Vấn đề quản lý xây dựng công trình ngầm trong đô thị Việt Nam

Thứ năm, 18/05/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Việc xây dựng, cải tạo và phát triển đô thị, đặc biệt đối với các đô thị lớn, luôn luôn có sự kết hợp chặt chẽ và hữu cơ giữa các công trình trên mặt đất và công trình được xây dựng dưới mặt đất. Tại các đô thị lớn ở Việt Nam, việc quản lý xây dựng công trình ngầm còn rất nhiều vấn đề phải bàn. Kinh nghiệm và bài học trong xây dựng ở các đô thị lớn trên thế giới đều hướng tới việc tìm cách khai thác triệt để không gian ngầm dưới mặt đất, với nhiều mục đích khác nhau.
Xây dựng các công trình ngầm góp phần giải quyết được nhiều lợi ích như
- Nâng cao hiệu quả của quy hoạch tổ chức không gian xây dựng đô thị
- Sử dụng hợp lý quỹ đất xây dựng đô thị để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình công cộng - Giải phóng những công trình phụ trợ khỏi mặt đất.
- Bố trí có hiệu quả các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị
- Giải quyết vấn đề giao thông đô thị
- Tăng cường và bảo vệ môi trường
- Đảm bảo an ninh, quốc phòng
Tuy nhiên, xây dựng công trình ngầm đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn. Chúng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ví dụ: loại công trình ngầm, các điều kiện địa chấtcông trình, thuỷ văn, địa kỹ thuật, quy mô và tính chất đô thị... giá thành xây dựng công trình ngầm hiện nay có thể cao hơn từ 1,5 - 2 lần giá thành xây dựng công trình tương tự trên mặt đất. Tuy nhiên, sự chênh lệch này sẽ giảm khi sử dụng hợp lý các giải pháp quy hoạch, thiết kế, các biện pháp thi công, phương tiện thi công...
Trên thế giới, công trình ngầm đã được phát triển rất phổ biến và xây dựng hiện đại. Một trong những loại công trình ngầm phổ biến được xây dựng đó là hệ thống giao thông ngầm và đến nay đã có hơn 70 đô thị lớn có hệ thống giao thông ngầm. Ở Tokyo - Nhật Bản có hệ thống tàu điện ngầm khá hiện đại với 177 km chiều dài các tuyến khai thác, 164 nhà ga và năm 2002 vận chuyển được 2053 triệu lượt hành khách. Tại Hàn quốc đã hoàn thành khoảng 415 km đường xe điện ngầm ở các thành phố: Seoul, Busan, Daegu, Incheon, hiện nay đường xe điện ngầm được xem như là phương tiện giao thông đáng tin cậy nhất trong các thành phố cực kỳ đông đúc của Hàn Quốc. Tháng7/2004 Bangkok - Thái Lan đã đưa tuyến tàu điện ngầm đầu tiên MRTA Subway vào hoạt động. Đây là tuyến tàu điện ngầm hiện đại được xây dựng bằng các công nghệ tiên tiến nhất và việc đưa vào hoạt động tuyến này đã đáp ứng một phần cơ bản nhu cầu vận chuyển hành khách góp phần quan trọng trong việc giải quyết ùn tắc giao thông của Bangkok đặc biệt vào giờ cao điểm. Tại các thành phố của Nga đã và đang xây dựng rất nhiều công trình ngầm: Đường ô tô, đường đi bộ, đường tàu điện ngầm, gara, bến bãi đỗ xe, nhà ga ngầm..
Ở Việt Nam tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu nghiên cứu hoặc chuẩn bị xây dựng một số tuyến tầu xe điện ngầm, bãi đỗ xe ngầm. Một số các hầm cho người đi bộ đã được xây dựng và đặc biệt nhiều nhà chung cư cao tầng hoặc các trụ sở văn phòng cao tầng đã xây dựng các tầng hầm có thể 1 tầng hoặc nhiều tầng hầm.
Xây dựng ngầm đô thị đang và sẽ phát triển nhưng đến nay việc quản lý xây dựng đang còn là những vấn đề mới và chưa có hệ thống vì vậy việc nghiên cứu và ban hành một vănbản để quản lý là cần thiết.

