M&A - công cụ để tái cấu trúc và phát triển doanh nghiệp

Chủ nhật, 17/01/2010 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
ThS.Phạm Ngọc Anh - P.TGĐ SOMECO SÔNG ĐÀM&A là xu thế của kinh tế hiện đạiM&A là viết tắt của Merger (hợp nhất) và Acquisition (sáp nhập hay thâu tóm). Hợp nhất là hành vi các công ty hợp lại thành một công ty mới có quy mô lớn hơn. Sáp nhập là một công ty mua lại công ty khác, qua đó chỉ huy các họat động SXKD.Xu hướng quản trị hiện đại tách biệt quyền sở hữu và quản lý, nhưng thực chất quyền sở hữu có ý nghĩa quyết định trong việc bầu Hội đồng quản trị và qua đó lựa chọn người quản lý, đồng thời quyết định chiến lược phát triển, phương án phân chia lợi nhuận và xử lý tài sản của công ty. Như vậy M&A giải quyết vấn đề sở hữu công ty, tức là quyết định luôn vấn đề quản lý phát triển.M&A ngày càng đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hiện đại, các thông tin về M&A là những thông tin nổi trội trên các phương tiện báo chí tại các nước phát triển.  Tổng lượng tiền trong các vụ sáp nhập nổi tiếng thực sự là rất lớn. Ví dụ như, thương vụ thâu tóm công ty Đức Mannesman bởi  công ty Anh Vodafone trong năm 2000 được định giá là 183 tỷ USD. Hợp đồng này được tạo ra từ công ty lớn nhất niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán London, và là công ty lớn thứ 4 trên thế giới.

Động lực các công ty sáp nhập và thâu tóm

Có vô số lý do tại sao một công ty lại chọn để sáp nhập hay bị thâu tóm bởi một công ty khác. Đối với các công ty trong môi trường cạnh tranh khốc liệt thì M&A có thể giúp họ chống đở được các công ty lớn hơn. Như vậy cạnh tranh thúc đẩy M&A, và M&A càng khiến cuộc cạnh tranh gay gắt hơn. Các nghiên cứu cho thấy có 5 động lực chính :

Hợp lực thay cạnh tranh: sáp nhập giữa các công ty vốn là đối thủ sẽ làm giảm cạnh tranh, giúp tăng hiệu quả kinh doanh. Thí dụ ngày 23/3/09 Hai công ty năng lượng khổng lo của Canada là Suncor Energy Inc. và Petro-Canada đã thông báo đạt được thoả thuận sáp nhập thành một tập đoàn mới với giá trị thị trường lên tới 43,3 tỷ CAD (35 tỷ USD).

Nâng cao hiệu quả: Thông qua M&A các công ty có thể tăng cường hiệu quả kinh tế nhờ quy mô gộp thị phan, giảm chi phí và bổ sung tích hợp các nguon lực  của nhau như thương hiệu, thông tin, bí quyết, dây chuyen công nghệ, cơ sở khách hàng. Thí dụ trong giai đoạn khó khăn của ngành hàng không, Delta Air Lines (Mỹ) đã mua lại Northwest Airlines với giá 2,9 tỷ USDtrở thành hãng hàng không lớn nhất thế giới hiện nay với 75.000 nhân viên và lịch bay tới 375 thành phố. Hãng này có khả năng tăng doanh thu khoảng 2 tỷ USD/năm do cắt giảm chi phí và mở rộng quy mô.

Tăng quy mô nhanh chóng và thống lĩnh thị trường : Các công ty đang họat động hiệu quả thường muốn mau chóng tăng quy mô để chiếm lĩnh thị trường không chỉ trong ngành kinh doanh của mình mà còn nhảy vào các ngành đang có tiem năng klhác. Những tập đoàn như GE của Mỹ, Chungho Holdings của tỷ phủ Li Ka Shing của Hongkong,  là những ví dụ điển hình.

Giảm chi phí gia nhập thị trường: ở những thị trường có sự đieu tiết mạnh của chính phủ, việc gia nhập thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng nhieu đieu kiện khắt khe, hoặc chỉ thuận lợi trong một giai đoạn nhất định, thì những công ty đến sau chỉ có thể gia nhập thị trường đó thông qua thâu tóm những công ty đã hoạt động trên thị trường. Những ngành như sản xuất Bia, ngành bảo hiểm, sản xuất Ôto của Việt Nam có sự bảo hộ rất mạnh, do vậy các công ty nước ngòai muốn nhảy vào thường chọn hình thức M&A.

