Hiện trạng công nghệ xử lý chất thải đô thị công nghiệp của Việt Nam và giải pháp phát triển

Thứ ba, 04/04/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Ở Việt Nam những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng và phổ biến dẫn tới suy thoái môi trường đất, nước, không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớn lượng chất thải rắn và nước thải ngày càng gia tăng. Mặc dù số lượng các nhà máy đã xây dựng trạm xử lý chất thải tăng lên trong những năm gần đây nhưng hiện trạng ô nhiễm vẫn chưa được cải thiện.
Để cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, Chiến lược bảo vệ môi trường Việt Nam từ 2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020 đã nêu rõ phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường kết hợp với xử lý ô nhiễm môi trường là một trong những yếu tố chủ chốt. Ngoài công tác nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, các công nghệ xử lý chất thải, nước thải là một trong những hướng phát triển ưu tiên hàng đầu kết hợp với các công nghệ thân môi trường tạo đà cho phát triển bền vững. Một số công nghệ xử lý chất thải đô thị công nghiệp đang sử dụng tại Việt Nam:
- Công nghệ xử lý chất thải - xử lý cuối đường ống
- Công nghệ chôn lấp rác thải đô thị
- Công nghệ chế biến rác đô thị thành phân vi sinh và sản phẩm nhựa
+ Công nghệ Seraphin: 80-100 tấn/ngày. Do Công ty Cổ phần công nghệ Môi trường xanh thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành. Nhà máy xử lý rác Đông Vinh tại thành phố Vinh-Nghệ An
+ Công nghệ ASC: 80 - 100 tấn/ngày. Do Công ty cổ phần Kỹ nghệ Anh Sinh thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành. Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương tại thành phố Huế. Hiệu quả đạt được: 85 -90% rác thải được chế biến và tái chế; 10 - 15% rác thải chôn lấp; không phát sinh nước rỉ rác.
- Lò đốt chất thải y tế nguy hại
- Lò đốt chất thải công nghiệp nguy hại.
Ví dụ: Lò đốt CEETIA -CN 150 tại Bãi rác Nam Sơn có:
+ Buồng đốt đa cấp: buồng sơ cấp nhiệt độ 800-8500C, buồng thứ cấp nhiệt độ 1000 - 10500C; + Hạ nhiệt độ khói thải nhanh trước khi thải qua ống khói để tránh Dioxin/Furan tái sinh;
+ Xử lý khói đa cấp: Lọc bụi, hấp thụ hơi axit và hấp thụ Dioxin/Furan;
+ Vận hành tự động hoặc bán tự động
+ Công suất 150kg/h.
- Công nghệ xử lý nước rác của các bãi chôn lấp rác.
- Công nghệ xử lý nước thải tập trung của các đô thị
- Công nghệ xử lý nước thải của các khu công nghiệp
- Công nghệ xử lý khí thải SO2 công nghiệp: Số lượng các nhà máy có xử lý SO2 còn rất ít.
- Công nghệ xử lý bụi trong khí thải lọc bụi:
+ Công nghệ Xiclon của Viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ Lao động áp dụng ở Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí.
+ Công nghệ lọc bụi tĩnh điện ESP của Công ty Phát triển và Đầu tư công nghệ cao Hitech JSC đã lắp đặt 4 bộ cho Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí.

Đánh giá chung về công nghệ xử lý chất thải của Việt Nam
- Về loại hình: Công nghệ xử lý chất thải của Việt Nam tự thiết kế và chế tạo đã tương đối đủ các loại hình có tính phổ biến để xử lý chất thải rắn, nước thải và khí thải.
- Về trình độ công nghệ: Đáp ứng tiêu chuẩn môi trường Việt Nam; Đạt trình độ trung bình của thế giới, cá biệt có công nghệ xử lý rác thải đô thị Seraphin hay ASC còn có hiệu quả xử lý hơn công nghệ của nước ngoài.
- Về vận hành và bảo dưỡng: Đáp ứng yêu cầu Việt Nam tự vận hành và bảo dưỡng, kể cả công nghệ của nước ngoài áp dụng ở Việt Nam.
- Về giá thành: Tối đa chỉ bằng từ 1/2 đến 2/3 giá thành công nghệ nhập ngoại.
- Về tình trạng sản xuất thiết bị, công nghệ: Còn ở tình trạng cá thể, đơn chiếc, chưa có sản xuất chế tạo công nghệ môi trường hàng loạt hay là công nghiệp hoá, phần lớn là do các Viện, các Trung tâm, các Công ty Tư vấn thiết kế chế tạo theo các hợp đồng cụ thể, chưa có các hãng sản xuất chuyên nghiệp, chưa có thương hiệu công nghệ môi trường Việt Nam.

