Vật liệu chịu lửa – Ký hiệu các đại lượng và đơn vị

Thứ ba, 13/12/2005 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Ký hiệu các đại lượng và đơn vị trong lĩnh vực vật liệu chịu lửa đã được sử dụng thường xuyên trong các cơ sở sản xuất, các cơ quan nghiên cứu, các trường học liên quan đến vật liệu chịu lửa và các cơ quan quản lý nhà nước.
Ở nước ta đã xây dựng được tiêu chuẩn về đại lượng và đơn vị sử dụng chung cho các ngành công nghiệp TCVN 6398: 1999 tương ứng với ISO 31 song còn rất nhiều đại lượng và đơn vị riêng về lĩnh vực vật liệu chịu lửa chưa được tiêu chuẩn hoá, vì việc sử dụng không được thống nhất: Có nơi sử dụng theo tiêu chuẩn Liên Xô cũ, có nơi sử dụng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO...
Các nước trên thế giới như: Nhật, Nga, Châu Âu, Tiêu chuẩn Quốc tế ISO đều đã xây dựng các tiêu chuẩn về ký hiệu các đại lượng và đơn vị chung cho các ngành công nghiệp, riêng ở Nga đã xây dựng tiêu chuẩn về đại lượng và đơn vị riêng cho thí nghiệm trong lĩnh vực vật liệu chịu lửa:
Việc xây dựng tiêu chuẩn về ký hiệu, các đại lượng và đơn vị sẽ giúp cho việc các cơ quan quản lý, các nhà sản xuất, người sử dụng, các cơ quan xuất nhập khẩu, các cơ sở liên doanh hợp tác với nước ngoài thuận tiện trong việc sử dụng một cách thống nhất các đại lượng và đơn vị trong lĩnh vực vật liệu chịu lửa.
Nội dung dự thảo tiêu chuẩn:
Dự thảo tiêu chuẩn gồm các phần sau:
1. Tên tiêu chuẩn:
Đặt tên cho tên tiêu chuẩn là việc rất cần thiết trong xây dựng tiêu chuẩn. Tên của tiêu chuẩn phải phản ánh được toàn bộ nội dung của tiêu chuẩn
Tên của tiêu chuẩn dự án dự kiến là:
Vật liệu chịu lửa – Ký hiệu các đại lượng và đơn vị
Gọi theo Tiếng Anh là Refractories – Quantities symbols and units.
Tên gọi trên phản ánh được đầy đủ nội dung của tiêu chuẩn.
2. Phạm vi và đối tượng của tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn này quy định ký hiệu các đại lượng và đơn vị sử dụng trong lĩnh vực vật liệu chịu lửa.
Là căn cứ khoa học cho các cơ sở sản xuất và sử dụng vật liệu chịu lửa trên cả nước. Đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý, các tài liệu tra cứu, các nhà kỹ thuật, các đối tượng nghiên cứu, các cơ sở sản xuất nhập khẩu và các cơ sở liên doanh hợp tác với nước ngoài sử dụng trong các định mức kỹ thuật đối với vật liệu này.
3. Những nội dung chính:
Sau khi nghiên cứu hệ thống tiêu chuẩn các các nước trong khu vực và thế giới thấy rằng: ở các nước có nền công nghiệp phát triển mạnh nhưNga GOST, Nhật JIS, Châu Âu và tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế ISO... đều có tiêu chuẩn về ký hiệu các đại lượng và đơn vị dùng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nhìn chung các tiêu chuẩn này đều được xây dựng trên tiêu chuẩn Quốc tế ISO 31 và các tiêu chuẩn ISO về vật liệu chịu lửa và các ngành khoa học kỹ thuật khác.
Qua tham khảo cách xây dựng đại lượng và các đơn vị của các nước thì mỗi nước có một cách xây dựng riêng phù hợp với thực tế sử dụng và sản xuất của nước mình nhưng nhìn chung các nước đều sử dụng ký hiệu đại lượng giống nhau chỉ khác một số đơn vị chuyển đổi tương đương. Với tình hình thực tế của Việt Nam và để tương đương với các tiêu chuẩn về đại lượng và đơn vị sử dụng trong lĩnh vực vật liệu chịu lửa trên thế giới, nhóm dự án dựa trên các tài liệu, tiêu chuẩn trên để xây dựng tiêu chuẩn.
Dự kiến tên tiêu chuẩn Vật liệu chịu lửa – Ký hiệu các đại lượng và đơn vị gồm 74 đại lượng và đơn vị. Các đại lượng này đại diện các tính chất về cơ - lý - hoá - nhiệt thường sử dụng trong lĩnh vực vật chịu lửa.
Tên bằng Tiếng Việt các đại lượng được sắp xếp theo vần abc... Bảng đại lượng nằm ở trang bên trái tương ứng là bảng các đơn vị trang bên phải.
3.1 Bảng đại lượng
Những đại lượng trong tiêu chuẩn này được đưa ra cùng với ký hiệu của chúng, có trường hợp cả định nghĩa và công thức tính. Những định nghĩa này được đưa ra chủ yếu để nhận biết; không nhất thiết là định nghĩa đầy đủ.
3.2 Bảng đơn vị
Đơn vị của các đại lượng được đưa ra cùng với các ký hiệu quốc tế và hệ số chuyển đổi tương đương của các đơn vị.
Đơn vị sử dụng trong tiêu chuẩn này là hệ đơn vị quốctế SI.
4. Ban hành tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn này đã được thông qua Hội đồng Khoa học Bộ Xây dựng và đã được ban hành cấp ngành xây dựng TCXDVN năm 2004.

Nguồn tin: Thông tin Khoa học Công nghệ Vật liệu Xây dựng, số 1/2005
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)