Những vấn đề về quản lý xây dựng ngầm trong đô thị
Trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành cụm từ: Không gian ngầm, công trình ngầm, tuynen ngầm, tầng hầm, khai thác không gian trên mặt đất, trong lòng đất, dưới mặt đất... được sử dụng tương đối phổ biến, nhưng quy định cụ thể như thế nào để quản lý thì vẫn còn bỏ ngỏ.
Ví dụ:
Luật Đất đai 2003: quy định người sử dụng đất có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất...bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất theo các quy định khác của pháp luật. Các loại giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất không có quy định về quyền sử dụng không gian dưới mặt đất.
Luật Xây dựng:
- Giấy phép xây dựng: Phải có nội dung về diện tích xây dựng công trình, chiều caotừng tầng, chiều cao tối đa toàn công trình. Đối với công trình nhà cao tầng cấp đặc biệt, cấp 1 phải có thiết kế tầng hầm...
- Khi xây dựng, cải tạo các đường phố phải xây dựng hệ thống tuynen ngầm để lắp đặt đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật.
Như vậy cho đến nay, đa số các quy định mới chỉ điều chỉnh những hoạt động trên mặt đất là chủ yếu. Chưa có những văn bản mà phạm vi điều chỉnh liên quan tới các việc như:
- Quyền sử dụng dưới đất đến đâu, quan hệ giữa người sử dụng trên mặt đất với người được quyền sử dụng dưới mặt đất như thế nào? Khi xây dựng công trình ngầm có liên quan đến đất đã được cấp quyền sử dụng thì có trách nhiệm bên sử dụng và bên có công trình đến đâu?

Các quy định về quản lý xây dựng ngầm chưa đầy đủ
- Sử dụng không gian ngầm liên quan tới các công trình xây dựng trên mặt đất, vị trí công trình, chiều sâu, phần ngầm của nhà và công trình thế nào? Việc quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng đô thị: tổ chức các khu chức năng đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ra sao? Việc bảo vệ hành lang an toàn, khoảng cách an toàn giữa các công trình ngầm chưa có.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa có hoặc không đầy đủ
- Chưa nêu được trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan tới quản lý, lưu trữ, cung cấp thông tin về công trình ngầm.

Phân loại và phân cấp công trình xây dựng ngầm trong đô thị
Theo Nghị định 209, các công trình xây dựng nói chung được phân thành 5 loại: Công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và hạ tầng kỹ thuật và tương ứng cũng có 5 cấp công trình cấp đặc biệt, cấp I,I,III,IV. Trong đô thị, việc phân loại công trình xaâ dựng ngầm có thể phải cụ thể hoá hơn, ví dụ:
- Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm bao gồm công trình đường ống: cấp nước, thoát nước, cấp nhiệt, khí và công trình đường dây, cấp điện, thông tin liên lạc, cáp quang...
- Công trình ngầm giao thông đô thị công trình giao thông bao gồm đường ô tô, đường đi bộ, đường tàu điện ngầm, ga tàu điện ngầm, bãi đỗ xe và gara.
- Công trình dân dụng ngầm tổ hợp công trình ngầm đa năng bao gồm các công trình văn hoá, thể thao, thương mại, dịch vụ, văn phòng...
- Các công trình ngầm khác bao gồm cả tầng hầm của các công trình
Việc xây dựng ngầm có tính chất và yêu cầu khác với công trình được xây dựng trên mặt đất, nên việc phân cấp cũng phải có những tiêu chí khác, phải được quy định rõ hơn.

Những nguyên tắc yêu cầu trong quản lý xây dựng ngầm đô thị
- Phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị
- Tuân thủ các tiêu chuẩn; quy chuẩn
- Tuân thủ các quy định về quản lý dự án đầu tư, xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng hiện hành.
- Lựa chọn các giải pháp hợp lý hình khối cho các công trình ngầm và sự kết nối với quần thể kiến trúc của công trình liền kề với mặt đất.
- Đảm bảo các yêu cầu về thông gió, chiếu sáng, cấp thoát nước, phòng chống cháy nổ...
- Bảo đảm an toàn công trình và an toàn cho cộng đồng
- Bảo vệ môi trường
- Kết hợp chặt chẽ với phòng vệ dân sự, an ninh và quốc phòng

Việc quản lý, khai thác, sử dụng công trình ngầm cần
- Quản lý hồ sơ hoàn công công trình ngầm
- Phát hiện sự cố, hư hỏng, có biện pháp sửa chữa khôi phục kịp thời
- Thực hiện chế độ duy tu, bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ
- Hợp đồng với các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng
- Phát hiện và xử lý sai phạm

Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng ngầm
- Lập bản đồ hiện trạng công trình ngầm trong đô thị
- Quy hoạch xây dựng, kế hoạch đầu tư xây dựng ngầm
- Cấp, thu hồi giấy phép xây dựng trong tiêu chuẩn, quy chuẩn
- Hướng dẫn việc xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn
- Đăng ký, cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình
- Lưu trữ hồ sơ, cung cấp thông tin về công trình ngầm
- Các yêu cầu cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ngầm
Quá trình xây dựng và phát triển đô thị lớn trên thế giới đều liên quan đến sử dụng không gian ngầm. Việc xây dựng công trình ngầm đang là một nhu cầu và ngày càng trở nên phổ biến ở nước ta. Để công tác xây dựng đi vào nền nếp có hiệu quả và bảo đảm lợi ích cộng đồng việc quản lý xây dựng cần được nghiên cứu và sớm ban hành tuy nhiên đây là một nội dung rất mới vì vậy bài viết xin nêu một số suy nghĩ bước đầu về các vấn đề trên để trao đổi.

Nguồn tin: T/C Quy hoạch Xây dựng, số 1/2006
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)