Một số xu thế phát triển trong khai thác không gian ngầm của thế kỷ 21

Thứ năm, 16/02/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
1. Các giai đoạn phát triển công trình ngầm Tại các hội thảo quốc tế tổ chức vào tháng 9 năm 1998 ở Saint Peterburg với khẩu hiệu: Thành phố ngầm - Địa kỹ thuật và kiến trúc, ở Oslo, Nauy vào tháng 7 năm 1999 với khẩu hiệu Những thành tựu cho thế kỷ 21 và ở Matxcova vào tháng 3 năm 2000.
Xây dựng ngầm ở Nga trên thềm thế kỷ 21: thành tựu và viễn cảnh; ở Singapore vào tháng 5 năm 2004 Lợi ích của đô thị ngầm đã thảo luận và chỉ ra xu thế phát triển trong khai thác không gian ngầm ở các đô thị lớn về các mặt quy hoạch - kiến trúc, môi trường, công nghệ và quản lý khai thác. Người ta đã điểm qua một số công trình tiêu biểu ở các nước phát triển Mỹ, Pháp, Anh, Nhật, Nga, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan.... Dựa trên các tài liệu này có thể chia quá trình phát triển trong xây dựng ngầm làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Đặc trưng bằng quá trình đặt nền móng cho việc khai thác không gian ngầm, nó bắt đầu từ cổ đại và kéo dài đến thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19. Trong thời kỳ này không gian ngầm đô thị được sử dụng để đặt các đường cấp thoát nước, bảo quản hoa quả và đồ dùng quý giá, nhiều khi để người dân sống tạm, để cho các nghi lễ văn hoá cũng như cho mục đích quốc phòng.
Các đô thị của nước ta hiện nay còn chưa thật sự kết thúc giai đoạn 1.
- Giai đoạn 2: Kéo dài đến thế kỷ 20 liên quan đến sự phát triển công nghiệp và thương mại trong các đô thị thế giới với việc chuyển đổi chúng thành các đô thị khổng lồ và theo đó cần phát triển hệ thống giao thông. Ở giai đoạn này việc khai thác không gian ngầm đô thị theo hướng nhất định: xây dựng tuyến cho thông tin, những đường tàu điện ngầm đầu tiên, mạng lưới kỹ thuật ngầm đô thị, các kho và công trình bảo quản ngầm, các hầm trú ẩn cho người dân.
Các khu đô thị mới của Việt Nam hiện đang được xây dựng ở Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh cũng bắt đầu tiếp cận với giai đoạn này.
- Giai đoạn 3: Đó là giai đoạn hiện nay, được gọi là thế hệ mới của công trình ngầm đô thị, nó đang là một hiện trường để áp dụng hàng loạt các sơ đồ công nghệ mới cũng như truyền thống có giá trị để xây dựng công trình ngầm với trình độ kỹ thuật tiên tiến nhất. Những kiến trúc và thiết kế hiện đại, những giải pháp cấu tạo, quy hoạch lập thể và kỹ thuật công trình mới - nét đặc trưng của công trình ngầm thế hệ mới.
Nước ta có lẽ cần học tập kinh nghiệm của thế giới để và ngay giai đoạn này theo phương châm Đi tắt, đón đầu chăng?

