiết kế đô thị với quy hoạch khu đô thị và thiết kế kiến trúc, nâng cao hơn nữa vai trò của sông, rạch và mặt nước tự nhiên cũng như phát huy yếu tố bản địa trong giải pháp thiết kế khu đô thị để đảm bảo cho đô thị gắn với đặc trưng vùng ĐBSCL.
- Cần sự phối hợp đa ngành và cần thiết có thể huy động nguồn lực tổng hợp của xã hội: nhằm đảm bảo việc xây dnựg đô thị mới được đồng bộ từ hạ tầng kỹ thuật đến hạ tầng xã hội và đáp ứng yêu cầu phát triển theo từng giai đoạn, điều kiện cụ thể theo mô hình phát triển kinh tế đã được định hướng của từng địa phương tránh việc đầu tư dàn trải gây lãng phí tài nguyên và không khai thác hiệu quả nguồn nhân lực.
- Ngoài ra, việc xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, giáo dục và đào tạo đội ngũ nhân lực cần thiết nhằm phục vụ cho việc quản lý và vận hành khu đô thị (gắn với chính quyền đô thị) là việc làm cần thiết để đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân sống trong khu đô thị mới. Cùng hướng tới một đô thị năng động, quản lý thống nhất làm nền tảng và động lực để phát triển bền vững cho đô thị đó.
Kết luận
Quá trình đô thị hoá các đô thị trung tâm ở ĐBSCL đang đứng trước cơ hội lựa chọn mô hình phát triển cho các khu đô thị mới trong tương lai. Vì vậy, việc quy hoạch, thiết kế và xây dựng các khu đô thị mới cần được nghiên cứu một cách đầy đủ và thoả đáng, đảm bảo tính hiện đại, tính khả thi trong giai đoạn trước mắt và bền vững trong tương lai. Hơn nữa, việc phát triển các khu đô thị mới cần gắn kết hài hoà với các khu vực lân cận hiện có, hướng tới mục tiêu hình thành diện mạo kiến trúc riêng cho mỗi đô thị, thể hiện nét đặc trưng lịch sử- văn hoá và bản địa của từng địa phương trong khu vực.
Nguồn: Tạp chí Xây dựng, số 8/2011