Thực hiện chiến lược đa dạng hóa và dịch chuyển trong chuỗi giá trị: Nhieu công ty chủ động thực hiện M&A để hiện thực hóa chiến lược đa dạng hóa sản phẩm hoặc mở rộng thị trường của mình. Khi thực hiện chiến lược này, công ty sẽ xây dựng được cho mình một danh mục đau tư cân bằng hơn nhằm tránh rủi ro phi hệ thống. Các Tập đoàn Thép Trung Quốc đang tìm các mua các công ty khai thác Mỏ cua Uc và Nam Phi là thí dụ ve động lực này.

HOẠT ĐỘNG M&A CỦA VIỆT NAM CÓ SÔI NỔI NHƯNG QUY MÔ CÒN NHỎ.

số liệu nghiên cứu năm 2007, VN có hơn 90 vụ sáp nhập và mua lại với giá trị giao dịch hơn 1,7 tỉ USD nhưng năm 2008 chỉ có gan 40 vụ sáp nhập và mua lại trị giá gan 350 triệu USD. Tính đến thời điểm hiện nay đa số các vụ M&A đáng kể đeu có yếu tố nước ngoài như vụ Daiichi Nhật Bản mua lại toàn bộ Công ty bảo hiểm nhan thọ Bảo Minh CMG, Prudential mua lại cổ phan của Công ty GreenFeed (Vietnam) Co. Ltd. Công ty Asia Pacific Breweries Ltd (APB)  mua 80% cổ phan của Công ty TNHH VBL Quảng Nam - công ty liên doanh với Công ty Xây dựng điện Quảng Nam...   Trường hợp doanh nghiệp trong nước mua lại doanh nghiệp nước ngoài như Kinh Đô mua kem Wall’s, Vinabico-Kotobuki Vietnam hay Công ty cổ phan ANCO, một tập đoàn thực phẩm và đo uống của các nhà đau tư tư nhân VN, chính thức cong bố mua lại nhà máy sữa của Nestlé tại Ba Vì, Hà Tây là khá hiếm. Mặc dù họat động M&A diễn ra khá sôi nổi trong vài năm gam đây, xuất hiện nhieu trang web phục vụ mua bán doanh nghiệp cũng như nhieu công ty luật tư vấn trong lĩnh vực này. Tuy nhiên nếu so với thế giới thì các thương vụ M&A của VN còn quá thấp, và không có xu hướng tăng như kỳ vọng của các nhà phân tích, so với Trung quốc chỉ riêng ngành bán lẻ trong năm 2005 họat động M&A có tổng giá trị khoảng 52,2 tỉ USD, gấp 100 lan họat động M&A năm 2008 của VN.

Có nhiều lý giải cho việc quy mô M&A của Việt Nam còn khá èo uột như hành lang pháp lý, tập quán văn hóa, thiếu vắng ngân hàng đau tư để hỗ trợ. Tuy nhiên, nguyên nhân cốt cán là do nen kinh tế thị trường vẫn còn hạn chế và thị trường chứng khoán chưa vượt qua khỏi giai đọan “miền tây hoang dã” với nhiều bất ổn.

Trong việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp thì công nghệ – thương hiệu – thị phan là 3 yếu tố quan trọng. Hiện nay yếu tố thương hiệu và công nghệ của Việt Nam chưa được pháp luật bảo vệ đúng mức. Vấn nạn hàng gian – hàng giả đang làm đau đau các doanh nghiệp, còn công nghệ thì gan như là trận địa bỏ trống trong bảo vệ bản quyen. Đối với thị phan tại VN, chỉ có những công ty quy mô lớn thì mới có ý nghĩa, còn các công ty nhỏ thì thị phan rất bất ổn, khó xác định. Như vậy những giá trị tạo lên động lực chính của M&A tại Việt Nam còn rất yếu, khiến cho họat động M&A hiện nay chủ yếu là mua lại tài sản của doanh nghiệp.

Một nguyên nhân rất can suy ngẩm cho họat động M&A còn ít được chọn lựa là các doanh nghiệp lớn đang có xu thế phát triển thành tập đòan theo cách liên tục lập công ty mới ở nhieu lĩnh vực. Đieu này trái ngược với tiến trình phát triển của các tập đòan nước ngòai chủ yếu là mua lại các công ty trong những ngành họ quan tâm. Việc lập công ty mới có nhieu bất lợi hơn mua lại công ty đang họat động ở các điểm phải mất một thời gian mới hòan thiện sản phẩm và thâm nhập thị trường, cũng như phải tuyển chọn và huấn luyện đội ngủ nhân sự mới. Tuy nhiên lập công ty mới có thể đem lại quyen lợi cho Hội đong quản trị và Ban đieu hành thông qua đau tư mới, bổ nhiệm người thân quen và lãnh đạo công ty, và nhất là lúc TTCK đang hot, việc lập công ty mới bán cổ phan cao hơn mênh giá sẽ mang lại siêu lợi nhuận mặc dù công ty mới chỉ trên giấy phép.

