Theo tính toán, cứ với 4,6 triệu tấn phôi thép/năm, hàng năm cácdoanh nghiệp thép sẽ đổ ra môi trường khoảng 598 - 828 nghìn tấn xỉthép. Bí lối ra cho lượng xỉ thép khổng lồ này, hàng loạt vụ việc viphạm về môi trường liên quan đến xỉ thép đã liên tục tiếp diễn. Tuynhiên, nếu đầu tư cho việc xử lý phế liệu này, đây sẽ là một nguồnnguyên liệu dồi dào làm phụ gia cho xi măng, bê tông nhẹ chưng áp…
Lợi ích kép từ xỉ thép
Hiện tại, hầu hết xỉ thải từ các nhà máy luyện thép đều buộc phải đem chôn lấp. Vì mọi cách xử lý khác đều bị xem là vi phạm và phạt rất nặng. Nhưng nhiều DN thép vẫn tiếp tục vi phạm do thiếu chỗ chôn lấp và cũng chưa có nhà máy tái chế nào đi vào hoạt động. Đây là một sự lãng phí rất lớn vì loại xỉ thải có thể xử lý để biến thành phụ gia xi măng, bê tông nhẹ chưng áp, sản phẩm thay thế cho hạt nix, hạt xỉ đồng hoặc cát để dùng cho việc làm sạch bề mặt kim loại của ngành công nghiệp đóng tàu. Các nhà khoa học đã so sánh xỉ thép giống như núi lửa phun trào, cho nên xỉ này rất tốt để thay cho các vật liệu tự nhiên.
Xỉ thép là loại phế liệu chứa nhiều khoáng chất, trong đó khoáng chất chính lại là thành phần của xi măng. Do đó, vật liệu làm từ xỉ thép tái chế thường được dùng cho thông và xây dựng các công trình công nghiệp, nó có chất lượng tốt và rẻ hơn nhiều so với sử dụng đá, nhất là việc cấp phối của nó rất tốt. Đặc biệt, theo phân tích tính toán, sản phẩm xi măng làm từ xỉ thép còn góp phần bảo vệ môi trường, có thể giảm phát thải tới 44% CO2 so với các sản phẩm xi măng thông thường.
Theo các quy định của pháp luật về môi trường, thì xỉ thép thuộc loại chất thải rắn công nghiệp thông thường, không gây nguy hại cho môi trường nhưng phải chôn lấp hợp vệ sinh chứ không được làm vật liệu san lấp do tính chất dễ bị ôxy hóa khi bị nước mưa tác động sẽ lại trở thành nguồn gây ô nhiễm. Nhưng xỉ thép có cấu trúc tinh thể tương tự, thậm chí tốt hơn cấu trúc đá tự nhiên, nên nếu được tận dụng và xử lý tốt, loại phế thải này có thể thay thế các vật liệu tự nhiên nhằm hạn chế khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên đất, đồng thời tạo việc làm cho người lao động, giảm chi phí quản lý chất thải... Thực tế, trên thế giới từ hàng trăm năm qua, xỉ thép đã được sử dụng trong xây dựng đường giao thông và các công trình công nghiệp.
Phát triển VLXD từ xỉ thép tái chế
Mới đây, Bộ Xây dựng đã có Công văn 31/BXD-VLXD gửi Cty CP Tài nguyên xanh về việc tái chế xỉ thép từ lò điện hồ quang thành VLXD, vật liệu làm đường giao thông hạn chế khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. Từ năm 2009, Cty này đã bắt đầu nghiên cứu về xỉ thép phát sinh từ các nhà máy thép trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phân tích, thí nghiệm thành phần và tính chất hóa lý của xỉ thép; khảo sát, tìm hiểu các công nghệ xử lý xỉ thép. Sau khi nghiên cứu, Cty đã được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đồng ý cho việc chạy thử nghiệm dự án tái chế xỉ lò điện hồ quang từ các nhà máy luyện thép trên địa bàn tỉnh.
Sau khi xử lý, xỉ thép có thể dùng làm phụ gia cho xi măng, nguyên liệu sản xuất vật liệu không nung như gạch block, bê tông xi măng cốt liệu… Dự án này có công suất 1 nghìn tấn/ngày và là dự án đầu tiên về tái chế xỉ thép tại Việt Nam được Bộ TN&MT thông qua.
Theo Vụ VLXD (Bộ Xây dựng), dự án này phù hợp với Chương trình phát triển vật liệu không nung đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt. Sản phẩm sau khi xử lý không gây ảnh hưởng môi trường, hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải theo chủ trương của Nhà nước. Dự kiến, dự án này sẽ đi vào hoạt động vào tháng 10/2011.
Ngoài dự án này, từ nhiều năm qua, xỉ thép từ KCN Thái Nguyên cũng đã được tái chế để làm nguyên liệu cho ngành Xây dựng, kể cả ngành sản xuất xi măng vì chất phụ gia trong luyện phôi thép là thành phần chính trong xi măng. Tuy nhiên, chưa có sự thẩm định và thông qua của Bộ TN&MT.
Theo Báo Xây dựng điện tử