2. Những nguyên tắc xây dựng đô thị trong tương lai
a/ Khai thác tổng thể không gian ngầm có xét đến vùng chức năng khu vực đô thị
Sử dụng tổng hợp không gian ngầm chỉ có thể được đảm bảo trong điều kiện tổ hợp thiết kế, xây dựng và sử dụng công trình ngầm.
Tính tổng hợp trong thiết kế yêu cầu soạn thảo các đề xuất về khai thác không gian ngầm trên tất cả các giai đoạn thiết kế đô thị bắt đầu từ dự báo phát triển trung tâm đô thị đến thiết kế từng công trình riêng biệt. Cách đi đó cho phép đảm bảo sử dụng hợp lý không gian ngầm trong phạm vi toàn bộ khu vực nghiên cứu. Trong đó cần tuân thủ tính thừa kế của các giải pháp, nguyên tắc đã lựa chọn trong từng giai đoạn thiết kế tiếp theo.
Tính tổng thể của việc xây dựng các công trình ngầm cho phép đảm bảo nhận được hiệu quả kinh tế và xây dựng đô thị nhanh chóng và đầy đủ. Yêu cầu đó đặc biệt quan trọng cho những trường hợp khi có một số công trình ngầm tạo nên hệ thống chức năng thống nhất. Ví dụ, hàng loạt liên kết ngầm tạo nên khu vực đường trục chuyển động liên tục.
Tính tổng thể sử dụng không gian ngầm trong các công trình cụ thể được đảm bảo bằng tính toàn vẹn của giải pháp quy hoạch - chức năng công trình ngầm, bằng sự thống nhất giải pháp quy hoạch - chức năng và quy hoạch không gian một phần công trình ngầm và công trình trên mặt đất.
b/ Phần vùng quy hoạch - chức năng không gian ngầm
Trên cơ sở phân vùng quy hoạch - chức năng không gian ngầm trong tỷ lệ trung tâm đô thị có sự phân vùng chủng loại công trình, cường độ sử dụng khác nhau và danh mục khác nhau bố trí không gian ngầm.
Khi phân vùng tương ứng của không gian ngầm cần tính đến ý nghĩa chức năng khu vực, đặc điểm xây dựng, sự cân nhắc bố cục - kiến trúc, độ đông đúc, tính khả thi và sự cân nhắc về kinh tế - kỹ thuật.
c/ Sự phân chia những định hướng cơ bản trong việc sử dụng không gian ngầm
Theo quan điểm cấu trúc quy hoạch trung tâm đô thị, những hướng cơ bản trong việc sử dụng không gian ngầm là:
- Sử dụng tích cực không gian ngầm trong những vùng đông dân nhất;
- Sử dụng tích cực không gian ngầm theo những đường trục chính của trung tâm đô thị.
d/ Phân vùng theo chiều đứng không gian ngầm
Phân vùng theo chiều đứng được đề xuất trên cơ sở đánh giá địa chất công trình, địa chất thủy văn và kinh tế, cần xác định cao độ hợp lý nhất để bố trí các công trình tương ứng và các mạng kỹ thuật bố trí trong không gian ngầm.
e/ Sử dụng công trình ngầm nhiều mục tiêu
Đầu tiên, sử dụng công trình ngầm nhiều mục tiêu cần được dự kiến các công triìn có ý nghĩa đặc biệt. Có kết cấu tăng cường cho trường hợp đặc biệt, những công trình này có thể thực hiện chức năng bình thường trong những thời gian còn lại.
f/ Bảo tồn những tượng đài kiến trúc - lịch sử
Sử dụng không gian ngầm là một trong những biện pháp xây dựng đô thị hướng tới bảo tồn các tượng đài kiến trúc - lịch sử trung tâm đô thị.,
g/ Sự phát triển tĩnh tiến không gian ngầm trong mối liên kết với sự phát triển trung tâm đô thị
Phát triển hệ thống công trình ngầm cần dựa trên chương trình dài hạn trong khai thác không gian ngầm thống nhất với định hướng phát triển tổng hợp dài hạn trung tâm đô thị. Trong nội dung chương trình đó cần có sự tìm tòi những giải pháp tối ưu cho hiệu quả kinh tế - xã hội và xây dựng đô thị lớn nhất trong từng giai đoạn của các biện pháp nối tiếp nhau về khai thác không gian ngầm.
h/ Các điều kiện vệ sinh - môi trường khai thác không gian ngầm
Các điều kiện vệ sinh - môi trường khai thác không gian ngầm cần xác định điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động kinh tế và đời sống nhân dân trung tâm đô thị.
i/ Tính luận cứ của sự khai thác không gian ngầm
Khai thác không gian ngầm cần được lý giải bằng sự đánh giá xây dựng đô thị tổng hợp về tính hiệu quả của giải pháp đề xuất. Trong đó, đánh giá tính hiệu quả cần bảo quản các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và xây dựng đô thị.
' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.2638.282' />

3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc khai thác không gian ngầm
Qua phân tích, các chuyên gia hàng đầu trên thế giới chỉ ra rằng không gian ngầm là nguồn lực quan trọng nhất của quốc gia nhờ tính hiệu quả của nó, đó là do:
- Ngày càng tăng diện tích đất trống trên mặt đất để dùng cho các mục đích kinh tế quốc dân;
- Sự cần thiết đảm bảo an toàn của sản xuất và ổn định các bể chứa ngầm đã khai thác lâu dài, tạo ra các nhà máy điện hạt nhân ngầm;
- Thiệt hại, tổn thất ngày càng tăng khi phải bảo vệ môi trường các công trình trên mặt đất và khu công nghiệp;
- Thiếu vắng sự lựa chọn cho việc khai thác không gian ngầm của các đô thị lớn;
- Cho ta khả năng khai thác không gian ngầm có kể đến các tính chất khác nhau của môi trường đất đá.
Đối với mỗi loại công trình ngầm có cách đánh giá hiệu quả kinh tế khác nhau. Ví dụ đối với tàu điện ngầm công thức đánh giá hiệu quả kinh tế chung có dạng:
Echung = E st + E et + E er + E kv + E vs + E dp + Ev + E u + En
Trong đó:
E st - hiệu quả do tăng giá trị đất đô thị ở vùng có tàu điện ngầm đi qua, giá đất và giá nhà tăng tính cụ thể cho từng đô thị
E et - hiệu quả do tiết kiệm đất đai; tàu điện ngầm chiếm diện tích 100 lần ít hơn so với diện tích giao thông bộ trên mặt đất tính cho từng đô thị cụ thể
E er - hiệu quả giảm chi phí khai thác so với giao thông trên mặt đất trung bình khoảng 18%
E kv - hiệu quả do giảm đầu tư cơ bản trong giao thông trên mặt đất trung bình khoảng 7,5%
E vs - hiệu quả do không có chất độc hại thải vào không khí tàu điện ngầm là dạng giao thông sinh thái sạch và giảm tiếng ồn giao thông trung bình khoảng 5%
E dp - hiệu quả do giảm tai nạn giao thông trung bình khoảng 3,5%
Ev - hiệu quả do tiết kiệm thời gian di chuyển tốc độ khai thác tàu điện ngầm 42km/giờ, còn giao thông trên mặt đất 15 km/giờ và nâng cao tiện nghi đi lại trung bình 38%
E u - hiệu quả do giảm nệt mỏi do đi lại trong tàu điện ngầm trung bình khoảng 28%
En - thu nhập trực tiếp khi tàu điện ngầm hoạt động xác định bằng tính toán theo hoạt động khai thác.
Kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng không có sự ủng hộ/ tài trợ ổn định của nhà nước thì không thể phát triển được hệ thống giao thông ngầm.

Nguồn tin: T/C Người Xây dựng, số tháng 1+2/2006
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)