HỌAT ĐỘNG M&A CỦA VIỆT NAM SẼ PHÁT TRIỂN MẠNH VỚI HAI LÀN SÓNG TỪ TẬP ĐOÀN NHÀ NƯỚC VÀ CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SAU KHỦNG HOẢNG

Mặc dù họat động M&A của Việt Nam đang còn nhỏ hẹp, nhưng tình hình kinh tế hậu khủng hỏang, cùng với sự cấu trúc lại doanh nghiệp để tăng năng lực cạnh tranh thì tiến trình M&A sẽ được đẩy mạnh trong giai đọan tới với hai làn sóng từ tập đòan nhà nước và từ các công ty cổ phan.

Xét ve các tập đòan nhà nước,  năm 2007 cùng với sự đẩy mạnh phát triển tập đòan và TTCK tăng trưởng nóng đã khiến các tập đoàn, tong công ty đua nhau góp vốn, thành lập các công ty mới; mà đa phan là có chức năng giống nhau như các công ty thuộc họ Sông Đà, các công ty của Vinashin. Theo thống kê của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ương, năm 2007 việc mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh đã làm tăng nhanh số lượng DN thành viên của các tập đoàn kinh tế nhà nước. So với năm 2006, số lượng công ty con tăng 10% (68 công ty) và công ty liên kết tăng 39% (184 công ty)… Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam trong năm 2007  đã tăng tới 43 công ty con và 111 công ty liên kết; Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam tăng 21 công ty con. Tập đoàn Dau khí Việt Nam cũng hình thành nhieu công ty mang tên PV có lĩnh vực hoạt động khá giống nhau như PVI Finance, roi PVFC Finance hay Petroland, roi PVFCland…

Hiện nay khi thị trường chứng khóan đã hạ nhiệt và khủng hỏang kinh tế, việc huy động vốn rất khó khăn nếu không có dự án tốt. Do đó các công ty được lập vừa thiếu vốn, vừa phải cạnh tranh với nhau, xuất hiện những rủi ro ve cho vay nội bộ, đau tư chéo và tăng chí phí. Đien này khiến các Tập đòan và Tổng công ty nhà nước phải tái cấu trúc lại theo hướng sáp nhập các công ty cùng ngành nghe chức năng. Theo thông tin từ Tập đòan Dầu Khí VN đã có chiến lược sáp nhập các công ty cùng ngành nghề như các công ty về bất động sản, các công ty về dịch vụ tài chính. Đây là hướng đi thích hợp để thu gọn cấu trúc và tăng năng lực của các công ty thành viên.

Đối vời các công ty cổ phần thì giai đọan hậu khủng hỏang sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh nhưng cũng sẽ xuất hiện sự cạnh tranh rất mạnh từ các công ty nước ngòai. Chiến lược quan trọng trong việc giành thị phần là nhanh chóng tăng năng lực và quy mô công ty. Các công ty nhỏ cần có sự hỗ trợ của công ty lớn, ngược lại các công ty lớn cũng cần có các công ty vệ tinh để khai thác chuổi giá trị gia tăng từ sản xuất hàng hóa đến tiêu dùng. Ngòai ra trong những lĩnh vực cần vốn lớn như bất động sản thì xu hướng sáp nhập sẽ giúp tăng hiệu ứng tích hợp vốn và dự án. Việc sáp nhập công ty Ciment Hà Tiên 1 và Hà Tiên 2 để tăng năng lực đón đầu với tình hình cạnh tranh gay gắt của thị trường ciment khi cung đã vượt cầu thể hiện vai trò của M&A trong việc tái cấu trúc các công ty.

Xét về nhu cầu tăng năng lực cạnh tranh thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu bức thiết và hình thức M&A là một lựa chọn quan trọng. Tuy nhiên với cung cách quản lý kiểu gia đình, tổ chức vốn không  theo dạng cổ phần đại chúng là những hạn chế rất lớn cho việc sáp nhập. Chỉ có những công ty quyết tâm đổi mới quản lý theo hướng hiện đại và tìm cách liên kết với các công ty lớn mới có thể tái cấu trúc thành công để đón đầu cơ hội kinh tế tăng tốc sau khủng hỏang. Còn nhiều công ty nhỏ khác sẽ càng gặp khó khăn trong cạnh tranh tranh và việc thua trận đã được báo trước.

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)