Những trở ngại của phát triển công nghệ môi trường
- Chưa hình thành thị trường công nghệ môi trường nội địa: Nhu cầu thì có, nhưng để thực hiện nhu cầu cần phải có vốn. Vốn đầu tư cho môi trường ở nước ta còn rất hạn chế. Khả năng cung thì có, nhưng chưa có sản phẩm công nghiệp và thương hiệu để bán.
- Chưa có các nhà Tư bản đầu tư sản xuất kinh doanh về thiết bị công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường.
- Đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ môi trường còn yếu và còn thiếu, đặc biệt là chuyên gia ở độ tuổi sung sức 30-50.
- Chế tài chuyển giao công nghệ mới đã nghiên cứu thành công từ người đơn vị nghiên cứu, tư vấn, cho các nhà sản xuất kinh doanh công nghệ môi trường chưa hoàn thiện.

Kiến nghị các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghệ môi trường
1. Tăng đầu tư cho công tác Bảo vệ môi trường:
- Vốn ngân sách: Nhà nước đã giành 1% ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường từ 2006 và đến 2010 là 2%. Đây là cơ hội rất tốt để phát triển công nghệ môi trường, nhất là đối với xử lý chất thải công cộng, xử lý nước thải, chất thải rắn đô thị,... Mong muốn rằng trong khoản ngân sách này sẽ giành một phần thích đáng cho phát triển công nghệ môi trường.
- Vốn ODA: Vốn vay cũng cần giành một phần cho sự nghiệp bảo vệ môi trường và trong đàm phán các dự án về môi trường cần ưu tiên sử dụng công nghệ môi trường Việt Nam, trừ trường hợp công nghệ môi trường Việt Nam chưa đáp ứng.
- Vốn viện trợ không hoàn lại: Hoàn toàn phụ thuộc người cho.
2. Thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ Môi trường, đặc biệt là áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường:
Phí nước thải đã có, phí khí thải chưa có, phí chất thải rắn, đặc biệt là chất thải nguy hại chưa có. Chuyển từ phạt hành chính đối với vi phạm Luật Bảo vệ Môi trường thành phạt kinh tế.
Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường có tác dụng thúc đẩy các chủ doanh nghiệp tính toán lợi ích kinh tế để đầu tư lắp đặt trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường.
3. Khuyến khích các dự án đầu tư sản xuất các trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường:
- Khuyến khích về giảm giá tiền thuê đất;
- Khuyến khích về ưu đãi thuế;
- Khuyến khích về cho vay vốn đầu tư.
4. Xây dựng chế tài hợp lý, hai bên cùng có lợi trong việc chuyển giao kết quả nghiên cứu chế tạo công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường từ các bên đơn vị nghiên cứu, tư vấn sang các nhà sản xuất kinh doanh.
5. Chú trọng đào tạo các chuyên gia về công nghệ môi trường.
- Nâng cao chất lượng đào tạo kỹ thuật đối với ngành công nghệ môi trường ở các trường Đại học.
- Nâng cao chất lượng đào tạo các chuyên gia về công nghệ môi trường ở trình độ thạc sỹ và tiến sỹ.
- Gửi các sinh viên giỏi, các kỹ sư giỏi đến các nước phát triển để học đại học, thạc sỹ và tiến sỹ về công nghệ môi trường.
6. Xây dựng cơ chế thẩm định công nghệ môi trường quốc gia.
a Xây dựng các cơ chế chính sách thẩm định
b Thành lập Hội đồng chuyên gia: Lựa chọn đúng chuyên gia, am hiểu chuyên môn, có tác phong làm việc khách quan và khoa học.
c Lượng hoá đánh giá từng loại công nghệ theo các tiêu chí:
- Hiệu quả xử lý ô nhiễm
- Chi phí kinh tế
- Trình độ công nghệ xử lý
- Phù hợp với điều kiện Việt Nam
- An toàn về môi trường
Cho đến nay, xử lý cuối đường ống vẫn được xem là một công cụ hữu hiệu đối với giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mặc dù nó vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm. Trong tương lai công nghệ xử lý sẽ tập trung vào những công nghệ ít sử dụng hoá chất và ưu tiên đối với áp dụng công nghệ sinh học, bên cạnh đó các công nghệ tiên tiến như màng lọc, ôxy hoá tiên tiến sẽ được quan tâm hơn đối với việc tái sử dụng nước thải.

Minh Tâm
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)